13h hôm nay, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đã mạnh lên thành bão, khả năng ngày mai vào tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc).
Với điều kiện địa lý đặc biệt, eo biển Drake có những cơn sóng cao tới 15 m, gây nguy hiểm cho tàu thuyền qua lại.
Bão Jelawat mạnh cấp 8 hình thành ở vùng biển phía đông nam miền Nam Philippines, dự kiến vào Biển Đông trong hai ngày tới.
Sự kết hợp giữa các yếu tố như khối không khí lạnh, gió và cả cơn bão khác khiến bão có thể đổi hướng nhiều lần trên đường đi.
Tôm hùm nối đuôi nhau bò theo hàng gồm 50 con hoặc hơn có thể giảm bớt lực cản giúp chúng đi đúng đường tới vùng nước sâu để tránh bão.
Một con chim hải âu mặt trắng bay 1.146 km trong 11 giờ liền để thoát khỏi cơn bão có sức gió 215 km/h đổ bộ vào Nhật Bản năm 2019.
Hai tháng sau trận mưa kỷ lục, một số khu vực thuộc Thung lũng Chết khô cằn trông giống ốc đảo với hồ nước và hoa dại.
Vào vịnh Bắc Bộ sáng nay, cơn bão thứ năm ở Biển Đông dự báo đạt cực đại gần 88 km/h (cấp 9) trong ngày mai, sau đó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Trưa 18/10, áp thấp nhiệt đới trên khu vực biển Quảng Trị - Quảng Nam đã mạnh lên thành bão, sức gió tối đa 74 km/h (cấp 8).
Sáng 17/10, vùng áp thấp ở phía tây nam quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới, có thể thành bão cấp 8, gây mưa cho miền Trung.
Chiều 9/10, Koinu, cơn bão thứ tư ở Biển Đông đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, vài giờ tới sẽ tan trên đảo Hải Nam (Trung Quốc).
Do tương tác với không khí lạnh, bão Koinu giảm ba cấp xuống 88 km/h (cấp 9) vào sáng nay, dự báo tan trên vùng biển phía đông bắc đảo Hải Nam (Trung Quốc).
7h hôm nay, tâm bão Koinu ở bắc Biển Đông, cách Hong Kong khoảng 390 km về phía đông đông nam, sức gió giảm còn 103-133 km/h (cấp 11-12).
Chiều 5/10, bão Koinu với sức gió mạnh nhất 133 km/h (cấp 12) đi vào bắc Biển Đông, trở thành cơn bão thứ tư ở vùng biển này trong năm nay.
Chiều 24/9, vùng áp thấp ở phía đông nam quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới, khả năng đi vào khu vực Đà Nẵng - Quảng Nam.
Ảnh hưởng từ bão Sao La và Haikui gây ra đợt mưa lớn nhất 140 năm ở Hong Kong, nhấn chìm nhiều tuyến đường và ga tàu điện ngầm.
Sao La đang mạnh cấp 15, di chuyển chậm và ít khả năng vào vịnh Bắc Bộ, ảnh hưởng đến đất liền Việt Nam, các cơ quan khí tượng nhận định.
Tối 30/8, bão Sao La vào Biển Đông với sức gió mạnh nhất 201 km/h, trở thành cơn bão thứ ba trên khu vực này trong năm nay.
Một trong những điều quan trọng nhất là bình tĩnh, chủ động, trở về nơi tránh trú an toàn và chờ thông tin từ cơ quan địa phương.
17h ngày 18/7, bão Talim suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên khu vực tây nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), sức gió giảm còn 49 km/h, cấp 6.