Chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa đã đưa quan hệ quốc tế của Việt Nam có những thay đổi sâu sắc.
Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, Lọc dầu Dung Quất, đường dây 500kV, cầu Mỹ Thuận, hầm Thủ Thiêm… là những biểu tượng cho sự chuyển mình của đất nước sau 30 năm.
Trước năm 1986, người dân làng Láng (Thanh Hóa) uể oải ra đồng chờ kẻng lấy công, ai đóng gạch, nấu rượu, làm bánh bán… đều bị bắt và xử phạt. Cuộc đổi mới toàn diện khiến cả làng như bừng tỉnh.
"30 năm qua cơ bản là gạt bỏ những trói buộc với nền kinh tế, đến nay động lực phát triển như vậy đã hết. Tình hình đòi hỏi Việt Nam phải có bước nhảy vọt mới để giải quyết căn bản một số vấn đề chiến lược", GS.TS Vũ Minh Giang (Phó chủ tịch Hội khoa học lịch sử) nói.
Xóa bỏ bao cấp, điều chỉnh cơ cấu sản xuất, cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế... là những quyết sách lớn trong Đại hội VI năm 1986, đưa đất nước vào lộ trình Đổi mới.
Quan điểm “không nên nóng vội” trong cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam của ông Nguyễn Văn Linh trước Đại hội VI chưa được Trung ương chấp nhận. Ông ra khỏi Bộ Chính trị, lần lượt phụ trách công tác dân vận, công đoàn…
Chứng kiến người dân quê thở dài "chết đến nơi rồi", nước mắt của lãnh đạo doanh nghiệp vì "xé rào" mà bị kỷ luật, Tổng bí thư Trường Chinh quyết "nhìn thẳng vào sự thật" dù đối diện nhiều ý kiến phê phán gay gắt.
Theo Giáo sư Đào Xuân Sâm (nguyên giảng viên Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), từng có những ý kiến cho rằng khai mở thị trường tức là xoá bỏ xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, lực cản với quyết định đổi mới là rất lớn.
Trong lãnh đạo đất nước có hai luồng ý kiến tranh luận gay gắt, một cho rằng phải thay đổi toàn diện, một cho rằng "bí" quá thì lùi tạm thời.
Sau 1975, tâm lý kiêu ngạo của người chiến thắng là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều khủng hoảng khiến Việt Nam "phải đau đớn trả giá", nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên thường trực Ban bí thư, Phan Diễn chia sẻ với VnExpress.
Ngoài những sản xuất tiểu thủ công do các hộ gia đình tự phát triển, phần lớn nền kinh tế đất nước cách đây 30 năm tập trung trong hợp tác xã, nhà máy, xí nghiệp do nhà nước quản lý.
Phương tiện đi lại chủ yếu là tàu điện, xe đạp, đường phố Hà Nội hơn 30 năm trước hiếm khi nào bị tắc hoặc ô nhiễm khói xe, tiếng ồn.
Từ Đại hội Đảng VI năm 1986, Việt Nam thiết lập quan hệ hợp tác quốc phòng ở các cấp độ khác nhau với hơn 80 nước
Trong ký ức dân làng Láng (Thanh Hoá) năm 1984 là cao điểm đói. Đê sông Cầu Chày vỡ, cả xã chìm trong lũ, mùa màng mất trắng dân làng phải hái rau má, mót sắn ăn qua bữa…
Mỳ chính, xà phòng, quần áo đến xe đạp, tivi, xe máy... mang về nước đều được bán lãi gấp 2-3 lần nên nhiều thuyền viên, du học sinh thường tranh thủ xách hàng về nước kiếm lời.
Thấy người xếp hàng mua củi đông, một phó chủ tịch Tỉnh cậy thế đề nghị được mua trước để còn đi công tác, cô mậu dịch nhìn ông cười nhạt: "Không trưởng phó chi hết. Xếp hàng".
Nhiều năm, các kho lương thực Hà Nội cạn kiệt, dòng người xếp hàng kín các cửa hàng mậu dịch. Gạo mốc trộn bo bo là điều không hiếm trong những ngày cả nước chạy ăn từng bữa.
Cách đây hơn 30 năm, 60 tỉnh, thành cả nước được sáp nhập lại còn 29 với kỳ vọng trở thành những "pháo đài kinh tế".
Nhiều đồ dùng gia đình có tuổi thọ vài chục năm đang được Bảo tàng Lịch sử quốc gia sưu tầm để chuẩn bị cho cuộc trưng bày chuyên đề 30 năm đổi mới vào tháng 8.