Khi bắt đầu đợt dịch này, nhiều công ty đã lựa chọn phương án "ba tại chỗ" vì nhận thấy có rất nhiều lợi ích. Nhân viên làm việc tại chỗ, dễ tăng ca, tỷ lệ nghỉ việc thấp nên dây chuyển sản xuất ít gián đoạn, doanh nghiệp có thể giao hàng đúng hạn, đảm bảo sản xuất.
Vấn đề của doanh nghiệp lúc này chỉ phải chịu tăng chi phí ăn ở, test định kỳ cho cán bộ công nhân viên và phải luôn theo dõi sát sao để phòng chống dịch. Tuy nhiên, tôi thấy hiện nay nhiều doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn.
Tôi cho rằng, nguyên nhân bởi nhiều doanh nghiệp chưa có tầm nhìn dài hạn. Họ tin rằng, với thực tiễn chống dịch trước đây thì đợt dịch này cũng sẽ nhanh chóng được kiểm soát, không kéo dài. Tuy nhiên, thực tế giãn cách kéo dài, chi phí "ba tại chỗ", đặc biệt là xét nghiệm, đang là gánh nặng cho doanh nghiệp.
>> Ma trận 'thẻ xanh Covid-19'
Việc chuyển đổi từ không Covid sang sống chung với dịch được cho là phương án tối ưu hiện nay. Các doanh nghiệp còn làm được ba tại chỗ tức là có đơn hàng, có nguồn thu và có thể lo được cho công nhân. Họ chỉ cần vaccine và phương pháp quản lý chống dịch hiểu quả để bớt chi phí hơn thôi.
Tôi xin đưa ra đề xuất:
1. Ưu tiên đặc biệt tiêm vaccine cho toàn bộ công nhân 3 tại chỗ trước.
2. Các quy định về sản xuất, "ba tại chỗ" khi ban hành cần nhất quán, tránh thay đổi liên tục. Các doanh nghiệp sẽ dần thích nghi để phù hợp với hoạt động sản xuất. Nếu các quy định thay đổi liên tục chỉ làm thêm rối.
3. Việc triển khai xét nghiệm nên làm tại nhà xương, công ty. Doanh nghiệp sẽ chủ động vấn đề xét nghiệm này và chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, cần bắt buộc xét nghiệm PCR với nhân viên hết "ba tại chỗ", chuẩn bị về nhà, để đảm bảo an toàn. Như vậy, doanh nghiệp sẽ chủ động thời gian, số lượng xét nghiệm.
Cho các đơn vị y tế tư nhân tham gia, làm đến đâu chắc đến đó, 100% dân số đang trong độ tuổi lao động và đạt yêu cầu về sức khỏe phải được xét nghiệm sàng lọc và được tiêm ngay lập tức.
Pham Anh Duong
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.