Áp lực chốt lời cổ phiếu vốn hóa lớn khiến VN-Index đảo chiều giảm mạnh trong 30 phút cuối, sụt gần 10 điểm và cắt đứt chuỗi tăng 7 phiên liên tục.
LDG chốt phiên đầu tuần tại 5.520 đồng, nối dài mạch tăng trần để đưa thị giá lên gấp đôi so với cách đây khoảng nửa tháng.
Dòng tiền vẫn rót mạnh vào cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán và bất động sản giúp VN-Index kéo dài chuỗi tăng 7 phiên, lên 1.470 điểm.
Theo nhiều công ty chứng khoán, đà tăng của VN-Index có thể tiếp diễn nhờ thanh khoản cao và khối ngoại mua ròng nhưng vẫn lưu ý áp lực chốt lời.
Cổ phiếu bất động sản tăng gấp rưỡi trong nửa đầu năm nhưng nhiều quỹ mở nắm giữ tỷ trọng thấp do phải sàng lọc và đề phòng rủi ro.
Kỳ vọng nâng hạng thị trường cùng dòng tiền xuất hiện là những nguyên nhân được chuyên gia lý giải cho đà mua ròng của khối ngoại.
Chuyên gia Dragon Capital xem việc vượt đỉnh trong chứng khoán là chuyện rất bình thường, nếu chốt lời quá sớm sẽ bỏ lỡ tiềm năng tăng trưởng dài lâu.
Cổ phiếu của Ngân hàng Việt Á sẽ chính thức giao dịch tại HoSE từ 22/7 với giá tham chiếu 14.250 đồng.
Nhóm bất động sản còn tiềm năng trưởng nửa cuối năm khi dòng tiền sẽ chuyển dịch sang các công ty vốn hóa trung bình, theo các chuyên gia.
Chuyên gia khuyên nhà đầu tư nên nâng điểm chốt lời theo thị trường khi VN-Index đang trở lại vùng đỉnh, hoặc chia nhỏ cổ phiếu để bán từng đợt.
VN-Index đóng phiên cuối tuần với mức tăng hơn 12 điểm nhưng chủ yếu nhờ nhóm cổ phiếu trụ khi thị trường rơi vào trạng thái "xanh vỏ, đỏ lòng".
Chứng khoán Việt Nam vừa được JP Morgan nâng lên mức tăng tỷ trọng (OW), tức khuyến nghị mua hoặc nắm tỷ trọng cao hơn.
VIC tím trần cùng nhiều cổ phiếu bất động sản tăng giá tốt giúp VN30-Index đóng cửa gần 1.570 điểm, tiến sát đỉnh lịch sử hồi tháng 11/2021.
Giới chuyên gia cho rằng thị trường đã vượt qua cú sốc và nỗi sợ về thuế quan nhưng cần lưu ý rủi ro khi chứng khoán lập đỉnh.
Chuyên gia nhận định VN-Index còn dư địa tăng trưởng, nhưng tùy mức độ chấp nhận rủi ro, nhà đầu tư có thể giải ngân ngay hoặc chờ nhịp điều chỉnh kỹ thuật.
Nhà đầu tư trong và ngoài nước đồng loạt rót tiền vào chứng khoán, giúp thanh khoản vọt lên 34.820 tỷ đồng, cao nhất từ trong 3 tháng.
Nhiều chuyên gia dự báo VN-Index có thể tái lập đỉnh lịch sử 1.528 điểm trong năm nay, tức tăng 7% so với hiện tại, dù khó tránh nhiều nhịp điều chỉnh kỹ thuật.
Các mã vốn hóa lớn như VJC, HPG, SSI thay nhóm ngân hàng để thành lực đẩy, giúp VN-Index đi lên 3 phiên liên tiếp.
VN-Index tăng vọt trong phiên đầu tuần, vượt mốc tâm lý 1.400 điểm khi hàng loạt cổ phiếu ngân hàng "dậy sóng".
DNSE đạt 17,33% thị phần môi giới chứng khoán phái sinh trong quý II, giữ vững vị trí top 2 toàn thị trường, theo báo cáo của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Các quỹ mở ghi nhận hiệu suất âm do danh mục thiếu cổ phiếu dẫn dắt thị trường, trong khi một số quỹ đang cải thiện nhờ chiến lược linh hoạt.
Khối ngoại xả hàng 5 trong 6 tháng đầu năm với tổng giá trị rút vốn khoảng 40.700 tỷ đồng, nối dài trạng thái bán ròng liên tục từ 2023 đến nay.
Nửa đầu năm, 10 công ty chứng khoán lớn nhất chia nhau 68,4% thị phần môi giới trên sàn TP HCM, trong đó SSI tăng mạnh nhất, còn Vietcap là công ty duy nhất thăng hạng.
Trong phiên chứng khoán tăng trở lại hơn 5 điểm, sắc xanh lan tỏa nhưng lực cầu chưa cao, cổ phiếu FPT dẫn dắt thị trường với thanh khoản lớn.
Sau 4 phiên tích lũy liên tục, chứng khoán chiều chịu áp lực bán cuối ngày, đẩy VN-Index đóng cửa giảm gần 3 điểm với thanh khoản bùng nổ.
Lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán kỳ vọng thị trường Việt Nam được nâng hạng trong kỳ đánh giá tháng 9, sau hàng loạt giải pháp đáp ứng yêu cầu từ các tổ chức đánh giá.
Các mã VIX, HCM, FTS, CTS đồng loạt tăng kịch trần khi chứng khoán tiếp tục lập đỉnh mới trong năm, tiến gần 1.385 điểm.
Bầu Đức kỳ vọng Hoàng Anh Gia Lai sẽ đạt lợi nhuận 2.500 tỷ đồng năm nay, nhờ giá chuối cao, sầu riêng cho thu hoạch và thu nhập bất thường trong quý III.
Quỹ mở dễ tiếp cận tùy theo tài chính có sẵn, chuyển tiền nhàn rỗi thành vốn dài hạn, góp phần xây dựng tài chính cá nhân hiệu quả và bền vững, theo chuyên gia Dragon Capital.