VnExpress Khoa học

Hệ thống phần mềm AI nhận diện khuôn mặt VKIST

Hệ thống phần mềm AI nhận diện khuôn mặt VKIST
 
 

Đơn vị: Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc, Bộ Khoa học và Công nghệ

Mô tả sản phẩm: Công nghệ nhận diện khuôn mặt là một công nghệ sinh trắc học ánh xạ các đặc điểm khuôn mặt của một cá nhân về mặt toán học và lưu trữ dữ liệu dưới dạng faceprint (dấu khuôn mặt), cho phép nhận dạng một người cụ thể từ ảnh hoặc 1 đoạn video. Công nghệ nhận diện khuôn mặt của VKIST được phát triển dựa trên công nghệ học sâu tích hợp công nghệ mô hình hoá khuôn mặt ba chiều và biến đổi vec-tơ nhúng DREAM cho phép nhận diện khuôn mặt trong điều kiện bị che lấp bởi khẩu trang hay các phụ kiện, khuôn mặt không ở vị trí chính diện so với camera... Bên cạnh đó, mô hình AI trong hệ thống nhận diện khuôn mặt của VKIST được huấn luyện lại bằng cách thêm dữ liệu ảnh khuôn mặt của người Việt Nam thu được với hệ thống chụp hình ảnh khuôn mặt đa góc hợp tác giữa VKIST và KIST để tăng độ chính xác khi nhận diện.

Chức năng: Hệ thống phần mềm có giao diện thân thiện được thiết kế để chạy trên đám mây có khả năng:

(1) Nhận diện khuôn mặt với tập dữ liệu khoảng +100 người độ chính xác 99%, (2) Tăng khả năng nhận diện trong trường hợp dữ liệu ảnh đầu vào khuôn mặt có góc nghiêng

(3) "Bóc" phần bị che khuất, bởi khẩu trang hay kính mắt, làm dữ liệu ảnh đầu vào cho hệ thống nhận diện chính xác đối tượng.

Ứng dụng: Công nghệ nhận diện khuôn mặt có thể được ứng dụng để phục vụ điểm danh trong cơ quan hay các trường học, kiểm soát vào ra, theo dõi đối tượng... Hiện tại VKIST đang triển khai thử nghiệm trên phần mềm điểm danh và đã thử nghiệm ở trường mầm non hỗ trợ quản lý học sinh.

Liên hệ

Cơ quan chỉ đạo
Bộ Khoa học và Công nghệ
113 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Đơn vị thực hiện
Báo điện tử VnExpress
Tầng 5 - Tòa nhà FPT - số 17 Duy Tân, Dịch Vọng Hâu, Cầu Giấy, Hà Nội
https://ai4vn.vnexpress.net/
Diễn giả

GS.TS. Nguyễn Thanh Thủy

Trưởng phòng Thí nghiệm Mục tiêu Trí tuệ nhân tạo, Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) Chủ tịch FISU

Đầu năm 2021, Chính phủ Việt Nam đã ban hành chiến lược quốc gia về nghiên cứu phát triển và ứng dụng TTNT đến năm 2030 (QĐ 127/QĐ-Ttg ngày 26/1/2021 của Thủ tưởng chính phủ). Chiến lược được ban hành với hy vọng tạo ra cú huých cho sự phát triển TTNT của Việt nam, góp phần phát triển kinh tế xã hội và từng bước đưa Việt nam trở thành những điểm sáng về TTN trong khu vực. Tuy nhiên, cũng phải nhận thấy rằng, đây là một quá trình dài kỳ, phức tạp và rất cần sự thông suốt về thông tin trong thực hiện bởi tất cả các bên liên quan.