Tôi năm nay 38 tuổi, bị thông liên thất bẩm sinh. Cách đây sáu năm, tôi thực hiện bít lỗ thông liên thất bằng dù. Bác sĩ cho tôi hỏi chế độ ăn uống và thể dục phải chú ý những gì để tim khỏe mạnh?
Chào bạn,
Tiền sử bạn có bị thông liên thất bẩm sinh và may mắn đã được phát hiện trong giai đoạn còn có thể điều trị bít lỗ thông, và cụ thể là bạn đã được bít dù thông liên thất cách đây sáu năm. Việc điều trị, sinh hoạt, chế độ ăn uống giai đoạn sau khi bít lỗ thông phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chức năng thất trái của bạn như thế nào, áp lực động mạch phổi của bạn là bao nhiêu... đây là các hậu quả của thông liên thất có thể còn sau can thiệp, ở các ca được can thiệp kịp thời cũng có thể không có các hậu quả này.
Để giúp tư vấn cụ thể cho bạn, bạn có thể đăng ký khám tại phòng khám Tim mạch thuộc Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, các chuyên gia sẽ thăm khám và tư vấn các hướng điều trị cũng như cho bạn các lời khuyên cụ thể về chế độ sinh hoạt, ăn uống, tập thể dục ...
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.
Bố của em bị suy tim độ một. Xin được hỏi các bác sĩ trường hợp như bố em thì nên được chăm sóc và điều trị như thế nào?
Chào bạn,
Điều trị, chăm sóc suy tim nhằm ba mục đích chính là giảm triệu chứng, ngăn ngừa suy tim tăng nặng phải nhập viện và cuối cùng là kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân. Các biện pháp điều trị chính có thể đưa vào hai nhóm chính là:
1. Các biện pháp điều trị chung cho tình trạng suy tim như chế độ nghỉ ngơi phù hợp, tránh gắng sức quá, chế độ ăn giảm muối < 3 gam muối/ngày, hạn chế lượng nước và dịch cho bệnh nhân, loại bỏ các yếu tố nguy cơ khác như rượu, cà phê, tránh dùng các thuốc gây tăng nặng suy tim như các thuốc chống viêm giảm đau, giáo dục bệnh nhân tuân thủ phác đồ điều trị...
2. Các biện pháp điều trị đặc biệt áp dụng cho từng trường hợp cụ thể tùy theo nguyên nhân gây ra suy tim. Lưu ý đặc biệt là trong mọi trường hợp, cần phải tìm cho ra nguyên nhân gây suy tim, từ đó mới có thể điều trị một cách triệt để nếu có thể. Ví dụ như can thiệp đặt stent hoặc phẫu thuật bắc cầu nối mạch vành cho bệnh động mạch vành, thay van tim cho các bệnh hẹp, hở nặng van tim, can thiệp hoặc phẫu thuật đóng các lỗ thông bẩm sinh trong tim như thông liên thất, thông liên nhĩ, điều trị cường giáp...
Để điều trị suy tim một cách tốt nhất, bạn cần đưa bố bạn đến khám với chúng tôi để được đánh giá một cách tổng thể, xem xét điều trị tích cực ngay từ giai đoạn sớm để tránh các tiến triển nặng gây giảm chất lượng cuộc sống cũng như giảm tuổi thọ cho bố bạn.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.
Tôi bị hở van động mạch chủ giai đoạn hai đã hai năm nay. Cách đây ba tháng, tôi bị huyết áp cao 160/170 đang điều trị bằng thuốc giảm áp, huyết áp tôi hiện tạm ổn trong giới hạn.Trường hợp của tôi có thể thay van không thưa bác sĩ? Ngoài ra, tôi cần lưu ý những điều gì? Xin cảm ơn nhiều.
Chào bác,
Bác phát hiện hở van động mạch chủ 2/4 cách đây đã hai năm, tuy nhiên bác không nói rõ là hiện nay hở van đang ở mức độ nào, có tiến triển nặng lên không và nguyên nhân gây hở van động mạch chủ của bác là gì. Các nguyên nhân có thể gây ra hở van động mạch chủ có thể gặp như bệnh lý động mạch chủ, bệnh lý tại van như viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, di chứng van tim do thấp, thoái hóa van...
Bác cần đi khám và được đánh giá lại độ hở van tim cũng như nguyên nhân gây hở van tim để có hướng điều trị cụ thể. Với huyết áp bác mới phát hiện cách đây ba tháng có huyết áp tâm thu 160-170 mmHg, hiện nay bác sĩ đang dùng thuốc đưa huyết áp trở về bình thường, bác có thể tiếp tục dùng phác đồ này, ăn chế độ ăn giảm muối và tái khám định kỳ để chúng tôi có thể theo dõi điều trị tăng huyết áp cũng như tối ưu hóa phác đồ thuốc cho bác như kê phối hợp nhiều loại thuốc với liều thấp sẽ giúp hạ huyết áp tốt hơn và giảm các tác dụng phụ của thuốc, lựa chọn các loại thuốc phù hợp với tuổi và các bệnh đồng mắc...
Cảm ơn bác đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bác và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bác có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.
Tôi hay bị đánh trống ngực khi đang nằm mà buồn đi tiểu hoặc gối đầu cao khi ngủ. Mong bác sĩ tư vấn. Xin cảm ơn bác sĩ.
Chào bác,
Triệu chứng tim đập nhanh của con người thường diễn ra một cách sinh lý khi con người hoạt động mạnh, gắng sức hoặc lo âu, căng thẳng một vấn đề gì đó. Triệu chứng của bác lại diễn ra khi nằm nghỉ ngơi, rất có thể bác đã có cơn rối loạn nhịp. Bác cần đi khám để bác sĩ có thể đánh giá tổng thể chức năng tim mạch của bác và đánh giá sâu thêm, xem bác có rối loạn nhịp nguy hiểm nào hay không bằng cách cho bác đeo máy theo dõi nhịp tim liên tục trong 24 giờ. Đây là một phương pháp đơn giản, phương tiện đo nhỏ gắn lên người và người bệnh có thể đeo máy về nhà qua hôm sau đủ 24h thì đến bệnh viện để bác sĩ đọc và phân tích kết quả máy ghi nhận được. Từ đó sẽ có tư vấn hợp lý cho bác hơn.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.
Bố tôi dạo đây hay bị mệt, nhiều khi còn ngất đi. Đi khám thì bác sĩ cho biết bị thiếu máu cục bộ cơ tim. Xin bác sĩ cho biết tại sao bố tôi lại bị bệnh này và giờ điều trị như thế nào vậy, thưa bác sĩ?
Chào bạn,
Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ là tình trạng mạch máu nuôi tim bị hẹp lại thường do các mảng xơ vữa trong mạch máu. Để điều trị bênh này, việc đầu tiên là phải thay đổi lối sống (ngưng thuốc lá, chế độ ăn hạn chế dầu mỡ, tập thể dục duy trì cân nặng lý tưởng, giảm lo âu...), tiếp đến là sử dụng thuốc, phẫu thuật bắc cầu mạch vành hoặc đặt stent mạch vành (nếu có chỉ định).
Về trường hợp của bố bạn, bác sĩ khuyên nên khám ở trung tâm y tế chuyên sâu để đánh giá nguyên nhân ngất và xác định giai đoạn bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim để có kế hoạch điều trị toàn diện và phù hợp nhất.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.
Để thăm khám, làm các xét nghiệm chẩn đoán, bạn có thể tham khảo Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, TP HCM (số 2B, Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, TP HCM) hoặc Khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội (số 108 Phố Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội).
Để đặt lịch khám và tư vấn, bạn có thể gọi lên tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tại Hà Nội 1800 6858, tại TP HCM 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Tôi bị bệnh mạch vành, đặt stent nhưng không thành công vì mảng xơ vữa đã vôi hóa. Tôi nhận được chỉ định mổ bắc cầu động mạch nhưng rất sợ. Xin hỏi phương pháp điều trị nào tốt nhất cho tình trạng của tôi. Tôi xin cảm ơn.
Chào bạn,
Nguyên nhân của bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ thường là do các mảng xơ vữa gây hẹp lòng mạch máu nuôi tim. Vì vậy, việc đầu tiên để làm cải thiện tình trạng bệnh là thay đổi lối sống để kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ thúc đẩy bệnh mạch vành tiến triển. Hiện có các phương pháp điều trị bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ như điều trị bằng thuốc, đặt stent mạch vành hoặc phẫu thuật mổ bắc cầu mạch vành. Phương pháp mổ bắc cầu mạch vành nhằm mục đích đảm bảo lưu lượng máu đến nuôi tim.
Trong trường hợp của bạn, có chỉ định mổ bắc cầu mạnh vành nhưng hiện tại bạn chưa sẵn sàng, do đó phương pháp điều trị tốt nhất là điều trị nội khoa tích cực và thay đổi lối sống (không hút thuốc lá, chế độ ăn hạn chế dầu mỡ, tập thể dục duy trì cân nặng lý tưởng). Trong trường hợp bạn đã sẵn sàng để phẫu thuật, nên báo bác sĩ điều trị để xem xét lại chỉ định phẫu thuật. Thân mến, chúc sức khỏe bạn và gia đình.
Bệnh mạch vành uống thuốc có thể hết được không và phải kiêng cử những gì? Cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn,
Nguyên nhân của bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ thường do những mảng xơ vữa trong lòng mạch vành gây hẹp lòng mạch, làm giảm lượng máu nuôi tim. Bệnh mạch vành là bệnh mạn tính, tiến triển theo thời gian. Do đó, hiện nay chưa có phương pháp chữa hoàn toàn bệnh mạch vành. Vì vậy, việc thực hiện lối sống khoa học ( không hút thuốc lá, hạn chế ăn dầu mỡ, tập thể dục giữ cân nặng lý tưởng) là điều mà người bệnh nên thực hiện sớm để kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ thúc đẩy bệnh mạch vành tiến triển.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.
Tôi có cần phải đặt Stent không khi nhận được kết quả chụp MSCT bị nghẹn đến 11 lỗ? Tôi xin cảm ơn.
Chào anh,
Bệnh mạch vành là tình trạng lòng mạch máu bị hẹp lại, nguyên nhân thường là do mảng xơ vữa trong lòng mạch máu. Hiện nay, tiêu chuẩn vàng để chuẩn đoán bệnh mạch vành là phương pháp chụp mạch vành qua da, từ đó xác định xem có chỉ định đặt stent mạch vành hay không. Với kết quả chụp cắt lớp vi tính mạch vành như bạn mô tả, bác sĩ khuyên bạn nên đến cơ sở y tế chuyên sâu để chuẩn đoán và xác định giai đoạn bệnh để có hướng xử trí phù hợp nhất.
Cảm ơn anh đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc anh khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, anh có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.
Tôi bị nhói ở tim, không biết có phải bị van tim không? Triệu chứng của bệnh van tim bao gồm những triệu chứng nào? Các phương pháp, xét nghiệm chẩn đoán bệnh van tim tại bệnh viện hiện có?
Chào bạn,
Tình trạng nhói trước tim của bạn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhiều bệnh van tim có thể không có triệu chứng trong nhiều năm. Triệu chứng bị van tim là khi khám bác sĩ có thể nghe tiếng thổi. Tùy theo tổn thương của van tim mà có tiếng thổi khác nhau, cũng có thể có triệu chứng mệt, khó thở khi gắng sức hoặc khi ngủ, có thể phù hai mắt cá hoặc bàn chân, có báng bụng, rối loạn nhịp tim.
Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh chúng tôi có những phương tiện rất hiện đại để chẩn đoán bệnh van tim như siêu âm tim qua thành ngực. Với máy đời mới, bác sĩ có thể quan sát được toàn bộ cấu trúc của tim và hoạt động của các van tim từ đó cho ra chẩn đoán và có hướng điều trị thích hợp.
Trong những trường hợp siêu âm qua thành ngực khó thấy thì bác sĩ có thể siêu âm qua đường thực quản. Phương pháp sẽ dùng một ống như ống nội soi dạ dày đưa vào trong thực quản, dạ dày của người bệnh, trong đó có đầu dò phát ra tia siêu âm và có thể thấy được những cấu trúc van tim rõ hơn như van có dày, có vôi hóa hay không, đánh giá độ hở cũng rõ ràng hơn.
Tiếp theo là phương tiện điện tâm đồ để biết được buồng tim lớn thế nào, có loạn nhịp tim hay không và có nguy hiểm hay không. Tiếp đến là X-quang ngực thẳng ngoài xem buồng tìm thì có thế đánh giá xem bệnh nhân có bệnh lý phổi kèm theo hay không. Tiếp đến là cộng hưởng từ (MRI) có thể thấy được cấu trúc của tim, van tim và đặc biệt đánh giá độ hở của van tim rất chính xác. Thêm vào đó, bác sĩ sẽ có những xét nghiệm cận lâm sàng như điện tâm đồ, siêu âm tim gắng sức để đánh giá van tim.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.
Tôi bị tê 10 đầu ngón tay, lúc tay trái, lúc tay phải, lúc ngón này, lúc ngón kia, có lúc cả 10 ngón. Tôi có đo điện cơ, kết quả tốt. Hiện tôi đang uống thuốc do bác sĩ kê đơn. Sau khi uống 10 ngày thì tình trạng tê có giảm nhưng không hết hẳn. Xin bác sĩ cho lời khuyên. Tôi cảm ...
Chào anh,
Với những triệu chứng như trên, chắc anh đã đi khám chuyên khoa thần kinh và cơ xương khớp, được kê đơn thuốc giảm đau, hỗ trợ thần kinh. Các bệnh lý tim mạch như xơ vữa động mạch hay suy giãn tĩnh mạch gây triệu chứng đau, tê bì, dị cảm thường gặp ở chi dưới, rất ít gặp ở chi trên.
Triệu chứng tê bì đầu ngón tay có thể gặp trong nhóm hội chứng Raynaud (rối loạn vận mạch đầu chi). Ngoài biểu biện đau tê, dấu hiệu đặc hiệu hơn là thay đổi màu sắc từ trắng lạnh, xanh tím, đỏ nóng, xuất hiện khi gặp lạnh đột ngột, xúc động mạnh hoặc trong một số bệnh lý hệ thống.
Anh có triệu chứng tê bì các đầu ngón tay, điện cơ bình thường, cần loại trừ các bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ, hội chứng ống cổ tay, các bệnh lý chuyên khoa thần kinh và cơ xương khớp. Nếu có biểu hiện thay đổi màu sắc đầu ngón tay cần loại trừ bệnh lý rối loạn vận mạch đầu chi.
Anh nên đi khám ở bệnh viện có chuyên khoa để được thăm khám một cách toàn diện, từ đó có chẩn đoán phù hợp và điều trị đúng bệnh. Bên cạnh đó, hạn chế sử dụng máy tính nhiều, ngừng hút thuốc, nên tập vận động thể dục đều đặn và có chế độ ăn lành mạnh cũng có thể giúp cải thiện bớt triệu chứng của mình.
Cảm ơn anh đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc anh khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, anh có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.
Cách đây năm năm, tôi được chẩn đoán loạn nhịp xoang tim, đánh trống ngực. Bác sĩ cho dùng thuốc và điều trị sáu tháng. Sau đó kiểm tra, các chỉ số ổn định, bác sĩ cho dừng thuốc. Hiện nay, tôi gặp hiện tượng đánh trống ngực mỗi khi đến tháng, sau đó tự hết. Xin hỏi, tôi có cần phải khám lại tim ...
Chào bạn,
Tiền mãn kinh thì có rất nhiều triệu chứng, trong đó có một số triệu chứng gần giống với triệu chứng tim mạch. Một người càng lớn tuổi thì nguy cơ tim mạch ngày càng cao cho nên bạn nên đến cơ sở y tế uy tín, có đầy đủ trang thiết bị để các bác sĩ khám và sàng lọc, loại trừ có bệnh tim mạch hay không trước khi nói rằng các triệu chứng này có từ tiền mãn kinh.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.
Làm cách nào để phát hiện sớm các bệnh về tim qua các triệu chứng thưa bác sĩ?
Chào bạn,
Người bệnh tim hoặc có nguy cơ mắc bệnh tim như người cao tuổi, thừa cân, béo phì hoặc bị bệnh tăng huyết áp nên được thăm khám định kỳ tim mạch. Nếu cùng lúc xuất hiện ít nhất hai triệu chứng trong các triệu chứng dưới đây, người bệnh cần đi khám bác sĩ.
- Khó thở, đặc biệt là khi nằm xuống.
Nếu bạn cảm thấy khó thở như có vật gì đó đè nén ngực hoặc gặp khó khăn khi hít thở sâu, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa tim mạch để nhận được tư vấn và tìm nguyên nhân. Người mắc bệnh tim thường xuất hiện triệu chứng khó thở kể cả khi phải gắng sức hoặc không. Để phân biệt bệnh tim với bệnh COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính), tình trạng khó thở này xảy ra ngay khi bạn nằm xuống hoặc đi ngủ. Khó thở cũng có khi xảy ra vào ban đêm, lúc bạn đang ngủ, do việc đột ngột tim giảm khả năng co bóp làm gián đoạn quá trình bơm máu từ tim đến phổi gây khó thở.
- Cảm giác nặng trong ngực hoặc tức ngực.
Thông thường, những người được chẩn đoán mắc bệnh tim hay phàn nàn về triệu chứng thường gặp là cảm giác bị đè nặng lên ngực hoặc tức ngực. Những cơn đau ngực là dấu hiệu của bệnh tim. Người bệnh có cảm giác đau thắt ngực ở khu vực dưới xương ức, phía trước, cơn đau thường kéo dài 10 phút và hay lặp lại. Khi bị đau ngực kéo dài, người bệnh cần nghỉ ngơi tuyệt đối và khẩn trương đi khám vì đây có thể là dấu hiệu của một cơn nhồi máu cơ tim. Đau thắt ngực hoặc đau ngực nói chung thường là do các tế bào cơ tim không nhận đủ ôxy do lưu lượng máu tới tim giảm.Trong suy tim, do khả năng bơm máu của quả tim bị suy giảm, việc lưu thông máu tới các cơ quan trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Suy tim càng nặng người bệnh càng khó thở, thậm chí người bệnh khó thở khi làm những công việc cá nhân hoặc cả khi ngồi nghỉ. Các cơn khó thở đến mức có cảm giác quần áo, giày thít chặt vào cơ thể.
- Hiện tượng phù.
Hiện tượng suy tim xuất hiện cùng lúc với hiện tượng phù, cơ thể có dấu hiệu tích nước. Nếu thấy khi ngủ dậy mặt bị căng phù, mí mắt nặng hoặc điển hình phù bàn chân vào thời điểm nhất định trong ngày cảm thấy đi dép chật....tất cả đều cho thấy bạn đang có những triệu chứng của suy tim. Khi lượng máu ra khỏi tim chậm, máu trở về tim qua tĩnh mạch bị ứ lại, khiến dịch tích tụ tại các mô. Thận không thể đào thải muối và nước cũng gây giữ nước trong các mô làm bệnh nhân bị phù.
- Cảm thấy mệt mỏi hoặc kiệt sức.
Nếu thấy mệt mỏi hoặc kiệt sức nhiều lần trong ngày, thậm chí mệt mỏi cả sau khi ngủ dậy. Nếu hiện tượng này xảy ra một cách thường xuyên, nó báo hiệu bạn đang gặp vấn đề về tim mạch. Mệt mỏi không rõ nguyên nhân thường xuất hiện do các bộ phận trong cơ thể của bạn không nhận được đủ oxy cần thiết do tim bị suy giảm chức năng co bóp.
- Ho dai dẳng hoặc khò khè.
Người bị suy tim sung huyết là khi chức năng bơm máu của tim không đủ cung cấp cho cơ thể, máu bị ứ lại, gọi là ứ dịch. Nó ứ dịch ở nhiều cơ quan như phổi sẽ gây ho mạn tính, thở khò khè, nếu ứ dịch ở gan, ruột gây chán ăn, buồn nôn... Đối với trường hợp ho dai dẳng nhiều khi người bệnh dễ nhầm với bệnh phổi như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính... Tình trạng ho có thể xấu đi khi nằm hoặc mới dậy khỏi giường. Ho do bệnh tim thường ho khan, có thể có đờm trắng hoặc chất nhầy đặc.
- Chán ăn.
Một trong những dấu hiệu chính của suy tim sung huyết là người bệnh lúc nào cũng có cảm giác no. Đó là do sự tích tụ của dịch trong gan hoặc hệ thống tiêu hóa của người bệnh. Kết quả, người bệnh không còn cảm giác muốn ăn và ăn ít hơn. Nếu có thêm triệu chứng mệt mỏi đến mức không muốn ăn, người bệnh cần được đi khám chuyên khoa tim mạch.
- Đi tiểu ban đêm.
Đi tiểu thường xuyên vào ban đêm là một dấu hiệu quan trọng của suy tim. Điều này xảy ra do sự chuyển dịch lượng nước tích tụ trong cơ thể gây phù ở nhiều bộ phận đến thận thông qua các mạch máu. Để tránh hiện tượng này, người bệnh cần kiểm soát lượng nước đưa vào cơ thể vào buổi tối hoặc sử dụng thuốc lợi tiểu vào buổi sáng.
- Nhịp tim có vấn đề.
Trong suy tim, trái tim người bệnh thường đập với tốc độ nhanh hơn hay cảm giác như đang chạy hoặc đập dồn dập. Nguyên nhân khiến tim đập nhanh là để bù đắp cho khả năng suy giảm chức năng bơm máu. Các biểu hiện như hồi hộp bất thường, nghe rõ tim đập như đánh trống ngực đều cần được người bệnh lưu tâm.
- Lo lắng.
Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến cảnh báo bạn đang bị suy tim nhưng lại là dấu hiệu rất hay bị bỏ qua. Bệnh nhân thường có biểu hiện như thở nhanh, nhịp tim bất thường và lòng bàn tay đổ mồ hôi, thường nhầm lẫn với các dấu hiệu như lo lắng hay căng thẳng. Do đó, nếu bạn hoặc người thân của bạn gần đây cảm thấy lo lắng hoặc cảm thấy bất an, cộng thêm một trong những triệu chứng đã nói ở trên thì cần đi kiểm tra, bởi rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh suy tim.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.
Tôi khám bệnh định kỳ, bác sĩ kết luận bóng tim to (chụp X-quang). Bệnh này có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào?
Chào bạn,
Hình ảnh X-quang chỉ là hình ảnh gián tiếp đưa hình ảnh tim và lồng ngực lên mặt phẳng hai chiều cho nên nó chỉ có giá trị gợi ý. Bạn nên đến cơ sở uy tín như Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại đây chúng tôi có những trang thiết bị hiện đại như máy siêu âm thế hệ mới để xem thực sự tim có lớn hay không, nguyên nhân của lớn tim là gì, tim có co bóp tốt hay không? Trong những trường hợp khó, phức tạp chúng tôi có thể dùng máy cộng hưởng từ đời mới để cho ra kết quả chính xác nhất.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.
Tôi 65 tuổi, bị cầu cơ mạch vành 7 mm, huyết áp 135/80 mmHg, nhịp tim 85 lần một phút. Tôi có cần uống thuốc làm giảm nhịp tim để ít ảnh hưởng động mạch vành không? Xin cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn,
Cầu cơ động mạch vành là tình trạng một đoạn động mạch vành chui sâu vào lớp cơ thay vì đi trên bề mặt quả tim. Thông thường, nếu bệnh nhân không có triệu chứng đau ngực sẽ không cần điều trị. Do đó, trong trường hợp của bạn, nên đến khám tại cơ sở y tế chuyên sâu để đánh giá chính xác về bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.
Cách đây năm năm, tôi đi khám bị nhịp tim yếu. Hiện tại, thường xuyên bị đau ngực trái, có lúc đau nhói, khó thở và hơi đuối sức. Xin hỏi bác sĩ, tôi bị làm sao và có nghiêm trọng không? Nếu khám thì nên khám ở đâu? Xin cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn,
Đau thắt ngực trái đặc biệt là khi xuất hiện kèm khó thở, giảm khả năng gắng sức có thể là dấu hiệu của các bệnh lý tim mạch nguy hiểm như bệnh lý động mạch vành, hẹp van động mạch chủ, suy tim,... Do đó, bạn nên đến bệnh viện để tiến hành các xét nghiệm cần thiết như siêu âm tim, điện tim gắng sức...
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.
Tôi năm nay 46 tuổi, có huyết áp từ 135 đến 145 mmHg. Gần đây, phía lồng ngực bên trái của tôi thỉnh thoảng bị co thắt, đập mạnh và tôi cảm thấy hồi hộp. Xin hỏi bác sĩ tôi có phải đi khám chuyên khoa hay không?
Chào bạn,
Huyết áp của bạn dao động từ 135-145, bác sĩ nghi ngờ bạn có bệnh lý tăng huyết áp. Bên cạnh đó bạn còn có biểu hiện tim bị co thắt, đập mạnh, hồi hộp. Do đó, bác sĩ khuyên bạn nên đến cơ sở y tế chuyên sâu để đánh giá toàn diện về sức khoẻ bạn và có hướng xử trí sớm nhất và phù hợp nhất.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.
Tôi làm nghề lái xe tải. Chiều tôi đi làm về nhà, nấu cơm rồi ăn khoảng 30 phút, sau đó đi tắm đến khoảng 19h30. Xong mọi việc, tôi ngồi nghỉ ngơi vài phút, nằm xuống thì bị chóng mặt.
Các triệu chứng cứ lặp lại, tôi cảm thấy buồn nôn, trán đổ mồ hôi. Hôm sau đỡ hơn nhưng cảm thấy rất ...
Chào bạn,
Triệu chứng của bạn có thể do nhiều nguyên nhân gây nên như rối loạn tiền đình, rối loạn thần kinh thực vật hay tăng huyết áp. Tăng huyết áp thường không có triệu chứng, tôi không rõ bạn có nguy cơ tăng huyết áp hay không, bạn có hút thuốc lá, có thói quen ăn mặn và thường bị căng thẳng hay không. Bạn nên đến cơ sở uy tín để được các bác sĩ khám, sàng lọc để đưa ra chẩn đoán và điều trị thích hợp. Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh chúng tôi có nhiều phương tiện chẩn đoán hiện đại, chúng tôi hy vọng tìm ra được nguyên nhân gây nên bệnh của bạn từ đó có hướng điều trị thích hợp.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.
Để thăm khám, làm các xét nghiệm chẩn đoán, bạn có thể tham khảo Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, TP HCM (số 2B, Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, TP HCM) hoặc Khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội (số 108 Phố Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội).
Để đặt lịch khám và tư vấn, bạn có thể gọi lên tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tại Hà Nội 1800 6858, tại TP HCM 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Tôi năm nay 42 tuổi, bị nhồi máu cơ tim cấp, đã đặt bốn stent tại bệnh viện được một năm. Sau khi đặt stent, tôi hay bị sốt, hầu như tháng nào cũng bị từ mổ đến hai lần. Không biết có phải vì tôi đặt stent nên sức đề kháng kém đi phải không bác sĩ? Việc dùng thuốc tây kéo dài ảnh ...
Chào bạn,
Thông thường, sau đặt stent mạch vành sẽ không xuất hiện triệu chứng sốt. Do đó bạn nên đến khám tại cơ sở y tế để được đánh giá, tìm nguyên nhân gây sốt để có hướng điều trị phù hợp.
Do trong trường hợp của bạn có bị nhồi máu cơ tim và đặt stent mạch vành nên bạn phải uống thuốc lâu dài (có thể suốt đời), bất kể thuốc nào cũng có tác dụng phụ. Vì vậy, bạn nên đến khám tại cơ sở y tế chuyên sâu để bác sĩ đánh giá về bệnh của bạn và giai đoạn bệnh, từ đó điều chỉnh thuốc sao cho phù hợp nhất với bạn.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.
Thỉnh thoảng, huyết áp tôi cao 160/100 Hg và hay xuất hiện cơn đau tức ngực. Xin hỏi bác sĩ, bệnh của tôi là gì và phải điều trị như thế nào?
Chào bạn,
Tăng huyết áp được chẩn đoán khi huyết áp >140/90 mmHg. Theo tiêu chuẩn đó, huyết áp của bạn vượt ngưỡng chẩn đoán. Tăng huyết áp là bệnh lý tim mạch mạn tính tiến triển âm thầm dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt trong đó có bệnh lý động mạch vành với biểu hiện chủ yếu là đau ngực. Do đó, khi bạn có tình trạng đau thắt ngực kèm với tăng huyết áp, bạn nên đến các cơ sở y tế kiểm tra sức khỏe. Bạn có thể đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại đây, đội ngũ bác sĩ chuyện khoa tim mạch sẽ khám và tư vấn điều trị phù hợp
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.
Tôi bị đau tức ngực trái vùng tim (khoảng 20 ngày gần đây, trước không có hiện tượng này). Tôi đã đi khám bệnh, xét nghiệm tổng quát, kết quả huyết áp của tôi thường ở khoảng 80/120 mmHg, không bị tiểu đường, siêu âm điện tim thì bình thường, xong hiện tượng đau tức nhẹ vẫn còn nhưng không liên tục. Xin hỏi bác ...
Chào bạn,
Tình trạng đau ngực có thể do rất nhiều nguyên nhân không phải chỉ do nguyên nhân tim mạch như là thuyên tắc phổi, viêm phổi, màng phổi, đau cơ thành ngực, viêm khớp sụn sườn... Để xác định nguyên nhân tim mạch, bạn cần phải được xét nghiệm máu, đo điện tim, siêu âm tim, đo điện tim gắng sức, chụp cắt lớp vi tính động mạch vành... Do đó, trong trường hợp của bạn, bạn nên đến khám tại cơ sở y tế chuyên sâu để xác định nguyên nhân đau ngực và có hướng điều trị phù hợp nhất. Thân mến, chúc sức khoẻ bạn và gia đình.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.