VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

Thứ tư, 22/1/2025

Tháng trước em có thử que thử thai thì một đậm một nhạt, nhưng em đi siêu âm thai vẫn chưa vào buồng. Sau đó hai ngày, em bị ra máu như kinh nguyệt, thử beta là 180, 3 ngày sau em đi thử lại thì beta tăng 184.

Em tiếp tục siêu âm, bác sĩ bảo không thấy gì, khám tay vào trong ...

Phạm Thúy Hằng, 37 tuổi, Ninh Thuận


Bé trai nhà em 13 tháng tuổi, nặng 10 kg, trước đó sinh mổ đủ ngày, khi sinh nặng 3,2 kg. Từ khi sinh ra đến chín tháng tuổi trộm vía bé khỏe mạnh, không ốm đau. Lúc chín tháng bé tự dưng bị lồng ruột rồi viêm tai giữa.

Kể từ đó đến bây giơ bé rất hay nóng nảy và đặc ...

Nguyễn Yến, 32 tuổi, Thái Bình

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Hương

Chào mẹ,

Bụng con lúc nào cũng căng to nhất là khi con lại lười ăn thì mẹ nên đưa con đi gặp bác sĩ vì bụng chướng căng có thể do bệnh lý đường tiêu hóa như rối loạn hấp thu một số thức ăn ví dụ đường lactose, gluten...; ăn uống không khoa học, mắc một số bệnh lý đường tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích hoặc có khi là xuất hiện u cục trong bụng...

Các thực phẩm như cà rốt, khoai tây, búp ổi... đều có tác dụng gây táo bón nên mẹ cho bé ăn các thực phẩm trên đều có thể dùng được. Một vài loại thuốc trị tiêu chảy có một nồng độ chì nhỏ trong đó nên mẹ không thể tự ý dùng cho con, mẹ chỉ được dùng thuốc theo đơn bác sĩ (chứ không theo hiệu thuốc chỉ định).

Trẻ bị tiêu chảy thì mỗi bé có các nguyên nhân khác nhau, có thể do nhiễm virus, nhiễm vi khuẩn, nhiễm nấm, không hấp thu được một loại thức ăn nào đó nên mẹ cần cho con đi khám để biết rõ là gì mới có thể điều trị tốt nhất cho con được. Chúc bé và gia đình sức khỏe. Trân trọng.

Bé nhà em được chín tháng và hình như đường ruột kém nên ăn thức ăn lạ thường bị tiêu chảy nhiều lần trong vài ngày. Điều này có quá lo lắng hay không? Mỗi lần bị tiêu chảy em thường cho uống men tiêu hóa và con đỡ dần nhưng có những lần cháu khá mệt phải điều trị tại bệnh viện. Bác sĩ ...

Lê Như, 25 tuổi, Kiên Giang

Hội chứng truyền máu song thai nguy hiểm như thế nào? Em đang mang song thai tuần thứ 13, qua siêu âm, bác sĩ chuẩn đoán em bị truyền máu song thai một nhau hai ối, một bé phát triển nhanh, còn lại thì chậm.

Bác sĩ cho em làm thêm xét nghiệm thì kết quả dương tính với rubella và yêu cầu thực ...

Hoàng Mai Đào, 35 tuổi, Hải Phòng

Bé nhà em bị tiêu chảy cấp, uống thuốc hai ngày nhưng vẫn không khỏi, vẫn đi tiêu chảy nhiều. Bác sĩ cho em hỏi tại sao uống thuốc mà vẫn không cầm tiêu chảy, em cần chăm sóc bé như thế nào để con không bị mất nước quá nhiều? Xin bác sĩ tư vấn thêm hướng điều trị. Em cảm ơn bác sĩ

Lưu Huỳnh Hoa, 33 tuổi, Bình Phước

Bé nhà em được năm tháng, hai hôm nay đi ngoài 20 lần một ngày, phân cứ lợn cợn như phân sống và mỗi lần chỉ đi một ít. Không biết bé em có bị tiêu chảy cấp không? Mong bác sĩ tư vấn.

Nguyễn Xuân Trà, 27 tuổi, Hải Phòng

Bé nhà em năm nay bảy tuổi, rất hay bị tiêu chảy cấp. Đợt này bé bị ba ngày, uống thuốc mãi không khỏi vẫn đi rất nhiều. Tại sao bé cứ bị tái đi tái lại như vậy? Mong bác sĩ tư vấn giúp em.

Đặng Mỹ Anh, 30 tuổi, Nghệ An

Tôi muốn làm mẹ đơn thân mang thai ở tuổi 40, có tiền sử hen suyễn, từng bị lao (đã chữa khỏi), hay bị viêm họng, chóng mặt, mất ngủ. Xin hỏi tôi có khả năng được làm mẹ cao không? Xin bác sĩ hướng dẫn cụ thể các bước quan trọng nhất để tôi có thể đậu thai và em bé mạnh khỏe? Chi ...

Dong, 40 tuổi, Sóc Trăng

ThS.BS Giang Huỳnh Như

Xin chào chị,

Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến chị đã quan tâm đến chương trình. Để có thể trở thành mẹ đơn thân, chị cần được thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm với tinh trùng của người hiện tặng. Vì vậy, chị cần phải tìm được người hiến tặng tinh trùng cho mình và sẽ trải qua một số quy trình kiểm tra người hiến tặng có đủ điều kiện để hiến tặng tinh trùng hay không.

Trước khi bắt đầu quá trình điều trị, chị sẽ được kiểm tra sức khỏe của mình để đảm bảo rằng mình đủ điều kiện sức khỏe mang thai và thực hiện thụ tinh ống nghiệm. Trường hợp của chị sẽ được hội chẩn với các bác sĩ nội khoa để kiểm tra tình trạng hô hấp trước khi điều trị.

Về tỷ lệ thành công sẽ tùy thuộc vào độ tuổi cũng như số lượng và chất lượng trứng mà chị có. Để được tư vấn cụ thể hơn chị có thể đến trực tiếp đến IVFTA - lầu 2, toà nhà A số 2B Phổ Quang, quận Tân Bình, TP HCM hoặc liên hệ qua số điện thoại 028 7102 6789 để đặt lịch hẹn thăm khám. Trân trọng.

Em bị xương chậu hẹp thì lúc mang thai có bị ảnh hưởng gì không? Em nghe nói xương chậu hẹp còn gây khó đẻ. Vậy trường hợp em bắt buộc phải sinh mổ phải không?

Ngọc Huyền, 33 tuổi, Long An

Năm nay em 26 tuổi, bị chậm kinh hai tuần, ngày cuối cùng của chu kỳ kinh cuối của em là ngày mùng bốn tháng trước. Em có một lần dùng thuốc tránh thai khẩn cấp thì có khả năng có thai không? Bác sĩ tư vấn giúp em với!

Đỗ Thị Huệ, 26 tuổi, Tây Ninh

Tôi 38 tuổi, hai bé đầu đều khá lớn 10 và 7 tuổi, một trai và một gái. Hiện tôi dự định sinh con và đã tháo que cấy tránh thai. Tôi cấy được sáu năm hai que. Sức khỏe của tôi hoàn toàn bình thường, đã khám định kỳ hàng năm và có thể dục thường xuyên. Tôi cũng đã tiêm các vaccine chuẩn ...

Phạm Minh Quý, 38 tuổi, Hà Nội

THS.BS Đinh Thị Hiền Lê

Chào bạn,

Thường ở phụ nữ mang thai bao giờ cũng có tình trạng đau lưng, vì khi mang thai tử cung lớn dần chèn lên vùng tiểu khung, làm hệ thống lưu thông tuần hoàn bị hạn chế, các tĩnh mạch trở tim cũng chậm hơn điều này có thể chèn ép lên các dây thần kinh làm cho mẹ bầu có thể đau ở vùng tiểu khung và vùng thắt lưng. Tuy nhiên khi mang thai mà bạn bị đau thì cũng có nguyên nhân là bạn bị gai đôi cột sống, thoát vị cột sống và không được loại trừ những nguyên nhân như thế.

Vì vậy với lần mang thai lần này, tốt nhất là bạn nên đi chụp cộng hưởng từ, kiểm tra xem vùng cột sống của mình có vẫn đế gì không vì cần loại trừ xem mình có bị thoát vị hay gai đôi cột sống không vì đó có thể là nguyên nhân khiến bạn bị đau, tê bì vùng thắt lưng. Thứ 2 là bạn cần đi khám với bác sĩ phụ khoa để kiểm tra xem liệu tử cung, buồng trứng có khối u gì chèn ép làm mình bị đau hay không, thêm nữa là tầm soát các loại bệnh lý về ung thư cổ tử cung, ung thư vú để có thể yên tâm mang thai lần nữa.

Chúc bạn và bé sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình để được hỗ trợ tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!

81924
 
 

Tôi sinh con cách đây 10 năm và bị tiền sản giật. Cháu được sinh lúc 37 tuần, nặng 1,5 kg. Cháu sinh ra khỏe mạnh và phát triển như những đứa trẻ khác và không bị ảnh hưởng hay dị tật.

Năm 2015, tôi có thai cháu tiếp theo và đã bỏ do lo sợ sức khỏe không đảm bảo. Sau khi sinh ...

Pham Hien, 35 tuổi, Hà Nội

PGS.TS.BS Lưu Thị Hồng

Chào em,

Xin chia sẻ với em rằng khi mang thai lần đầu, em bị tiền sản giật là một trong các lý do khiến em bé bị suy dinh dưỡng, chậm tăng trưởng trong tử cung. Cho nên, dù bé đủ tháng nhưng khi sinh ra chỉ có 1,5 kg, chính vì vậy mà em sợ.

Tuy nhiên nếu để thời gian càng lâu, em sẽ càng mất đi cơ hội vì càng lớn tuổi sẽ càng nhiều nguy cơ. Vì em đã bị tiền sản giật 10 năm, khi mang thai chưa chắc em sẽ bị tiền sản giật lại.

Em bị huyết áp cao, đã và đang điều trị với bác sĩ chuyên khoa tim mạch thì nên xin ý kiến với các bác sĩ chuyên khoa tim mạch với tình trạng sức khỏe cụ thể của em có thể mang thai tiếp được không. Khi mang thai, em nên đi thăm khám ngay, kết hợp với các bác sĩ chuyên khoa sản để có thể theo dõi chặt chẽ. Khi có những biểu hiện hay dấu hiệu cảnh báo, bác sĩ sản khoa sẽ có thể đưa ra lời khuyên và có hướng điều trị tốt giúp cả mẹ và con đều an toàn.

Chúc em và gia đình sức khỏe. Trân trọng!

Tiền sản giật
 
 

Tôi bị sốt xuất huyết và đang trong quá trình cho con bú. Bác sĩ cho tôi hỏi, em bé bú sữa ở thời điểm này có nguy cơ bị lây bệnh sốt xuất huyết từ mẹ không? Mong bác sĩ tư vấn giúp. Cảm ơn bác sĩ.

Từ Thị Mai Anh, 25 tuổi, Hưng Yên

Cháu nhà tôi đang bị sốt nhẹ, người nổi lấm tấm hạt đỏ, không biết có phải là bệnh sốt xuất huyết không? Bác sĩ có thể cho tôi biết về triệu chứng, cách lây truyền của bệnh sốt xuất huyết? Làm thế nào để có thể phòng bệnh cho những người khác trong gia đình?

Phạm Kiều, 43 tuổi, Đồng Nai

Bé nhà em năm nay sáu tuổi, hai hôm nay cứ bị sốt cao liên tục, toàn sốt trên 39 độ, mãi không đỡ, liệu bé có nguy cơ mắc sốt xuất huyết không? Biểu hiện dễ nhận biết nhất khi mắc sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Mong bác sĩ tư vấn giúp em.

Tạ Lê Hằng, 36 tuổi, Long An

Hiện nay rất nhiều phụ nữ chọn sinh mổ, nhưng sinh mổ ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của sản phụ và em bé. Xin bác sĩ tư vấn làm thế nào để hạn chế việc lựa chọn sinh mổ và nếu bác sĩ phải chỉ định sinh mổ thì bác sĩ tư vấn cho các mẹ cần phải làm gì để hạn chế ...

Binh Mo Nguyen, 41 tuổi, Nam Từ Liêm, Hà Nội

THS.BS Đinh Thị Hiền Lê

Chào bạn,

Trên thực tế thì cái gì tự nhiên cũng tuyệt vời nhất, sinh nở cũng thế, khi sản phụ sinh bằng đường âm đạo thì bao giờ cũng là tốt nhất vì khi em bé đi qua ống đẻ lồng ngực được ép lại và các dịch ép ra ngoài, hệ hô hấp của em bé sẽ tốt hơn, phổi giãn nở tốt hơn. Và sản phụ sinh tự nhiên thì chỉ hôm trước hôm sau có thể xuất viện, mẹ khỏe mạnh và không phải mang 1 vết sẹo trên bụng, tránh được những hệ lụy của phẫu thuật như thời gian lưu viện lâu, nguy cơ nhiễm trùng, sẹo mổ cũ tử cung thì có nguy cơ nứt sẹo vết mổ, chửa ở vết mổ, rau bám vào vị trí sẹo, rau tiền đạo, rau cài răng lược đó là những hệ lụy khi người phụ nữ mổ đẻ có thể có.

Rất nhiều người thắc mắc là em đã có sẹo mổ cũ rồi thì em có thể sinh thường được không thì vẫn có thể sinh thường đường, khi đó bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn về chế độ ăn, duy trì cận nặng, cân nặng thai bao nhiêu là vừa đủ để tránh nguy cơ nứt sẹo thì cơ may sinh thường rất cao.

Chúng tôi cảm ơn bạn vì đã tin tưởng bệnh viện Tâm Anh. Chúc bạn và bé sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình để được hỗ trợ tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!

81930
 
 

Con em trước đây có bị sốt xuất huyết phải nằm viện điều trị. Bác sĩ có nói nếu tái mắc bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng. Điều này có đúng hay không và cách phòng tránh ra sao?

Mai Hạ My, 29 tuổi, Bến Tre

Con tôi năm tuổi, bé đang mắc sốt xuất huyết. Nhờ chuyên gia tư vấn giúp tôi cách chăm sóc người mắc sốt xuất huyết tại nhà? Khi có dấu hiệu nào nên đưa người bệnh đến bệnh viện? Nếu đã từng bị sốt xuất huyết một lần có nguy cơ mắc lại nữa không? Xin cảm ơn.

Huỳnh Như Ý, 37 tuổi, Thanh Hóa

Bé nhà em hiện tại đang 10 tháng tuổi và muốn cho bé đi tiêm vaccine thủy đậu. Bác sĩ cho em hỏi tiêm vaccine thì khả năng phòng ngừa thủy đậu có cao không? Bé nên tiêm khi bao nhiêu tuổi, cần tiêm bao nhiêu mũi và em nên cho bé tiêm ở đâu uy tín? Mong bác sĩ tư vấn cho em.

Phan Xuân, 29 tuổi, Bình Thuận

Bé nhà tôi đang bị mắc thủy đậu. Bác sĩ cho tôi hỏi, những nốt thủy đậu này có nguy cơ trở thành sẹo hay không? Trẻ bị thủy đậu cần lưu ý những gì (sinh hoạt, ăn uống) để mau lành? Cảm ơn bác sĩ.

Sử Ánh Nhi, 30 tuổi, Long An