Xung quanh "Hai phương án đường sắt tốc độ cao", nhiều độc giả VnExpress đặt dấu hỏi về hiệu quả kinh tế với phương án xây mới tuyến đường sắt cao tốc 350 km/h:
Giá vé tàu bây giờ có nhiều thời điểm còn cao hơn giá vé máy bay, thử hỏi với mức đầu tư cho tàu 350 km/h lớn như vậy nữa thì giá tàu sẽ như thế nào? Tôi tin chắc chắn sẽ là tương đương hoặc cao hơn máy bay, có như vậy thì mới bù lại được khoản đầu tư khủng. Ngay cả ở Nhật Bản, tàu cao tốc 350 km/h cũng rất ít khách đi vì giá vé quá cao. Hơn nữa, công nghệ tàu dưới 200 km/h Việt Nam đã có thể tự làm chủ được và tỷ lệ nội địa hóa cao hơn rất nhiều so với tàu 350 km/h khi cái gì cũng phải phụ thuộc nước ngoài. Giống như gia đình bạn kinh tế bình thường mà cái gì cũng muốn hàng hiệu, giá cao, trong khi lợi ích kinh tế thì có thể không bằng.
Cứ nhìn BRT là thấy, mấy ai đi mặc dù nó tiện lợi vậy? Làm tàu 350km/h, ta sẽ phải phụ thuộc hoàn toàn vào công nghệ của nước ngoài. Lúc đấy, họ đẩy giá cao lên, chi phí sau này để vận hành sẽ cực lớn. Ngay như Nhật Bản cũng vẫn phải bù lỗ, mặc dù họ tự chủ được công nghệ. Giá vé cao vậy có cạnh tranh được với hàng không giá rẻ không? Làm toàn tuyến mở rộng ra khổ 1.45 mm theo chuẩn quốc tế, kết nối được các hệ thống, vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt sẽ cạnh tranh được với đường bộ. Vấn đề là chọn nhà thầu nào uy tín.
Tôi thấy những người ủng hộ phương án tàu 350 km/h chủ yếu là những người chưa trải nghiệm tàu Shinkanshen của Nhật Bản, hoặc là những người rất giàu có. Chứ tôi thấy người Nhật vận hành Shinkanshen mấy chục năm trời vẫn còn phải bù lỗ (mặc dù họ làm chủ công nghệ chứ không phải đi mua), giá vé còn đắt hơn cả máy bay, vậy chúng ta có nên làm?
>> 'Xây đường sắt cao tốc 350 km/h là liều lĩnh'
Đã làm mới thì phải làm đường đôi, tàu không phải chờ tránh nhau. Nếu làm tàu 350 km/h chuyên chở khách, cũng lắm cũng chỉ kín khách vào dịp Tết. Trong khi giá vé chặng Hà Nội - TP HCM cũng cao hơn máy bay, nên người ta sẽ chọn đi máy bay thay vì đi tàu. Như vậy, tốc độ như Shinkansen đối với Việt Nam không hiệu quả. Theo tôi, nên làm đường sắt đôi 1,435 mm, vừa chờ khách, vừa chở hàng, mới có hiệu quả kinh tế.
Theo cá nhân tôi, nên đầu tư loại tàu 200 km/h vì nó phù hợp với loại hình giao thông này (tức là đi trong quãng đường vừa phải). Còn vận tải đường dài đã có máy bay đảm nhận vai trò chủ đạo. Đó là còn chưa nói nếu đầu tư tàu cao tốc 350 km/h, lúc đó giá vé chắc "trên trời", dễ gì cạnh tranh nổi với máy bay. Thực tế, với tình hình như bây giờ di chuyển tuyến Bắc-Nam thì đi máy bay còn rẻ hơn đi tàu, nói gì đến tàu cao tốc.
Vấn đề là hiệu quả khai thác và thu hồi vốn. Quy mô nền kinh tế và mức thu nhập trung bình của người dân ở thời điểm năm 2050 liệu có đủ lớn để giúp cho tuyến đường sắt 350km/h với giá vé đắt đỏ phát huy hiệu quả đầu tư chưa? Nếu chưa thì vấn đề thua lỗ sẽ giải quyết như thế nào?
Nói tàu 350 km/h tiện thì đúng, nhưng không chắc đã tiết kiệm. Ở châu Âu, tôi đi loanh quanh thì thấy vé tàu thường đắt hơn vé máy bay hãng phổ thông cho quãng đường cỡ 1.000 km trở lên. Mà đấy mới là tàu thường thôi. Còn tàu cao tốc chắc chắn sẽ còn đắt nữa, liệu có cạnh tranh nổi với máy bay?
>> Bạn có đồng tình với quan điểm này? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.