Tôi là một người có kinh nghiệm làm việc văn phòng nhiều năm. Vì nhiều lý do nên tôi bị mất việc, phải ngồi nhà từ năm ngoái đến nay. Tất nhiên là tôi có nộp CV xin việc ở nhiều nơi, nhưng tất cả đều có chung một kết quả, đó là không nơi nào chấp nhận tôi cả.
Lý do khá đơn giản: "Vì tôi đã quá 45 tuổi". Thực tế, tôi đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của các công ty mình ứng tuyển và bản thân cũng không đòi hỏi mức lương cao.
Ở nhà mãi sợ bị trầm cảm, trong khi lại không thể xin được công việc đúng chuyên môn ở tuổi này. Cuối cùng, tôi phải xin đi làm thêm một công việc chân tay. Đó là vị trí nhân viên bán bánh ngọt và cà phê ở một quán gần nhà. Lương họ trả cho tôi chỉ 6 triệu đồng một tháng, làm theo ca hơn 8 tiếng một ngày, mỗi tháng chỉ có hai ngày nghỉ. Nghĩa là tôi phải làm liên tục hai tuần mới có một ngày được nghỉ.
>> 8X không xin nổi việc dù lương mong muốn chỉ hơn Gen Z 5 triệu đồng
Ban đầu, tôi tự an ủi mình rằng "thôi coi như đi làm vì đam mê vậy'. Nhưng rồi, tôi sực nhớ ra rằng, làm việc kiểu đó thì lương không đủ cho tôi bồi dưỡng, tái tạo năng lượng để tiếp tục, chứ đừng nói nhỡ không may quá sức, lăn ra bệnh thì có khi chỉ đủ trả vài ngày nằm viện.
Có nhiều công ty khi thiếu lao động mới tìm đến những người ở tuổi trung niên như một cứu cánh. Đến khi dồi dào nguồn lao động, họ lại tìm cách sa thải công nhân viên lớn tuổi đầu tiên dù có khi họ làm việc gấp ba lần người mới. Vì các doanh nghiệp sợ phải trả lương thâm niên cao hơn so với lao động trẻ.
Chúng ta cứ nói nhiều đến chuyện ngăn người lao động rút BHXH một lần trước tuổi nghỉ hưu, nhưng thử hỏi, ở chiều ngược lại, việc làm của người lao động lớn tuổi đã được đảm bảo cho đến tuổi hưu hay chưa?
- Tuổi 30 'khó xin việc vì Gen Z'
- 'U30 đi xin việc bị chê già'
- 'Gen Z bị chê non, 8X bị chê già'
- 'Tuổi 40 xin việc vì bị chê già'
- Nỗi lo bị sa thải ở tuổi 40
- Xin việc tuổi 34 nhưng không nơi nào chịu nhận