Theo WHO, người Việt ăn mặn gần gấp đôi lượng muối cần thiết. Khoảng 1/3 người trưởng thành ít vận động, tập thể dục. Theo BS.CKI Đào Thị Yến Thủy (Trưởng khoa Dinh dưỡng Tiết chế - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM), đây là một trong những nguyên nhân khiến Việt Nam thuộc nhóm những nước có tỷ lệ mắc bệnh thận cao, chiếm khoảng 7% dân số và càng gia tăng.
Bác sĩ Yến Thủy chia sẻ thêm, xây dựng chế độ dinh dưỡng người bệnh suy thận rất quan trọng, vừa giúp bảo tồn chức năng thận vừa nâng cao chất lượng sức khỏe của người bệnh trong quá trình điều trị. Dinh dưỡng khoa học giúp duy trì sức khỏe của thận, hoạt động thải lọc thận được điều hòa, hỗ trợ sản xuất ra các hormon khác cho cơ thể, từ đó, làm chậm sự tiến triển của bệnh, kéo dài thời gian không phải chạy thận nhân tạo.
Bác sĩ Yến Thủy chia sẻ, chế độ ăn cho người suy thận nghiêm ngặt tùy thuộc vào giai đoạn bệnh. Nguyên tắc cơ bản là cung cấp đầy đủ năng lượng nhưng cần giảm protein, chất béo còn khoảng 20% năng lượng; giảm muối, phốt pho; tăng canxi; ăn uống đủ các nhóm chất vitamin B, E và uống đủ nước.
Người bệnh suy thận nên lựa chọn thực phẩm lành mạnh, kiểm soát khẩu phần ăn hàng ngày; nên ăn chậm, nhai kỹ để dạ dày có thể tiêu hóa tốt. Ngược lại nếu ăn quá nhanh, bạn có thể ăn nhiều hơn mức cần thiết, dẫn đến dư thừa năng lượng, khiến thận phải hoạt động nhiều hơn.
Nếu có thể, bạn nên cân đo thực phẩm trước khi chế biến, nấu nướng để biết lượng tổng lượng calo nạp vào mỗi bữa, xem thông tin dinh dưỡng trên thực phẩm. Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để cân đối thực phẩm, cách đo khẩu phần, số lượng ăn uống mỗi ngày.
Cắt giảm natri
Nạp quá nhiều natri (muối ăn) có thể khiến bạn khát nước, dẫn đến sưng tấy và tăng huyết áp, làm tổn thương thận nhiều hơn và tim phải hoạt động liên tục.
Bác sĩ Yến Thủy khuyến cáo, người suy thận cấp nên sử dụng dưới 5 gram muối mỗi ngày, tùy theo mức độ phù và tăng huyết áp. Không nên ăn dưa cà muối, đồ khô, cá khô... Thay vào đó, nên chọn rau củ quả tươi, sạch, có lợi cho sức khỏe hơn.
Hạn chế phốt pho và canxi
Phốt pho có trong hầu hết các loại thực phẩm, cùng với canxi và vitamin D để giữ cho xương khỏe mạnh. Khi thận khỏe mạnh giữ lượng phốt pho phù hợp trong cơ thể của bạn. Nhưng khi bị suy thận, thận không hoạt động tốt, phốt pho có thể tích tụ nhiều trong máu, dẫn đến dư nhiều phốt pho. Hậu quả gây ra cường giáp, loãng xương và dễ gãy, xơ vữa hoặc rối loạn mạch máu, khô da gây ngứa, đỏ mắt...
Theo bác sĩ Yến Thủy, bệnh nhân suy thận cần hạn chế thực phẩm chứa nhiều phốt pho, chỉ dùng trong khoảng 300-600 mg/ngày. Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh thận, bác sĩ cũng có thể kê đơn một loại thuốc gọi là chất kết dính phốt phát, giúp giữ cho phốt pho không tích tụ trong máu. Do đó, người suy thận cần theo dõi lượng phốt pho ăn ăn hàng ngày bằng cách tránh thực phẩm có chứa nhiều phốt pho như phô mai, sữa, lòng đỏ trứng, các loại rau quả khô, ngũ cốc nguyên cám, socola sẫm màu, cá mòi, hàu...
Giảm lượng kali hấp thụ
Nồng độ kali trong máu tăng lên lên có khả năng gây ra những vấn đề nguy hiểm cho tim mạch, cơ bắp, thậm chí có nguy cơ tử vong. Người bệnh nên tránh ăn các loại trái cây, rau củ quả giàu kali như chuối, rau dền, dưa, cam, khoai tây..., thay thế bằng các loại thực phẩm chứa lượng kali thấp như táo, dâu, việt quất, mâm xôi, thơm, súp lơ, bắp cải, khoai tây, rau chân vịt, ớt... Nếu suy thận ở giai đoạn 3-4, bác sĩ có thể cho người bệnh dùng một loại thuốc là chất kết dính kali để giúp cơ thể thải thêm kali ra ngoài.
Chế độ ăn DASH
Bác sĩ Yến Thủy chia sẻ thêm, chế độ ăn DASH (Dietary Approaches to Stop Hypertension) dành cho những người muốn phòng ngừa hoặc đang điều trị tăng huyết áp, giảm thiểu rủi ro các bệnh lý tim mạch, là chế độ ăn kiêng phù hợp cho người bệnh suy thận với các bệnh lý liên quan. Tùy vào giai đoạn suy thận mà lựa chọn chế độ ăn DASH cho phù hợp, quan trọng cần cắt giảm lượng natri sử dụng trong ngày xuống mức dưới 1500mg/ngày. Nên ăn nhiều trái cây, rau và thực phẩm từ sữa ít béo; cắt giảm thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa, cholesterol và chất béo chuyển hóa; ưu ngũ cốc nguyên hạt, cá, thịt gia cầm và các loại hạt. Ăn nhạt, không dùng đồ uống có nước và thịt đỏ.
Chế biến thức ăn cho người bệnh thận nên luộc hoặc hấp. Có thể thay thế bằng cách sử dụng chất béo lành mạnh (chất béo không bão hòa), giúp giảm cholesterol như: dầu oliu, dầu ngô... Hạn chế ăn các loại chất béo xấu như mỡ lợn, thịt heo, da gà... để tránh làm tổn thương thận thêm nữa.
Uống đủ nước
Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh thận và cách điều trị, bác sĩ có thể yêu cầu hạn chế uống nước hoặc cắt giảm lượng nước uống vào mỗi ngày. Có thể giảm lượng nước bằng cách hạn chế ăn các món canh, súp, kem, đá, thạch rau câu... Nên uống nước từng ngụm, từng cốc nhỏ để kiểm soát tốt được lượng nước nạp vào cơ thể.
Giảm đạm (protein)
Người bệnh thận ăn quá nhiều chất đạm sẽ khiến thận làm việc nhiều hơn, gây ra nhiều tổn thương hơn. Giảm lượng protein, nhưng vẫn cần cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động. Nếu thiếu hụt cơ thể sẽ lấy protein từ cơ bắp, sinh ra chất thải nitơ làm tăng gánh nặng cho thận nhiều hơn. Có thể thay thế đạm động vật bằng các loại đạm thực vật như đậu nành, đậu xanh...
Bác sĩ Yến Thủy cho biết, chế độ ăn cho người bệnh suy thận cấp, cần đảm bảo lượng protein dưới mức 0,6g/kg cân nặng/ngày, trung bình dưới 33g/ngày. Còn trong chế độ ăn cho người bệnh suy thận mạn, protein từ 0,6-0,8 g/kg cân nặng/ngày tương đương lượng protein dưới 44g/ngày. Giảm đạm phụ thuộc vào số lần lọc máu/tuần. Bệnh nhân chạy thận một lần/tuần, số lượng đạm là 1g/kg cân nặng khô/ngày. Bệnh nhân chạy thận 2 lần/tuần, số lượng đạm là 1,2 g/kg cân nặng khô/ngày. Bệnh nhân chạy thận 3 lần/tuần, số lượng đạm là 1,4g/kg cân nặng khô/ngày.
Kiểm soát chất béo
Thức ăn nhanh hay nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào sẽ chứa nhiều đạm, nhiều dầu sẽ gia tăng lượng muối vào cơ thể. Các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo khiến thận quá tải và làm tình trạng bệnh tiến triển xấu hơn, khiến tăng cân và mắc các bệnh lý tim mạch.
Chế biến thức ăn cho người bệnh thận nên luộc hoặc hấp. Có thể thay thế bằng cách sử dụng chất béo lành mạnh (chất béo không bão hòa), giúp giảm cholesterol như: dầu oliu, dầu ngô... Hạn chế ăn các loại chất béo xấu như mỡ lợn, thịt heo, da gà... để tránh làm tổn thương thận thêm nữa.
Ngọc An
Để đặt lịch khám dinh dưỡng và tư vấn tiết chế thực đơn cho bệnh nhân suy thận với bác sĩ Khoa Dinh dưỡng Tiết chế, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bạn có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau đây:
+ Gọi tổng đài 0287 102 6789 (TP HCM) hoặc 1800 6858 (Hà Nội) để đăng ký lịch hẹn khám bệnh riêng với chuyên gia, thông qua nhân viên chăm sóc khách hàng.
+ Đăng ký hẹn khám bệnh với bác sĩ theo đường link tại đây.
+ Gửi tin nhắn trên Fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh hoặc Fanpage Tiết niệu - Nam học BVĐK Tâm Anh
+ Nhắn tin qua Zalo OA của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.
Địa chỉ Hà Nội: 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, quận Long Biên
Địa chỉ TP HCM: 2B Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình