Nằm ở số 58 Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng, hàng bánh giò được bà Trần Thị Mai, 63 tuổi (ảnh), tiếp nối nghề của bố mẹ và bán từ năm bà 11 tuổi. Đến nay hàng bánh giò đã được 52 năm.
Nằm ở số 58 Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng, hàng bánh giò được bà Trần Thị Mai, 63 tuổi (ảnh), tiếp nối nghề của bố mẹ và bán từ năm bà 11 tuổi. Đến nay hàng bánh giò đã được 52 năm.
Từ 10h mỗi ngày, con gái bà Mai bắt đầu dọn hàng và mở bán. Đến 14h, chị gái bà Mai thay ca và bắt đầu từ 16h, bà Mai mới ra quán, phụ trách bán chính.
Hàng bánh giò nằm trên vỉa hè, gần ngã tư giao giữa đường Ngô Thì Nhậm và Trần Xuân Soạn, cạnh một quán cà phê. Phía trước chỗ ngồi của bà Mai bày một chiếc bàn nhỏ đựng giò lụa, giò bò. Phía sau đặt hai thùng xốp đựng bánh giò bà Mai tự làm tại nhà.
Từ 10h mỗi ngày, con gái bà Mai bắt đầu dọn hàng và mở bán. Đến 14h, chị gái bà Mai thay ca và bắt đầu từ 16h, bà Mai mới ra quán, phụ trách bán chính.
Hàng bánh giò nằm trên vỉa hè, gần ngã tư giao giữa đường Ngô Thì Nhậm và Trần Xuân Soạn, cạnh một quán cà phê. Phía trước chỗ ngồi của bà Mai bày một chiếc bàn nhỏ đựng giò lụa, giò bò. Phía sau đặt hai thùng xốp đựng bánh giò bà Mai tự làm tại nhà.
Bà Mai cho biết tất cả các nguyên liệu của món bánh giò đều do gia đình bà tự làm. Vỏ bánh làm từ bột gạo tẻ thơm lọc kỹ, xay nhuyễn, hòa với nước rồi nấu trên lửa đến khi chín tới. Sau khi nhấc nồi xuống phải tiếp tục khuấy đều nồi bột một lúc nữa, gọi là công đoạn "giáo bột".
"Giáo bột" là khâu khó và đòi hỏi thể lực, sự dẻo dai của đôi tay khi người làm phải dùng những chiếc đũa bản to khoảng 5 cm để đảo đều một lượng bột lớn, sánh, đặc trong nồi. Công đoạn này thường do con trai và cháu trai bà Mai phụ trách. Đây cũng là công đoạn tạo nên vỏ bánh giò mềm, dẻo, đặc trưng của quán bà với các hàng, quán khác ở Hà Nội.
Bà Mai cho biết tất cả các nguyên liệu của món bánh giò đều do gia đình bà tự làm. Vỏ bánh làm từ bột gạo tẻ thơm lọc kỹ, xay nhuyễn, hòa với nước rồi nấu trên lửa đến khi chín tới. Sau khi nhấc nồi xuống phải tiếp tục khuấy đều nồi bột một lúc nữa, gọi là công đoạn "giáo bột".
"Giáo bột" là khâu khó và đòi hỏi thể lực, sự dẻo dai của đôi tay khi người làm phải dùng những chiếc đũa bản to khoảng 5 cm để đảo đều một lượng bột lớn, sánh, đặc trong nồi. Công đoạn này thường do con trai và cháu trai bà Mai phụ trách. Đây cũng là công đoạn tạo nên vỏ bánh giò mềm, dẻo, đặc trưng của quán bà với các hàng, quán khác ở Hà Nội.
Nhân bánh giò được làm từ thịt băm nhỏ trộn mộc nhĩ, nấm hương, hạt tiêu, xào chín tới.
Bột bánh sau khi để nguội, múc ra đổ lên lớp lá chuối tươi đã được cắt, rửa sạch, thêm nhân thịt vào giữa rồi gói lại, luộc trong khoảng hơn nửa tiếng. Nếu luộc chưa đủ thời gian, mỡ từ nhân bánh chưa ngấm đến phần vỏ gạo để tạo nên độ mướt và béo ngậy của vỏ bánh. Nếu luộc chín quá, vỏ bánh bị nồng hơi và nhân bánh bị khô, rời rạc, bà Mai cho biết.
Nhân bánh giò được làm từ thịt băm nhỏ trộn mộc nhĩ, nấm hương, hạt tiêu, xào chín tới.
Bột bánh sau khi để nguội, múc ra đổ lên lớp lá chuối tươi đã được cắt, rửa sạch, thêm nhân thịt vào giữa rồi gói lại, luộc trong khoảng hơn nửa tiếng. Nếu luộc chưa đủ thời gian, mỡ từ nhân bánh chưa ngấm đến phần vỏ gạo để tạo nên độ mướt và béo ngậy của vỏ bánh. Nếu luộc chín quá, vỏ bánh bị nồng hơi và nhân bánh bị khô, rời rạc, bà Mai cho biết.
Một suất bánh giò tại quán bà Mai có giá 30.000 đồng, bao gồm một bánh giò và một trong ba loại topping là chả cốm, giò bò hoặc giò lụa tùy khách lựa chọn. Nếu có sức ăn tốt, thực khách có thể gọi một suất bánh giò đầy đủ ba loại topping với giá 45.000 đồng.
Sau khi khách gọi món, bà Mai gỡ bánh giò rồi mới bắt đầu thái chả hoặc giò. Chả cốm được chiên nóng lại tại quán bằng nồi dầu đặt trên bếp, cạnh quầy hàng.
Một suất bánh giò tại quán bà Mai có giá 30.000 đồng, bao gồm một bánh giò và một trong ba loại topping là chả cốm, giò bò hoặc giò lụa tùy khách lựa chọn. Nếu có sức ăn tốt, thực khách có thể gọi một suất bánh giò đầy đủ ba loại topping với giá 45.000 đồng.
Sau khi khách gọi món, bà Mai gỡ bánh giò rồi mới bắt đầu thái chả hoặc giò. Chả cốm được chiên nóng lại tại quán bằng nồi dầu đặt trên bếp, cạnh quầy hàng.
Điểm xuyết cho đĩa bánh giò là dưa chuột muối, tương ớt và xì dầu để dậy vị. Trung bình một ngày, bà bán được khoảng 400 - 500 đĩa bánh.
Điểm xuyết cho đĩa bánh giò là dưa chuột muối, tương ớt và xì dầu để dậy vị. Trung bình một ngày, bà bán được khoảng 400 - 500 đĩa bánh.
Vỏ bánh ngoài cùng có màu xanh nhạt nhuộm từ lá chuối. Lớp bên trong có màu trắng, đặc của bột gạo, vị bùi. Chả cốm thơm, dẻo, giò bò, giò lụa thái miếng vị ngọt, bùi được xếp xung quanh đĩa bánh.
Khi ăn gỡ lớp vỏ bánh ở giữa ra là nhân thịt, mộc nhĩ, nấm hương đầy đặn, vị béo, ngậy, thơm mùi tiêu. Tất cả được phủ một lớp "tương ớt đặc biệt" nhà làm, có màu cam bắt mắt và vị hăng, cay nhẹ. Thực khách cũng có thể nêm nếm thêm xì dầu.
Vỏ bánh ngoài cùng có màu xanh nhạt nhuộm từ lá chuối. Lớp bên trong có màu trắng, đặc của bột gạo, vị bùi. Chả cốm thơm, dẻo, giò bò, giò lụa thái miếng vị ngọt, bùi được xếp xung quanh đĩa bánh.
Khi ăn gỡ lớp vỏ bánh ở giữa ra là nhân thịt, mộc nhĩ, nấm hương đầy đặn, vị béo, ngậy, thơm mùi tiêu. Tất cả được phủ một lớp "tương ớt đặc biệt" nhà làm, có màu cam bắt mắt và vị hăng, cay nhẹ. Thực khách cũng có thể nêm nếm thêm xì dầu.
Anh Tuấn (ảnh) là khách quen của quán đã hơn 10 năm. Đối với anh, bánh giò là món quà chiều yêu thích và có thể ăn quanh năm. Trung bình một tuần, anh ghé quán khoảng 4 - 5 lần.
"Từ bánh giò đến giò, chả đều do chủ quán tự làm, gia truyền nên hương vị tươi, ngon, đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt vỏ bánh ở đây làm mềm, dẻo, tan ra trong miệng", anh nói.
Anh Tuấn (ảnh) là khách quen của quán đã hơn 10 năm. Đối với anh, bánh giò là món quà chiều yêu thích và có thể ăn quanh năm. Trung bình một tuần, anh ghé quán khoảng 4 - 5 lần.
"Từ bánh giò đến giò, chả đều do chủ quán tự làm, gia truyền nên hương vị tươi, ngon, đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt vỏ bánh ở đây làm mềm, dẻo, tan ra trong miệng", anh nói.
Quán bà Mai là địa chỉ tin cậy của nhiều thực khách từ trẻ tuổi, trung tuổi đến lớn tuổi. Không chỉ khách địa phương, khách du lịch các tỉnh khác và khách ngoại quốc cũng tìm đến quán để thưởng thức bánh giò.
Quán bà Mai là địa chỉ tin cậy của nhiều thực khách từ trẻ tuổi, trung tuổi đến lớn tuổi. Không chỉ khách địa phương, khách du lịch các tỉnh khác và khách ngoại quốc cũng tìm đến quán để thưởng thức bánh giò.
Giờ cao điểm của quán là từ 12h đến 13h30 và từ 16h - 18h. Quán thường đông khách vào ngày thường hơn cuối tuần.
Vì nằm ở ngã tư nên khung giờ cao điểm của quán cũng là giờ lượng xe lưu thông lớn. Việc di chuyển đến quán và tìm chỗ để xe khá bất tiện do quán nằm ở vỉa hè, không có khu vực để xe riêng.
Quán phục vụ được khoảng 20 - 25 khách cùng một lúc. Nếu đến vào giờ cao điểm, thực khách sẽ phải chờ đợi.
Giờ cao điểm của quán là từ 12h đến 13h30 và từ 16h - 18h. Quán thường đông khách vào ngày thường hơn cuối tuần.
Vì nằm ở ngã tư nên khung giờ cao điểm của quán cũng là giờ lượng xe lưu thông lớn. Việc di chuyển đến quán và tìm chỗ để xe khá bất tiện do quán nằm ở vỉa hè, không có khu vực để xe riêng.
Quán phục vụ được khoảng 20 - 25 khách cùng một lúc. Nếu đến vào giờ cao điểm, thực khách sẽ phải chờ đợi.
Bài và ảnh: Quỳnh Mai
- Cẩm nang du lịch Hà Nội
- 10 món ăn vặt bình dân vào mùa đông ở Hà Nội
- Hàng chè sắn nóng của cụ bà 82 tuổi gần hồ Gươm
- Hàng bánh chưng rán mỡ gà hơn 30 năm ở phố cổ Hà Nội
- Hàng bánh đúc nóng Hà Nội hơn 20 năm đắt khách ngày lạnh