Kháng thể thủy đậu từ mẹ truyền sang cho con đến khi nào hết hoàn toàn? Bé nhà em bảy tháng tuổi, chưa đến tuổi chích ngừa thủy đậu nhưng lúc mang thai bé em đã được tiêm mũi này thì liệu bé có nguy cơ mắc bệnh không ạ?
Em mang thai tuần thứ 32 đi siêu âm thì một bé một kg, bé còn lại 1,8 kg, như vậy có phải bị hội chứng truyền máu song thai không thưa bác sĩ? Em nghe nói phải theo dõi lượng nước ối, bàng quang, tĩnh mạnh, động mạch gì nữa mới có thể phát hiện được. Mong bác sĩ tư vấn giúp em.
Em song thai 16 tuần, đi siêu âm bác sĩ tiên lượng một thai chậm phát triển trong tử cung có chọn lọc. Bé lớn 120 grram, bé nhỏ 65 gram, thiếu ối. Bác sĩ tư vấn nếu trường hợp xấu phải chịu hy sinh một bé. Như vậy có phải truyền máu song thai không? Có cách nào giữ hai bé không? Em lo ...
Bé nhà em bảy tháng bị thủy đậu giờ không chịu ăn uống gì cả, cứ li bì. Em đưa đi khám bác sĩ kê thuốc uống và thuốc bôi nhưng em thấy lo lắm. Xin bác sĩ tư vấn thêm về cách chăm sóc trẻ bị thủy đậu sao để nhanh hết, không để lại sẹo. Bé nhà em bị thủy đậu rồi thì ...
Em 27 tuổi mới mang thai lần đầu, thai đôi đã 28 tuần có một bánh rau và hai buồng ối. Hai ngày trước em đi siêu âm, bác sĩ nghi ngờ em bị truyền máu song thai cấp độ một vì có một thai đa ối có góc ối sâu nhất 80 mm, hai bé có cân nặng chênh nhau hơn 100 gram. Em ...
Em đã kết hôn từ tháng 7 năm ngoái không dùng biện pháp tránh thai để mang thai tự nhiên đến nay cũng được năm tháng mà chưa có kết quả. Em xin nói thêm là chu kỳ của em vẫn đến hàng tháng (dù lệch một vài ngày), em cũng chú ý đến các dấu hiệu để canh ngày cũng như dùng thêm vitamin ...
Chào anh chị,
Con cái là mong đợi tất yếu của các cặp vợ chồng và nhất là những anh chị vừa mới kết hôn. Chúng tôi rất đồng cảm với suy nghĩ của anh chị. Theo khuyến cáo về y khoa, một cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản có quan hệ tình dục thường xuyên và không dùng biện pháp tránh thai trong 1 năm mà không có thai thì nên đi khám để kiềm vấn đề sức khoẻ sinh sản. Trong trường hợp anh chị mới kết hôn và sinh hoạt vợ chồng được 7 tháng thì cũng chưa cần thiết để khám hiếm muộn. Anh chị có thể tiếp tục quan hệ vợ chồng điều độ thêm 5 tháng nữa kèm chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, tập thể dục vừa sức, giảm áp lực và cân bằng lại cuộc sống.
Trong trường hợp anh chị có những vấn đề lo lắng nhiều hơn và cần giải đáp cụ thể, anh chị có thể đăng ký khám để được kiểm tra chuyên sâu về sức khoẻ sinh sản và tư vấn trực tiếp cùng các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực hỗ trợ sinh sản của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM.
Cám ơn anh chị, chúc anh chị sẽ sớm có tin vui!
Con em lúc mới sinh ra ba ngày tuổi bị nhiễm trùng đường ruột, nhập viện kiểm tra, xét nghiệm, lấy tủy sống để kiểm tra xong hết rồi. Đến nay hơn ba tháng tuổi nhưng đi phân vẫn nhầy, đôi khi đi phân vẫn có xanh. Bác sĩ tư vấn giúp em. Cám ơn bác sĩ.
Chào bạn Minh,
Con bạn 3 ngày tuổi đã bị nhiễm trùng đường ruột và đã được điều trị đủ liệu trình thuốc kháng sinh. Thông thường sau khi điều trị đủ liều, cháu không còn nhiễm trùng đường ruột nữa. Hiện nay cháu hơn 3 tháng tuổi, cháu đi tiêu phân nhày, đôi khi có màu xanh, thì không có liên quan đến nhiễm trùng đường ruột sơ sinh nữa. Thông thường đối với các bé đi phân nhầy có chất xanh như vậy bạn nên cho cháu đi khám để xem bé có dị ứng với đạm bò không, ví dụ, bú sữa công thức, hay cháu bú mẹ và dặm thêm sữa công thức, chế độ ăn của mẹ có nhiều thịt bò hay không...
Trong trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm phân, xem có bị dị ứng đạm bò không. Một số bé có thể bị nhiễm trùng đường ruột đợt mới, không liên quan đến nhiễm trùng đường ruột lúc sinh.
Chúc bạn và bé cùng gia đình sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình để được hỗ trợ tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!
Tôi muốn được tư vấn về tinh trùng bị dị dạng thì làm sao để trở lại bình thường. Cảm ơn bác sĩ.
Xin chào anh, rất cảm ơn anh đã gửi câu hỏi về chương trình.
Tinh trùng dị dạng là một trong những yếu tố gây nên tình trạng hiếm muộn của các cặp vợ chồng. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng dị dạng tinh trùng như viêm nhiễm sinh dục ở nam giới, rối loạn nội tiết tố nam giới hoặc do những bất thường về di truyền. Một số nguyên nhân có thể được điều chỉnh bằng biện pháp thông thường, tuy nhiên một số bất thường về tinh trùng nặng có thể cần phải những phương pháp điều trị hỗ trợ sinh sản. Nếu có điều kiện, anh nên được thăm khám và kiểm tra sớm tình trạng của mình nhằm có hướng điều trị sớm và hiệu quả.
Tôi muốn hỏi khám thai tại Tâm Anh thì thủ tục thế nào? Có cần đăng ký trước không? Cảm ơn bác sĩ.
Chào chị,
Cám ơn chị đã tin tưởng và chọn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM để khám và theo dõi thai kỳ của mình. Chị có thể đến trực tiếp bệnh viện (số 2B Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình), vào khu phòng khám ngoại trú đăng ký khám thai hoặc chị có thể đặt hẹn khám thai qua tổng đài 0287 102 6789. Khi đi khám, chị nhớ mang theo toàn bộ hồ sơ và các giấy tờ liên quan khám thai lần này (nếu có). Thân mến!
Em đang có thai được 8 tuần, theo như tham khảo thì đến tuần thai thứ 12 sẽ làm các xét nghiệm ví dụ như double, triple test, NIPT... Vậy có cần thiết phải làm xét nghiệm NIPT không hay gặp những trường hợp nào mới xét nghiệm? Em cảm ơn.
Chào chị.
Vào tuần thai thứ 12, sản phụ sẽ thực hiện một siêu âm rất quan trọng là siêu âm khảo sát học, hình thái học quý một. Sau đó, tiếp tục thực hiện một số xét nghiệm máu cơ bản nhằm hai mục đích:
- Xét nghiệm máu dành cho mẹ nhằm xác định một số bệnh lý có thể tầm soát trong thai kỳ như: thiếu máu thalassemia, đây là bệnh lý thiếu máu có tính chất di truyền mà người Việt Nam rất hay gặp phải; Các bệnh lý nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến kế hoạch điều trị trong thai kỳ.
- Xét nghiệm máu nhằm tầm soát các dị tật cho con, mà cụ thể là hội chứng down (trisomy 21). Hiện tại, có rất nhiều xét nghiệm giúp tầm soát hội chứng down như làm double test vào tuần thai thứ 12, kết hợp với độ tuổi của sản phụ và kết quả siêu âm độ mờ da gáy để tính ra nguy cơ hội chứng down của bé trong bụng mẹ cao hay thấp. Từ đó, lập kế hoạch theo dõi thai kỳ phù hợp.
- Một xét nghiệm khác có mức độ tin cậy cao hơn là NIPT. Tuy nhiên, xét nghiệm này không dành cho tất cả mọi người. Tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng cụ thể mà bác sĩ có thể đưa ra hướng tư vấn phù hợp cho từng khách hàng chuyên biệt. Bên cạnh đó, xét nghiệm tripple test sẽ được thực hiện ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 với độ chính xác thấp hơn. Do đó, nếu có điều kiện chị nên đến bệnh viện vào tuần thai thứ 12 để được thăm khám một cách tốt nhất.
Chúc mẹ và bé sức khỏe!
Bé nhà em bảy tháng mà không chịu ăn bột dù đã đổi nhiều loại. Thử cháo xay nhuyễn bé cũng không chịu ăn. Nhờ bác sĩ tư vấn cách để cải thiện chuyện ăn uống của bé.
Chào bạn!
Bé 7 tháng, bạn cho ăn dặm với bột hoặc cháo xay nhuyễn là hợp lý. Bạn thắc mắc là bé không chịu ăn, làm sao để cải thiện. Bác sĩ rất chia sẻ với lo lắng của bạn.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ không chịu ăn như trẻ đang bệnh hoặc sắp bệnh, biếng ăn do tâm lý, trẻ kén ăn… Bạn có thể thử một số cách sau: tạo không khí vui vẻ cho trẻ khi đến giờ ăn, bữa ăn nên kéo dài < 30 phút, cho bé cảm giác đói trước bữa ăn (cữ sữa nên cách cữ ăn 2-3 giờ). Ngoài ra bạn cần kiên trì vì trung bình bé cần 10-15 lần thử món ăn mới để có thể chấp nhận món ăn mới, đôi khi một vài lần đầu bé không chịu ăn nhưng những lần sau bé hợp tác hơn.
Ngoài ra đối với bé 7 tháng trên thị trường có rất nhiều loại bột ngọt, mặn và nhiều mùi vị khác nhau của nhiều hãng khác nhau. Bạn có thể thử thay đổi giữa các hãng. Giai đoạn này bé mới tập ăn dặm được một tháng, sẽ khá khó khăn cho bé và bạn. Mến chúc bạn kiên trì, bé ăn tốt. Trân trọng!
Mong bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng cho sản phụ và trẻ sơ sinh trong trường hợp sinh mổ để tôi có thể chăm sóc tốt cho cháu và mẹ của cháu. Cảm ơn bác sĩ rất nhiều.
Chào anh,
Sinh mổ hay sinh thường về nguyên tắc chế độ dinh dưỡng không có gì khác biệt nhau. Tuy nhiên, với các thai phụ trải qua sinh mổ thường sẽ có một số khó khăn hơn sinh thường: vận động đi lại và ăn uống sẽ chậm hơn, mẹ có thể sẽ sử dụng thuốc giảm đau và kháng sinh nhiều hơn, cho con bú cũng khó khăn hơn... Do vậy, trẻ có thể sẽ phải được cho bú hoặc phải bổ sung thêm sữa công thức ngay từ khi lọt lòng.
Nếu sản phụ sinh mổ nên vận động ngồi dậy đi lại sớm, khuyến khích ăn thức ăn nhẹ dễ tiêu như cháo thịt, canh súp..., khi đã có trung tiện thì ăn lại như bình thường trước sinh, không kiêng khem gì. Mẹ có thể ăn nhiều rau, thịt, cá, trứng, sữa, uống nhiều nước, ăn nhiều canh... và ăn theo tư vấn của các bác sĩ dinh dưỡng nếu có cao huyết áp hay đái tháo đường trước đó. Thân mến!
Bé nhà tôi 4 tháng 20 ngày tuổi, nặng 6,3 kg, chưa biết lẫy. Bé đã biết tự xoay để nằm nghiêng. Mẹ hỗ trợ nằm sấp thì đầu nằm mặt sàn, không ngóc lên như các bạn được. Tôi rất lo lắng, liệu bé có vấn đề gì thể lực không?
Chào em, bé gần 5 tháng tuổi chưa biết lẫy, mẹ hỗ trợ cho nằm sấp mà bé chưa tự ngóc đầu lên, có thể coi là chậm lẫy so với tuổi (tuy nhiên lẫy, bò là kỹ năng cho nên bé chưa thực hiện được cũng không sao, ngày xưa các cụ hay nói trốn lẫy, trốn bò). Tuy nhiên bé chưa nâng được đầu lại là đáng ngại vì những động tác như nâng đầu (3 tháng), biết ngồi (7-8 tháng), biết đứng (9 tháng - đứng tênh tênh) là bắt buộc cho các trẻ trong các mốc phát triển bình thường.
Tuy nhiên mẹ chưa cho biết tiền sử sản khoa của bé: đẻ thường hay sinh mổ, cân nặng lúc sinh, lên cân hàng tháng ra sao, trẻ đã mắc những bệnh gì? Dinh dưỡng của bé thế nào, bé ngủ tốt không? Bé có được bổ sung vitamin D3 hàng ngày không? Do vậy em nên đưa con đến bác sĩ nhi khoa để được khám và tư vấn cụ thể nhé. Chào em
Cháu muốn triệt sản bằng phương pháp thắt ống dẫn trứng, phương pháp này có ảnh hưởng đến nội tiết tố hay sức khoẻ phụ nữ sau này không ạ?
Chào bạn,
Trước đây nhắc đến từ triệu sản thì ai cũng suy nghĩ về điều này rất nặng nề, nhưng thực ra đây là thủ thuật bác sĩ chỉ thắt 2 ống dẫn trứng vì vai trong của ống dẫn trứng là dẫn tinh trùng gặp trứng để tiến hành quá trình thụ thai và đưa phôi đã được thụ thai đi vào buồng tử cung. Vì vậy khi mình không có nhu cầu mang thai nữa thì có thể kẹp hai vòi trứng lại để không có quá trình dẫn truyền tinh trùng đi gặp trứng nữa và điều này không ảnh hưởng gì đến nội tiết của người phụ nữ vì nội tiết của người phụ nữ do 2 buồng trứng tạo nên, khi thắt 2 vòi trứng không liên quan gì đến buồng trứng.
Và thêm một điều nữa, chúng ta biết ung thư buồng trứng do các tế bào ung thư vòi trứng rơi ra và gắn kết trong buồng trứng và là tác nhân gây nên ung thư buồng trứng, vì vậy theo các nghiên cứu, việc kẹp 2 vòi trứng làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng, vì vậy chỉ có tốt chứ không xấu đi.
Tuy nhiên đó là phương pháp tránh thai vĩnh viễn, nên sau này nếu bạn suy nghĩ lại và muốn có thêm em bé thì có thể làm thụ tinh ống nghiệm...
Chúc bạn và gia đình sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình để được hỗ trợ tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!
Em năm nay 40 tuổi (nam), vợ chồng em đang lên kế hoạch sinh em bé nhưng em bị viêm xoang, cảm cúm. Cho em hỏi thời gian bao lâu em mới để có em bé? Nếu đang bị bệnh có em bé vậy sau này em bé có khỏe mạnh không? Em xin cảm ơn.
Chào anh,
Tình trạng cảm cúm là một từ phổ thông có thể liên quan đến nhiều tình trạng khác nhau như nhiễm lạnh, viêm mũi dị ứng, viêm hầu họng, và cả nhiễm siêu vi... Vì vậy, anh chị nên điều trị ổn định tình trạng cảm cúm trên, cũng như nên khám sức khỏe trước khi mang thai để được các bác sĩ hướng dẫn cụ thể.
Nếu mẹ bị nhiễm một số siêu vi trong thời điểm 3 tháng đầu thai kỳ có thể ảnh hưởng không không tốt đến thai nhi (ví dụ nhiễm siêu vi Rubella, Zika...). Để tránh những mối lo về nhiễm siêu vi khi mang thai, anh nên đưa chị đến để được tư vấn và chích ngừa một số bệnh trước khi mang thai tại các cơ sở tiêm chủng trên toàn quốc.
Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, anh có thể gửi câu hỏi về cho chương trình để được hỗ trợ tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!
Em từng có tiền sử hai lần mang thai bị phù nhau thai, lưu thai (đã loại trừ nguyên nhân thalassemia). Vậy có cách nào để phòng ngừa phù nhau thai trong lần mang thai tiếp theo không ạ? Trước khi mang thai, em cần làm những loại xét nghiệm nào để có sự chuẩn bị tốt nhất?
Chào em,
Phù nhau thai là một bệnh lý của thai nhi và nhau thai có thể bị tràn dịch do nhau thai phù rất to hay tràn dịch ở một trong những cơ quan của bộ phận cộng với cả phù thai. Theo em nói đã loại trừ được nguyên nhân thalassemia có thể gây ra phù thai nhau, tuy nhiên có rất nhiều nguyên nhân ví dụ như các loại virus cytomegalovirus, toxoplasma... bị thiếu máu hay các bệnh khác như tan huyết, hoặc bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con, đặc biệt là nhóm máu Rh âm tức mẹ Rh âm, con Rh dương sẽ gây ra hiện tượng phù thai rau.
Em đã có tiền sử bị hai lần trước khi mang thai. Lần này, em có thể đi thăm khám về chuyên khoa sản, các bác sĩ sẽ trao đổi và chỉ định làm một số xét nghiệm về nhiễm virus.
Chúc em và gia đình sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình để được hỗ trợ tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!
Tôi đã lớn tuổi, 43 tuổi và mới lập gia đình một năm. Tôi đã một lần bỏ thai vì lúc đó đang bị ốm, giờ muốn có con nhưng mấy tháng rồi vẫn chua có gì. Thỉnh thoảng, tôi đi tiểu có mùi nồng. Mong bác sĩ tư vấn giúp ạ.
Xin chào chị, rất cảm ơn chị đã đặt câu hỏi về chương trình.
Về trường hợp của mình, ở tuổi 43 là độ tuổi được xem như ở những giai đoạn cuối cùng của tuổi sinh sản. Lúc này, số lượng và đặc biệt là chất lượng trứng đã có sự sụt giảm rất đáng kể. Do đó, tỷ lệ có thai tự nhiên ở độ tuổi này là không cao. Vì vậy, chúng tôi có lời khuyên cho chị là nên được khám sớm nhằm kiểm tra về số lượng trứng cũng như chất lượng trứng của mình để có biện pháp điều trị kịp thời. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, chị có thể gửi về chương trình hoặc đặt lịch hẹn với chuyên gia Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh TP HCM theo hotline 028 7102 6789 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Chúc chị sớm có tin vui. Trân trọng.
Con tôi 10 tuổi bị đái dầm, đã đi khám không bị bệnh gì. Tôi có nghe nói về chuông báo đái dầm có nên dùng không thưa bác sĩ?
Chào bạn,
Con bạn 10 tuổi bị tiểu dầm thì là tiểu dầm bệnh lý. Nếu con bạn đã khám loại trừ bệnh thận và không uống nhiều đái nhiều, không bị xuất hiện sau rối loạn tâm lý thì con bạn có thể chỉ là tiểu dầm tiên phát.
Nếu bạn muốn dùng đồng hồ báo thức thì con bạn cần cho chúng tôi biết là cháu có bao nhiêu đêm khô và bao nhiêu đêm ướt trong 1 tuần. Đồng hồ báo thức là trẻ được dùng một loại đồng hồ có 2 phần: 1 phần gắn với quần lót (có phần cảm nhận với độ ẩm nên khi trẻ chỉ cần có 1 giọt nước ra quần là máy sẽ báo động) 1 phần là chiếc loa. Khi trẻ nghe tiếng loa kêu sẽ thức giấc và sau 3 tháng trẻ tạo được phản xạ cứ nước ra quần là trẻ thức giấc và tự dậy đi tiểu. Nhược điểm của phương pháp này là:
- Nếu trẻ mùa hè để nóng quá chảy mồ hôi nên bộ nhận cảm có thể kêu nhầm.
- Khi loa kêu sẽ làm người ngủ cạnh cũng thức giấc.
- Nếu trẻ không tỉnh ngủ hẳn khi loa kêu mà bố mẹ thức dậy giúp trẻ và trẻ vẫn mơ màng thì lúc đó dùng đồng hồ sẽ không hiệu quả.
- Không có tác dụng nhiều nếu trẻ đêm tiểu dầm đêm không...
Chúc bé và gia định sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội: 1800 6858 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!
Tôi đã từng bị thủy đậu do không chăm sóc kỹ nên để lại sẹo khá nhiều trên người gây mất thẩm mỹ. Tôi nên làm gì để những vết sẹo này có thể mất đi. Con tôi nếu bị thủy đậu, tôi nên chú ý những gì để vết thủy đậu không để lại sẹo?
Bé nhà em được bảy tuổi, vừa rồi bé bị nhiệt miệng và nổi ban đỏ ở da, Em hỏi thì bé bảo không ngứa ở các vết ban nên em có cho bé đi khám, kết quả bác sĩ chẩn đoán bé bị tay chân miệng độ một. Bác sĩ cho em hỏi với tình trạng bệnh tay chân miệng độ một như thế ...