VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

Thứ tư, 22/1/2025

Gần đây, tôi bị huyết áp cao, mất ngủ và hay lo lắng. Tim của tôi thường đập nhanh và đau thắt. Vậy xin hỏi bác sĩ, tôi có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim không? Xin cảm ơn.

Nguyễn Văn Lượng, 36 tuổi, Cần Thơ

ThS.BS Huỳnh Khiêm Huy

Chào bạn,
Triệu chứng huyết áp cao kèm theo đau thắt ngực, mất ngủ và khó thở tuy cũng là dấu hiệu liên quan đến bệnh lý tim mạch nhưng có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hay không thì bạn cần đi khám để bác sĩ xác định thêm một số chi tiết như cận lâm sàng, đo điện tim, siêu âm tim... từ đó sẽ đưa ra kết luận chính xác nhất cho bạn.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

nhồi máu cơ tim
 
 

Em hay bị nặng ngực (cảm giác nặng ngực giống như ở dưới nước sâu bị ép ngực), đánh trống ngực, có khi như hơi nghẹn gần cổ, xảy ra nhiều lần trong ngày và đêm. Em cũng bị bướu cổ nhưng không uống thuốc. Xin bác sĩ tư vấn giúp. Cảm ơn bác sĩ.

Nguyen thị linh, 44 tuổi, quận 12, TP HCM

BS.CKII Huỳnh Ngọc Long

Chào bạn,

Triệu chứng đau ngực có thể do nhiều nguyên nhân (bệnh lý ở tim, bệnh lý hô hấp hoặc tiêu hóa...). Triệu chứng mà bạn mô tả thường nghĩ nhiều đến bệnh lý tim mạch. Bạn nên đến trung tâm y tế chuyên sâu để được kiểm tra toàn diện và có kế hoạch điều trị phù hợp nhất. Nếu bạn còn lo lắng nhiều về tình trạng này, bạn có thể đến bệnh viện Tâm Anh, tại đây chúng tôi với đội ngũ chuyên gia tim mạch giàu kinh nghiệm và trang thiết bị máy móc hiện đại bậc nhất sẽ trả lời cho bạn một kết quả chính xác nhất để bạn có thể yên tâm.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

Tôi bị đau nửa đầu và sau gáy mỗi khi làm việc căng thẳng. Mỗi năm, công ty có khám sức khỏe một lần, nhưng chụp chiếu cũng không thấy ra bệnh để điêu trị. Xin hỏi bác sĩ , em phải qua bệnh viện nào để khám chuyên khoa? Em cảm ơn.

Vũ Thị Nguyệt, 37 tuổi, Nam Từ Liêm, Hà Nội

BS Nguyễn Đức Hưng

Chào bạn,

Đau đầu sau gáy được hiểu là đau phía sau đầu và vùng cổ gáy, hiện tượng này gây đau nhức và mỏi vùng cổ gáy lan lên đầu vùng chẩm, đỉnh thậm chí lan đến vùng thái dương hai bên. Đau có thể thành cơn hoặc âm ỉ liên tục, mức độ từ nhẹ đến nặng, tính chất như điện giật hoặc cảm giác bó thắt, có thể kèm theo rối loạn cảm giác da đầu, hạn chế vận động cổ, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, buồn nôn, chóng mặt hoặc không.

Đa số các trường hợp đau đầu sau gáy liên quan đến những thói quen xấu và yếu tố cơ học như làm việc sai tư thế, tư thế cúi quá sát khi ngồi làm việc (đọc sách, máy vi tính...), mang vác nặng vùng cổ hay vai, thói quen sinh hoạt không khoa học (gối đầu quá cao khi xem tivi, đọc sách ...), nằm hoặc ngồi trái tư thế, vận động cổ vai quá mức, stress, căng thẳng quá mức gây co cơ, chấn thương vùng cổ hay gáy gặp trong sinh hoạt, lao động, thể thao.

Ngoài ra đau đầu sau gáy còn là hậu quả của các nguyên nhân khác như tăng huyết áp, hội chứng nhiễm siêu vi, tăng áp lực nội sọ, bệnh lý liên quan đốt sống cổ (thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, gai đôi đốt sống cổ, quá phát mỏm ngang C7, lao xương khớp...), viêm màng não, xuất huyết dưới nhện, bệnh lý hố sau... Như vậy, đau đầu sau gáy đa số lành tính, tuy nhiên cũng là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Khi có dấu hiệu này, bạn cần sớm thăm khám bác sĩ để tìm nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích hợp.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

đau sau gáy
 
 

Thỉnh thoảng, tim tôi bị nhói đau, khó thở khi thực hiện các hoạt động gắng sức như leo thang bộ... Đó có phải là dấu hiệu của bệnh tim mạch không thưa bác sĩ? Cảm ơn bác sĩ.

Phan Ngọc Vũ, 39 tuổi, quận Bình Thạnh, TP HCM

BS.CKII Huỳnh Ngọc Long

Chào bạn,

Triệu chứng nhói đau ở tim, khó thở có liên quan đến gắng sức thường là dấu hiệu của bệnh tim mạch, tuy nhiên cũng có thể xuất hiện ở các bệnh lý khác. Do đó, bạn nên đến các trung tâm y tế chuyên sâu để đánh giá toàn diện về tình trạng sức khoẻ của mình và có hướng xử trí sớm nhất và phù hợp nhất.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

Tôi thường xuyên bị run tay, hồi hộp, tim đập nhanh. Gần đây, triệu chứng này càng ngày càng thường xuyên. Liệu có phải là triệu chứng bệnh tim hay không? Phương pháp điều trị thế nào? Mong bác sĩ tư vấn.

Lê Hồng Phong, 32 tuổi, Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

BS Nguyễn Đức Hưng

Chào bạn,
Rối loạn thần kinh tim là tình trạng thần kinh thực vật bị rối loạn liên quan đến các hiện tượng như tim đập nhanh hoặc tim đập chậm, dễ hồi hộp, choáng váng, chóng mặt, ngất hay loạn nhịp tim, tăng huyết áp...Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể có cảm giác mệt mỏi, đau tức, đau nhói vùng tim hoặc vùng ngực... Đây là một bệnh lý lành tính, có thể gặp ở người trẻ. Tuy vậy, chẩn đoán này cũng cần được cẩn thận loại trừ các bệnh lý tim mạch nguy hiểm khác như bệnh lý mạch vành, van tim. Do đó, bạn có thể đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được các bác sĩ chuyên khoa tim mạch khám và tư vấn điều trị.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

rối loạn thần kinh tim
 
 


Em hay bị mệt, kiểu như tụt huyết áp, hay đau đầu mất ngủ, nhiều hôm phần ngực thấy nặng. Em đi đo điện tim thì không có phát hiện có vấn đề gì, chỉ hơi thiếu máu nhẹ. Bác sĩ cho em hỏi, đây là dấu hiệu của bệnh lý gì và nên đi khám ở đâu thì tốt nhất? Em cảm ơn bác ...

Minh Hằng, 38 tuổi, Hà Nội

TS.BS.Nguyễn Thị Duyên

Chào bạn,

Hạ huyết áp khi số đo nhỏ hơn 90/60 mmHg và là triệu chứng của nhiều bệnh, có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt người cao tuổi. Tuy nhiên, tập thể dục thường xuyên, đứng quá lâu hoặc thậm chí đứng lên từ đang ngồi hoặc đang nằm có thể làm giảm huyết áp của bạn. Tình trạng này được gọi là hạ huyết áp tư thế.

Khi hạ huyết áp, bạn có thể bắt gặp các dấu hiệu như chóng mặt hay nhức đầu, thiếu tập trung, mờ mắt, mệt mỏi, trầm cảm. Hạ huyết áp mạn tính không có triệu chứng hầu như không nghiêm trọng. Nhưng đột ngột giảm huyết áp kèm với các dấu hiệu da lạnh, vã mồ hôi, khó thở, buồn nôn, khát nước, lơ mơ là báo huyết giảm nguồn cung cấp máu cho các cơ quan quan trọng, đặc biệt là não, đấy là lúc bạn cần phải đến ngay cơ sở y tế gần nhần để được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây hạ huyết áp cũng rất đa dạng và phong phú như không đủ dịch trong động mạch của bạn, tim không bơm máu đủ mạnh (suy tim), các dây thần kinh và kích thích tố trong cơ thể kiểm soát các mạch máu không làm việc hiệu quả, các vấn đề nội tiết như tuyến giáp kém hoạt động (suy giáp), bệnh tiểu đường hoặc đường huyết thấp (hạ đường huyết), một số loại thuốc trị cao huyết áp, trầm cảm, bệnh Parkinson...

Hiện có một số xét nghiệm có thể giúp bác sĩ tìm ra các triệu chứng do hạ huyết áp gây nên. Xét nghiệm phổ biến nhất là đo huyết áp và đếm mạch trong khi bạn ngồi hoặc nằm và sau đó đo lại sau khi bạn đứng dậy. Các xét nghiệm khác có thể bao gồm xét nghiệm máu để xem bạn có bị thiếu máu hay không, xét nghiệm máu để kiểm tra độ cân bằng về mặt hóa học của máu và lượng dịch trong cơ thể bạn, các xét nghiệm để kiểm tra hoạt động của tim (điện tâm đồ, siêu âm tim), xét nghiệm chức năng tuyên giáp.

Để điều trị vấn đề hạ huyết áp mạn tính, bạn có thể điều trị bằng cách:

+ Tăng lượng muối trong chế độ ăn uống. Hãy nhớ kiểm tra với bác sĩ trước khi thực hiện vì natri dư thừa có thể dẫn đến suy tim, đặc biệt là ở người lớn tuổi;

+ Uống nhiều nước. Điều này sẽ làm tăng thể tích máu và chống mất nước;

+ Mang bao vớ chân;

+ Dùng một số loại thuốc điều trị hạ huyết áp xảy ra khi bạn đứng dậy (hạ huyết áp tư thế).

+ Chế độ sinh hoạt phù hợp như đứng lên từ từ và cho thời gian để cơ thể của bạn thích ứng, đặc biệt quan trọng khi bạn bước ra khỏi giường vào buổi sáng. Bắt đầu bằng cách ngồi và chờ một lát. Sau đó xoay chân ra khỏi thành giường và chờ một lát. Khi đứng, đảm bảo rằng bạn có thể giữ chặt cái gì đó để phòng khi chóng mặt. Tránh việc chạy, đi bộ đường dài hoặc làm bất cứ điều gì mất rất nhiều năng lượng trong thời tiết nóng bức. Đảm bảo uống đủ nước, đặc biệt là trong thời tiết nóng. Nằm ngủ kê gối, nâng đầu cao hơn tim một chút, tránh uống nhiều rượu.

Vấn đề không kém quan trọng là xác định nguyên nhân gây hạ huyết áp và các bệnh lý nguy hiểm biểu hiện ra với triệu chứng hạ huyết áp. Muốn thực hiện điều đó, bạn nên đến các cơ sở y tế có kinh nghiệm để được thăm khám và đánh giá một cách toàn diện chuyên sâu.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là một trong những đơn vị hàng đầu về thăm khám, chẩn đoán, tầm soát và điều trị các bệnh lý tim mạch. Với sự hội tụ của đội ngũ chuyên gia đầu ngành giàu kinh nghiệm, có uy tín lớn trong lĩnh vực điều trị ngoại khoa, nội khoa, thông tim can thiệp và ứng dụng các kỹ thuật cao cấp trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch. Ngoài ra, với hệ thống các trang thiết bị hiện đại, bệnh viện hy vọng sẽ là một điểm đến có thể giải quyết các vấn đề sức khỏe của bạn và gia đình.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

Để thăm khám, làm các xét nghiệm chẩn đoán, bạn có thể tham khảo Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, TP HCM (số 2B, Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, TP HCM) hoặc Khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội (số 108 Phố Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội).

Để đặt lịch khám và tư vấn, bạn có thể gọi lên tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tại Hà Nội 1800 6858, tại TP HCM 0287 102 6789 để được hỗ trợ.

Em bị hở van động mạch chủ 2/4, đang điều trị uống thuốc. Đôi lúc, siêu âm thì hở van 3/4, lúc thì 2/4 nên bác sĩ có tư vấn mổ. Tuy nhiên em chưa dám vì em bị khuyết tật, cơ thể nhỏ, sức khỏe yếu nên em sợ động dao kéo sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe hệ miễn dịch vốn yếu của ...

Jenny Nguyen, 30 tuổi, Thới Tam Thôn, Hóc Môn

TS.BS Trần Văn Hùng

Chào bạn,

Hở van động mạch chủ là tình trạng lá van phân cách giữa thất trái và động mạch chủ không đóng kín làm cho dòng máu phụt ngược về thất trái vào kỳ tâm trương, lâu ngày làm cho thất trái giãn ra cuối cùng dẫn đến suy tim. Đánh giá hở van động mạch chủ chủ yếu dựa vào có chỉ số đo được trên siêu âm tim. Tuy nhiên các chỉ số này bị ảnh hưởng rất lớn vào nhịp tim cho nên việc đánh giá hở van động mạch chủ có lúc 2/4 có lúc 3/4 cũng là sai số trong tính toán.

Nếu không điều trị bệnh hở van động mạch chủ thì có thể diễn tiến tới các biến chứng như suy tim. viêm nội tâm mạc nhiễm trùng tức là viêm trong tim, rối loạn nhịp và có thể là tử vong. Nếu bạn được theo dõi điều trị tại chuyên khoa tim mạch thì diễn tiến từ giai đoạn này qua giai đoạn khác có thể chậm hơn đồng thời các chuyên gia tim mạch sẽ xem xét lại chỉ định phẫu thuật van tim của bạn và cho biết khi nào cần phẫu thuật.

Bạn nên ăn hạn chế muối, mỡ bão hòa, nên ăn nhiều rau quả, trái cây, cá... tập thể dục đều đặn, theo dõi huyết áp định kỳ bởi vì tăng huyết áp cũng làm hở van động mạch chủ tăng lên.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

hở van động mạch chủ
 
 

Con em bị tim bẩm sinh (không lỗ van động mạch phổi kèm vách liên thất kín, hở van ba lá 2/4). Khi vừa sinh ra, con đã được chuyển ngay đến bệnh viện để điều trị với định hướng là thông tim (có thể bao gồm đặt stent).

Cho em hỏi việc xử lý như vậy thì sau này còn phải làm thêm ...

Nguyễn Vũ Chính, 37 tuổi, Đà Nẵng

BS Nguyễn Minh Trí Viên

Chào bạn,

Bệnh lý thực hiện trong khoảng vài trăm ca là bệnh khó đoán, phụ thuộc vào cấu trúc tim phải của cháu có đủ kích thước, thể tích hay không, có thể trở thành buồng tim phải bình thường hay không. Muốn tim bình thường phải có đường thoát phụ thuộc vào hở van ba lá trong thời gian bào thai. Đối với trường hợp của cháu, hở van ba lá không nhiều, tôi sợ rằng trường hợp nặng. Muốn cứu cháu sau khi sinh không có máu lên động mạch phải, bác sĩ giữ ống động mạch để máu có thể lên phổi, cố gắng đục phá bỏ màng ngăn giữa thất phải và động mạch phổi. Như vậy, thất phải mới có đường thoát và phát triển được. Kết quả tổng thể từ lúc phát hiện đến khi lớn lên trung bình không được tốt, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố để có thể đạt được kết quả tốt. Thông thường, khoảng 50% có thể sống sót đến giai đoạn cuối, phụ thuộc vào các bác sĩ sơ sinh có kịp thời can thiệp, đặt stent truyền thuốc duy trì ống động mạch hay không.

Cháu có nong được động mạch phổi hay không, nếu được thì tiên lượng sẽ tốt hẳn, sau đó, cần theo dõi trong vòng sáu tháng đầu để xem thất phải có phát triển hay không. Nếu thất phải không phát triển được, phải điều trị theo hướng một thất. Bình thường trái tim có hai bơm nhưng chỉ có một bơm. Kết quả cũng khá tốt nhưng mà cháu không có tim và hệ thống tuần hoàn bình thường, chỉ đạt được mức độ gắng sức 60% như người bình thường. Cháu chỉ có thể gắng sức như đi bộ, chạy chậm, đánh bóng bàn, cường độ cao hơn sẽ khó. Cháu có thể phát triển thể chất, trí tuệ gần như người bình thường. Cũng có những cháu đã mổ theo hướng này và đã học đến đại học, lập gia đình nhưng gắng sức hạn chế.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

Huyết áp của cháu không ổn định, thường xuyên ở mức 135/80 mmHg hoặc 120/85 mmHg, nhịp tim khoảng 90 lần một phút. Bác sĩ tư vấn giúp cháu biết nguyên nhân và cách điều trị bệnh được không? Cháu xin cảm ơn bác sĩ.

Nguyễn Quốc Tuấn, 32 tuổi, Yên Dương, Tam Đảo, Vĩnh Phúc

BS Nguyễn Đức Hưng

Chào bạn,

Tăng huyết áp được chẩn đoán khi huyết áp >140/90 mmHg. Theo tiêu chuẩn đó, huyết áp của bạn chưa vượt ngưỡng chẩn đoán, dù huyết áp ở ngưỡng cao. Do đó, để dự phòng bệnh lý tăng huyết áp, bác có thể áp dụng các phương pháp điều trị không dùng thuốc như ăn nhạt <6 gam muối/ngày, không hút thuốc lá, giảm bia rượu và chất kích thích, giảm chất béo bão hòa, tăng cường rau xanh, tăng cường vận động.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

tăng huyết áp
 
 

Làm thế nào để các mảng xơ vữa bám vào thành mạch máu được rửa sạch? Cảm ơn các bác sĩ.

Phan Văn Thịnh, 51 tuổi, quận Bình Thạnh, TP HCM

ThS.BS Huỳnh Khiêm Huy

Chào bạn,
Mảng xơ vữa một khi bám vào thành động mạch rồi thì để đánh bật nó ra thành động mạch rất khó khăn. Tuy nhiên, người ta biết xơ vữa động mạch có nhiều yếu tố nguy cơ góp phần và khi biết được các yếu tố nguy cơ này mình giải quyết được thì cũng hy vọng sẽ giải quyết được xơ vữa động mạch. Các yếu tố nguy cơ ở đây là bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, hút thuốc lá, lối sống ít vận động... tất cả các yếu tố này thường góp phần làm hư hại thành động mạch trong lớp nội mạc của mạch máu từ đó hình thành mảng xơ vữa bám vào.

Nếu mình biết được tăng huyết áp thì sẽ điều trị huyết áp, đái tháo đường thì kiểm soát đường huyết, hút thuốc là thì nên bỏ hút... tất cả các yếu tố đó nếu mình phối hợp lại và giải quyết tốt thì sẽ phòng ngừa được mảng xơ vữa chưa hình thành, còn nếu đã hình thành thì nó sẽ chậm tiến triển. Ngoài ra, để điều trị các yếu tố nguy cơ đó thì chúng ta có thể kết hợp dùng thuốc hạ áp, thuốc tăng mỡ máu, thuốc đái tháo đường... những thuốc này cũng rất có ít trong việc làm chậm tiến triển của mảng xơ vữa.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

xơ vữa
 
 

Mỗi lần nhậu, tim tôi đập nhanh, đo được 140 lần trên một phút. Vậy tôi có sao không bác sĩ? Tình trạng này kéo dài có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe hay không?

Bao Tuấn, 38 tuổi, Thống Nhất, phường 15, Gò Vấp

ThS.BS Nguyễn Khiêm Thao

Chào anh,

Việc dùng nhiều rượu, bia kéo dài sẽ gây ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe, trong đó tim mạch là một trong những cơ quan chịu ảnh hưởng lớn nhất. Việc dùng rượu, bia không chỉ gây ra những cơn nhịp tim nhanh tạm thời mà còn có thể làm suy giảm chức năng tim theo thời gian, dẫn đến những loạn nhịp tim nguy hiểm hơn.

Mỗi người có cơ địa riêng và chịu mức độ ảnh hưởng khác nhau khi dùng rượu bia. Tuy nhiên, trong trường hợp của anh, một khi đã có biểu hiện nhịp tim nhanh khá nhiều thì tốt nhất anh nên hạn chế uống rượu, bia. Ngoài ra, anh cũng nên khám tổng quát và kiểm tra thêm tình trạng tim mạch để có thể điều trị kịp thời những bất thường (nếu có).

Cảm ơn anh đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc anh và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, anh có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

Năm 2009, tôi bị vỡ phồng động mạch não và đã can thiệp. Đến năm 2017, tôi bị mạch vành và đặt stent. Vậy nhờ bác sĩ, tư vấn về chế độ dinh dưỡng và tập luyện cho tôi? Xin cảm ơn bác sĩ.

Phạm Khánh Hội, 50 tuổi, KĐT Mỹ Đình 2

TS.BS Nguyễn Thị Duyên

Chào bác,

Năm nay bác 50 tuổi nhưng đã có hai biến cố rất lớn là vỡ phồng động mạch não và can thiệp đặt stent động mạch vành. Tôi không rõ vỡ phồng động mạch của bác là do dị dạng mạch hay tổn thương nhồi máu não, bởi vì hai vấn đề này khác hẳn nhau. Nếu trong trường hợp là một dị dạng mạch máu não thì đấy gần như là bẩm sinh hoặc có thể mắc phải như trong một số trường hợp đặc biệt. Còn bệnh lý mà đã được đặt stent động mạch vành thì ở lứa tuổi của bác có thể do một tổn thương xơ vữa trên nền một rối loạn chuyển hóa khác ví dụ như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tiểu đường. Như vậy, thì không rõ ngoài hai bệnh lý tim mạch kể trên thì bác còn có yếu tố nguy cơ tim mạch nào khác không.

Nếu có những yếu tố nguy cơ tim mạch thì bắt buộc phải tuân thủ sử dụng các thuốc điều trị rất chặt chẽ. Bên cạnh đó bác phải có chế độ sinh hoạt phù hợp như ăn nhạt, hạn chế thực phẩm có nhiều cholesterol có nhiều như trong nội tạng, thịt đỏ, hải sản, hạn chế lượng tinh bột đi vào cơ thể, các thức ăn quá ngọt thậm chí là những hoa quả quá ngọt, giảm rượu bia, trong trường hợp bác có thói quen uống rượu thì có thể sử dụng rượu vang hoặc whisky dưới 450 ml/ngày, bỏ thuốc lá. Bên cạnh đó, chế độ vận động cũng rất quan trọng, nếu được, bác cố gắng có chế độ vận động hằng ngày như đi bộ nhanh, đạp xe đạp tại nhà khoảng 40-50 phút/ ngày. Cần phải tái khám định kỳ bởi các bác sĩ chuyên khoa tim mạch.

Cảm ơn bác đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bác và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bác có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

bệnh mạch vành
 
 

Tôi có tiền sử rối loạn nhịp tim nhanh, đã thực hiện đốt vào năm 2010. Ngoài ra, tôi cũng bị rối loạn lipid máu nhiều năm và thường đi xét nghiệm kiểm tra. Bác sĩ bảo hơi cao hơn mức bình thường nên có lúc cho thuốc uống, có lúc tự điều chỉnh ăn uống. Hiện tại, ngực tôi thỉnh thoảng có hơi nhói ...

Long, 41 tuổi, Bình Thủy, Cần Thơ

ThS.BS Nguyễn Khiêm Thao

Chào anh,

Anh đã từng có tiền sử bị nhịp tim nhanh (đã được cắt đốt) và rối loạn Lipid máu thì nên tái khám định kỳ theo chuyên khoa tim mạch để được chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

Việc điều trị rối loạn lipid máu thường kết hợp cả ba phương pháp gồmđiều chỉnh chế độ ăn, tăng cường vận động thể dục và điều trị thuốc (nếu cần). Tùy theo mức độ rối loạn lipid máu và các yếu tố nguy cơ khác của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ quyết định điều trị thuốc hay không.

Hiện tại, anh có triệu chứng nhói ngực, thở cảm thấy thiếu hơi là những triệu chứng có thể gợi ý bệnh mạch vành tim. Anh có thể khám chuyên khoa tim mạch tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được kiểm tra, tư vấn và điều trị phù hợp.

Cảm ơn anh đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc anh và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, anh có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

Xin bác sĩ cho biết những nguy hại của loạn nhịp tim? Cách điều trị hiệu quả? Cảm ơn bác sĩ.

Nguyễn Thuý, 38 tuổi, Chung cư An Tiến, Ninh Bình

TS.BS Trần Văn Hùng

Chào bạn,
Loạn nhịp tim có thể gây nên các biến chứng như đột quỵ, loạn nhịp tim, làm tăng nguy cơ tạo thành tụ huyết khối ở trong tim. Cục huyết khối có thể vỡ ra và được tim bóp lên trên động mạch não gây tắc động mạch não dẫn đến đột quỵ.
Loạn nhịp tim cũng có thể gây nên suy tim, những trường hợp loạn nhịp chậm hoặc nhanh trong một thời gian dài có thể dẫn tới suy tim. Trong một số trường hợp loạn nhịp tim nặng có thể gây tụt huyết áp và đột tử nhanh chóng.
Nếu bạn bị loạn nhịp tim có thể điều trị hoặc không điều trị, việc điều trị chỉ khi bạn có triệu chứng, có nguy cơ diễn ra loạn nhịp nguy hiểm hoặc các biến chứng của loạn nhịp gây nên.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

loạn nhịp tim
 
 

Tôi (U35) và vợ tôi (U34) thỉnh thoảng có cảm giác bị loạn nhịp tim, cảm giác tim đập như muốn thoát ra khỏi lòng ngực, thình thịch, đùng đùng... Tuy nhiên, tôi cũng không thấy mệt, chóng mặt hay bất kì cảm giác khác. Đặc biệt, hiện tượng này xuất hiện rõ rệt sau khi uống cà phê và đá banh, vậy trà và ...

Cong.Tran, 35 tuổi, An Lạc, Bình Tân, TP HCM

PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh

Chào bạn,

Bạn tập uống cà phê từ ít đến nhiều, chỉ uống cà phê thật (chứa cafein là chính), cà phê giả pha hạt khác ở lề đường có thể khiến tim loạn nhịp hơn. Kinh nghiệm tôi là uống cà phê xay, uống từ ít đến nhiều. Tuy nhiên đó chỉ là giả sử, là cảm quan của người bệnh có thể tình cờ uống cà phê nhưng đó cũng có thể là triệu chứng bệnh.

Tim đập ba đến bốn lần một phút, có thể ba đến bốn ngoại tâm thu liên tục làm nhịp nhanh. Tôi nghĩ bạn nên đến khám bác sĩ đo điện tâm đồ 24h, MSCT có những trường hợp loạn nhịp ban đêm nhiều, ban ngày nhiều. Nếu thử không uống cà phê sẽ vẫn có loạn nhịp hay 38 hay 40 tuổi cũng có thể có thể loạn nhịp, cộng thêm yếu tố gia đình có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Do đó, bạn nên đi khám bệnh sớm.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

Tôi 57 tuổi. Thời gian qua, tôi có đi khám ở bệnh viện, bác sĩ bảo tôi bị nhiễm mỡ máu và huyết áp cao, đo được là 160/90 mmHg, sau khi uống thuốc mỡ máu với thuốc cao huyết áp sau 20 ngày, tôi đi khám lại thì mỡ máu trở về bình thường, huyết áp thì có lúc 130/80 mmHg, có lúc 115/75 ...

Nguyễn Tiến Sơn, 57 tuổi, Hải Phòng

BS Nguyễn Đức Hưng

Chào bác,

Tăng huyết là là bệnh lý tim mạch mạn tính, có nhiều biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quy, suy tim... nếu không được điều trị hoặc điều trị không hiệu quả. Do đó, vấn đề điều trị huyết áp là điều trị suốt đời, kể cả khi huyết áp đạt mục tiêu điều trị, ngoài trừ trong một số tình huống đặc biệt như tụt huyết áp, biến chứng với thuốc điều trị. Theo đó, với thông tin mà bác cung cấp, hiện tại huyết áp của bác đã đạt mức điều trị, bác cần tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Để chẩn đoán tình trạng huyết áp một cách chính xác và toàn diện, bác có thể đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại đây bác sẽ được đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tim mạch khám và tư vấn điều trị.

Cảm ơn bác đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bác và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bác có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

huyết áp cao
 
 

Tôi đo tiện tâm đồ thì kết quả là thiếu máu tim, nhưng siêu âm tim thì lại bình thường. Tôi đang điều trị tại khoa tâm thần kinh "Rối loạn lo âu". Tôi hay dễ mệt nhiều, khi lấy hơi thở khá khó khăn. Nhất là buổi chiều, nói vài câu cũng rất mệt hoặc khi làm gì vội vàng thì mệt khủng ...

Trần Thảo Điệp, 42 tuổi, Phú Định, phường 16, quận 8, TP HCM

PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh

Chào bạn,

Triệu chứng của bạn chưa chắc là bệnh mạch vành. Thông thường khi gặp một người đến khai triệu chứng bệnh mạch vành, chúng tôi sẽ hỏi các yếu tố nguy. Thứ nhất, có tăng huyết áp hay không, có hút thuốc lá nhiều hay không; thứ hai,có những người độ 25 tuổi hút chừng hai bao thuốc lá một ngày khoảng độ năm năm thì khả năng bị mạch vành nhiều so với người 25 tuổi không hút thuốc lá. Thứ ba, tôi sẽ hỏi có bị tiểu đường hay không và thứ tư, chúng tôi sẽ phải thử máu, coi cholesterol với LAD có cao hay không. Đồng thời có một yếu tố quan trọng chúng tôi vẫn thường hỏi đó là yếu tố gia đình, ví vụ gia đình đó có cha mẹ bị bệnh mạch vành sớm không? Khi cha bị mạch vành sớm dưới 55 tuổi, còn mẹ dưới 65 tuổi thì được gọi là sớm.

Những trường hợp như vậy chúng ta chỉ mới nghi thôi, thực ra dấu hiệu bệnh mạch vành rất đa dạng. Dấu hiệu bệnh mạch vành được tả là đau xương ức nhiều khi gắng sức nhưng ở phụ nữ đau bên phải cũng vẫn là mạch vành, có người đau bên trái, có người đau ở chỗ bị dạ dày. Do đó, thường trong thực hành chúng ta cần những xét nghiệm cận lâm sàng để xác định mạch vành như siêu âm tim với thuốc nhằm tìm có rối loạn động mạch vành hay không. Ngoài ra, chúng tôi có thể vừa cho bệnh nhân chạy trên thảm lăn hoặc đạp xe đạp vừa đo điện tâm đồ để tìm mạch vành. Một số người bệnh không thể làm được cái đó thì chúng tôi sẽ làm MSCT mạch vành.

Hiện nay, tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có máy rất tốt là 768 nhãn, chúng tôi có thể chích được. Bạn nói mình dị ứng hải sản không thể chích cản quang được có thể không đúng. Chúng tôi nghĩ là vẫn được vì hải sản khác, thuốc cản quang khác, thật ra nếu có dị ứng thì chúng tôi cũng có cách để giải dị ứng với thuốc cản quang, những người bệnh như vậy cần can thiệp mạch vành thì chúng tôi vẫn có thể giải được. Vì vậy bạn đừng quá lo lắng, hãy cứ đến khám, nếu khám phát hiện bệnh thì điều trị còn hơn là ngồi lo.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

Tôi đã ghép thận tháng thứ năm, nhịp tim của tôi rất cao trên 110 nhịp/phút. Tôi đi khám siêu âm và điện tâm không ra kết quả. Xin hỏi bác sĩ, cần làm gì để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị? Cảm ơn bác sĩ.

Trần Ngọc Nhật, 31 tuổi, TP HCM

TS.BS Trần Văn Hùng

Chào bạn,
Bạn đã được ghép thận trong năm tháng và thận hoạt động bình thường, tuy nhiên có nhịp tim nhanh, nếu đo điện tâm đồ hoặc nhịp nhanh xoang, siêu âm tim bình thường thì bạn nên đến khám tại một cơ sở uy tín để bác sĩ sàng lọc những nguyên nhân làm nhịp tim nhanh, ví dụ như bị cường giáp, thiếu máu hay có uống thuốc hay ăn thực phẩm nào đó có thể gây tăng nhịp tim...

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

Để thăm khám, làm các xét nghiệm chẩn đoán, bạn có thể tham khảo Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, TP HCM (số 2B, Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, TP HCM) hoặc Khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội (số 108 Phố Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội).

Để đặt lịch khám và tư vấn, bạn có thể gọi lên tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tại Hà Nội 1800 6858, tại TP HCM 0287 102 6789 để được hỗ trợ.

nhịp tim nhanh
 
 

Hơn 10 năm nay, mỗi lần đo huyết áp tại bệnh viện tăng 16-18/8-10, nhưng theo dõi thường xuyên sáng, chiều ở nhà chỉ mức 12-13/7-8,5. Bác sĩ bảo tôi bị hội chứng áo choàng trắng. Xin bác sĩ giải thích thêm và hướng dẫn thêm cho tôi.

Nguyễn Văn Khuân, 60 tuổi, TP Tân An

PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh

Chào bạn,

Hiện tượng này rất phổ biến, tôi thường khuyên các bác sĩ đừng dựa vào huyết áp đó mà cho thuốc mạnh ngay. Khi bệnh nhân đến môi trường lạ như bệnh viện, phòng mạch hoặc gặp bất cứ bác sĩ nào, họ thường bị tăng huyết áp. Hiện nay, trong y khoa, để chẩn đoán tăng huyết áp nên dựa vào huyết áp đo tại nhà hoặc huyết áp 24 giờ. Huyết áp điện tử rất tốt, mọi người nên mua một cái để đo tại nhà, loại có băng tay sẽ chính xác và nên đo ở nhà sẽ đúng hơn.

Có trường hợp nguy hiểm hơn là huyết áp đo ở nhà cao nhưng tại bệnh viện không cao, gọi là tăng huyết áp bị che giấu, nhiều biến chứng hơn. Bệnh nhân tăng huyết áp nên giảm ăn muối, bớt thịt mỡ và ăn chay với điều kiện không ăn đồ chiên. Thay đổi lối sống, tập thể dục, thay đổi ăn uống, không hút thuốc lá sẽ hạn chế được tình trạng tăng huyết áp.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

Thỉnh thoảng, hơi thở của tôi rất ngắn. Có lúc cảm giác như khó thở, có phải là bệnh lý về tim không? Khi tôi chạy, có hôm nhịp tim tăng lên đến 190 một phút, như vậy có nguy hiểm không? Cảm ơn bác sĩ.

Nguyễn Thị Tuyết Nhung, 47 tuổi, Nghĩa Tân, Hà Nội

BS Nguyễn Đức Hưng

Chào bạn,
Triệu chứng, tức ngực khó thở có thể là dấu hiệu của các bệnh lý tim mạch nguy hiểm, đặc biệt khi bạn vận động có tình trạng nhịp tim tăng lên đến mức 190 lần/phút. Do đó, để chẩn đoán chính xác tình trạng của bạn, cần tiến hành xét nghiệm holter điện tim, điện tim gắng sức... Để tiến hành các xét nghiệm đó, bạn có thể đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại đây đội ngũ bác sĩ chuyện khoa tim mạch sẽ khám và tư vấn cho bạn

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

bệnh tim