Thời gian gần đây câu chuyện sốt đất từ nông thôn đến thành phố và nhiều người đổi đời vì sốt đất đang rất được quan tâm và bình luận. Một bà lão sống nghèo khổ bao đời nay trên mảnh đất mấy ngàn mét vuông nay bỗng chốc bán được vài tỷ xây nhà cửa và có tiền cho con cháu, còn bà từ nay không phải làm lụng vất vả nữa.
Người có nhiều đất thì vui mừng, người không có đất thì bất an lo lắng cho tương lai. Đất đai là tài nguyên hữu hạn. Đất đai còn là nguồn lực đầu tiên và quan trọng nhất để phát triển.
Như vậy việc giá đất tăng liên quan tới phát triển là đúng quy luật. Nói như vậy là chúng ta phải vui mừng vì đất đai có giá, vì đất nước ta có nhiều nguồn đầu tư để phát triển nên đất mới tăng. Hạ tầng đang được đầu tư mạnh để đón các nhà đầu tư nước ngoài đến làm ăn sinh sống.
Hiện nay không chỉ các thành phố lớn phát triển mà các khu công nghiệp đã được xây dựng ở các làng quê tạo công ăn việc làm cho nhiều người không phải ly hương. Trở lại câu chuyện sốt đất là do "cò" mua đi bán lại nhiều lần gây nhiễu loạn chắc chắn chính quyền sẽ có biện pháp ngăn chặn để giá đất phải đúng với giá trị của nó.
Nhưng chắc chắn đất ở vùng đã phát triển, đang phát triển và sẽ phát triển không thể có giá rẻ nữa mà nó phải tăng theo đúng quy luật thôi.
Tôi nghĩ nước nào đầu tư phát triển mạnh cũng phải có sốt đất, ví dụ như Singapore hay Hồng Kông cũng vậy. Ngày xưa họ vốn cũng chỉ là là làng chài nghèo. Vị trí địa lý của họ khá thuận lợi về giao thương nên người giàu khắp thế giới đổ tiền vào đầu tư nên họ mới được như ngày nay.
Nhiều người đầu tư sản xuất, thương mại thì đất phải tăng giá, nhiều người đổ xô đến làm ăn thì đất cũng phải tăng giá. Những người có tiền họ đổ vào mua đất đón đầu cơ hội làm giàu cũng từ đây mà ra.
Xét như vậy thì thấy là Việt Nam mình cũng không đi ngoài quy luật là mình đang trên đà phát triển nhanh chóng về công nghiệp và dịch vụ kéo theo đất tăng chóng mặt cũng không có gì lạ.
>> 'Cần đánh thuế bất động sản thứ hai bỏ hoang'
Thời kỳ này của chúng ta là đang từ một nước nông nghiệp chuyển dần sang một nước công nghiệp và dịch vụ phát triển. Trước đây chúng ta cũng rất muốn phát triển nhanh chóng như vậy nhưng chưa đủ nguồn lực nên các dự án mới nằm trên giấy gây ra các dự án treo rất nhiều tới 20 -30 năm.
Nay nguồn lực đầu tư đã có nên hạ tầng phát triển mạnh vì thế kéo theo các dự án bất động sản thương mại, bất động sản nhà ở, bất động sản công nghiệp, bất động sản nghỉ dưỡng phát triển ở khắp nơi là một tín hiệu đáng mừng. Cơn sốt đất sẽ hạ nhiệt và người dân không còn "vùi tiền trong đất" nữa khi Việt Nam đã phát triển như Singgapore.
Hong Nhung
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.