Câu chuyện dạy và học online vẫn gây ra nhiều tranh luận trái chiều sau một tuần áp dụng vào đầu năm học này. Nhiều giáo viên lo chưa làm quen được phương pháp dạy mới, nhiều phụ huynh lo không đáp ứng được các yêu cầu trang thiết bị cơ bản cho con em mình, nhiều học sinh lo hụt kiến thức khi phải học online thời gian dài... Đó là những băn khoăn, trăn trở của xã hội khi việc học online được triển khai trên phạm vi cả nước.
Thế nhưng, không phải ai cũng có cái nhìn hoài nghi về phương pháp học tập mới mẻ này. Nhiều người chỉ ra những điểm ưu việt của học trực tuyến, đồng thời tự tin vào hiệu quả mà hình thức này mang lại:
Từ ngày 8/9, gần 700.000 học sinh THCS, THPT bắt đầu học chương trình năm học mới sau một tuần tập trung bằng trực tuyến. Trong khi đó, khoảng 680.000 học sinh tiểu học đang trong tuần làm quen với hình thức này. Trải qua ba năm liên tiếp việc học bị gián đoạn vì Covid-19, phải học online, nhiều học sinh cuối cấp, đặc biệt là các em lớp 12, lo không đủ kiến thức cho kỳ thi tốt nghiệp THPT.
>> Tôi không chấp nhận con học online bằng smartphone
Chia sẻ của một học sinh đang theo học online ở bậc THPT:
Nhiều người khác lại có cái nhìn tích cực khi đứng từ góc độ phụ huynh có con đang học online:
>> Lớp 2 phải học online buổi tối
Trong công điện về tổ chức dạy học ứng phó với diễn biến Covid-19 ngày 10/9, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các địa phương hướng dẫn nhà trường tổ chức dạy học linh hoạt thông qua hình thức trực tiếp, trực tuyến hoặc trên tuyền hình với thời lượng hợp lý, theo hướng dẫn tinh giản nội dung của Bộ. Những nơi đang giãn cách xã hội và không tổ chức dạy học trực tiếp phải dạy học trực tuyến kết hợp dạy học trên truyền hình nội dung lý thuyết, hướng dẫn học sinh khai thác hiệu quả sách giáo khoa để học tập. Đồng thời, không kiểm tra, đánh giá định kỳ cho đến khi học sinh đến trường.
Việt Thành tổng hợp
>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.