Thường tôi sẽ rời đi sau ba năm, thậm chí một năm. Làm việc quá lâu ở một chỗ khiến tôi giảm dần động lực. Tôi cảm thấy nhàm chán với công việc lặp đi lặp lại, cơ hội học hỏi cũng hẹp dần khi mình trở thành người làm việc lâu năm và ở trong nhóm đầu, nhóm quản lý cấp cao.
Chủ doanh nghiệp cũng sẽ thấy tôi lạc hậu dần dần và sẽ không đánh giá tôi cao như trước. Tất yếu tôi sẽ bị đào thải vì lương cao.
Thay vì ngồi đợi người ta đuổi khéo thì tôi áp dụng chiến lược nhảy việc chủ động. Cứ sau một năm làm việc, nếu được chào mời cơ hội tốt hơn là tôi nhảy việc, không cần quyến luyến, chẳng chút băn khoăn.
>> Ngộ nhận 'cống hiến tận tụy nhưng vẫn bị sa thải'
Sau ba năm thì chủ động tìm kiếm cơ hội mới, thách thức mới. Nếu tôi có năng lực, sẽ luôn có người muốn thuê. Đừng đợi người ta đánh giá lên chức, lên lương, đừng đợi người ta tìm người trẻ hơn thay thế và đuổi khéo mình.
Sau 55 tuổi, tôi sẽ kinh doanh riêng hoặc kiếm một công việc chuyên môn đơn thuần. Khi đó, tôi đã sẵn sàng đã nghỉ hưu.
Tôi nghĩ "gắn bó", "cống hiến", "không nỡ rời đi" là những khái niệm không thực tế. Người chủ doanh nghiệp chỉ biết hôm nay bạn làm gì, ngày mai bạn sẽ làm được gì. Không ai nhớ nổi bạn đã làm được gì trong quá khứ. Hôm nay bạn có thể là ngôi sao nhưng ngày mai, nếu bạn thất bại, bạn sẽ ra đường. Chắc chắn là như thế.
Ngay cả khi bạn không thất bại mà lương quá cao, người ta cũng sẽ tìm những người thay thế trẻ hơn với chi phí thấp hơn. Đó là quy luật đào thải tất yếu.
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.