Năm 1957, Liên hiệp Quốc tế Các công đoàn giáo dục (FISE) mà Việt Nam là một thành viên, quyết định lấy 20/11 làm ngày "Quốc tế hiến chương các nhà giáo". Đây là dịp nêu cao mục tiêu đấu tranh nhằm xây dựng nền giáo dục tiến bộ, chống áp bức, thể hiện trách nhiệm và quyền lợi của giáo giới.
Mỗi khi đến dịp 20/11, nhà giáo lại tự nhắc nhở về sứ mệnh thiêng liêng của mình, về hành trình đấu tranh để giành lấy quyền tự do thực hiện sứ mệnh khai sáng của mình, thay vì chỉ đấu tranh về phúc lợi.
Lần đầu tiên ngày "quốc tế hiến chương các nhà giáo" được tổ chức tại Việt Nam là vào năm 1958, ở miền Bắc.
Khi Việt Nam thống nhất, ngày này trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam. Vào ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định thiết lập ngày 20/11 hằng năm là ngày lễ mang tên "Ngày Nhà giáo Việt Nam".
Ngày 20/11/1982, lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tiến hành trọng thể trong cả nước. Từ đó đến nay, đây là ngày truyền thống của ngành giáo dục để tôn vinh những người làm công tác trồng người.
Trong ngày này, các học sinh thường tặng hoa, quà cho các thầy cô. Các trường học, địa phương tổ chức nhiều hoạt động tri ân. Ngành Giáo dục cũng thường nhân dịp này để đánh giá lại hoạt động giáo dục.
Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Nhiệm vụ thầy giáo rất vẻ vang, vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục... Không có giáo dục thì nói gì đến kinh tế, văn hóa".
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng: "Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo vì nó đã sáng tạo ra những con người sáng tạo".
Hai học trò của Thúy Vinh kết hợp trong single mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Đỗ Nhật Nam tự nhận mình là “thầy giáo” theo niên khóa nhưng cũng là học trò suốt đời của mẹ.
Nhạc sĩ Quốc An sáng tác và thể hiện ca khúc về người thầy trong ký ức của anh.
Tình nguyện ra đảo Phú Quốc (Kiên Giang) dạy học 3 năm, song cô Dương Thị Mỹ Hằng đã gắn bó với mảnh đất này suốt 23 năm. Cô còn thuyết phục người yêu (sau này là chồng) cùng ra đảo dạy chữ cho nhóm học trò lam lũ.
> Những giáo viên 'bỏ nhà' cõng chữ lên non
"Đất nước Việt Nam có ba điều gì làm em tự hào nhất?" là câu hỏi của Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khi về trường Đoàn Thị Điểm dịp 20/11. Câu trả lời của 2 nữ sinh khiến ông bất ngờ và cho 10 điểm.
> Nữ giáo viên rủ người yêu dạy học nơi đảo xa/ Những giáo viên 'bỏ nhà' cõng chữ lên non
"Ai đã bước vào nghề giáo thì đừng ham làm giàu. Tôi rất đau lòng khi một bộ phận giáo viên không còn hứng thú với công việc, dạy qua loa, hình thức", Hiệu trưởng ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) Lê Kim Long chia sẻ nhân ngày 20/11.
> Thầy giáo trẻ cho sinh viên 'ngủ tự do' trong giờ học / Sinh viên nhảy flashmob mừng ngày 20/11