Tôi bị hồi hộp, tim đập nhanh, khi vận động lên đến 130/phút. Thỉnh thoảng có hiện tượng nhói ở tim, xong qua rất nhanh. Xin hỏi bác sĩ đó là biểu hiện của bệnh gì? Có nguy hiểm không? Cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn,
Đối với người khỏe mạnh, khi nghỉ sẽ có nhịp tim 60-100 nhịp/phút. Khi hoạt động gắng sức, cơ thể cần nhiều năng lượng và oxy để đốt cháy calo nhiều hơn, cơ thể đáp ứng bằng cách hoạt hóa hệ thần kinh giao cảm, tăng tiết các chất catecolamin làm tăng nhịp tim, tăng sức co bóp cơ tim. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác, bạn có thể đến bệnh viện Tâm Anh đăng ký khám chuyên khoa tim mạch. Chúng tôi sẽ khám cụ thể và chỉ định các thăm dò tim mạch với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm trong chuyên ngành tim mạch. Trân trọng!
Thưa bác sĩ. Sáng mỗi ngày, tôi uống thuốc, huyết áp khoảng 125/95, tương đối ổn định, cũng có lúc hơi tăng khoảng 135/100. Xin hỏi bác sĩ như vậy ổn không. Uống thuốc lâu ngày có bị giãn tĩnh mạch không, nếu có thì nên dùng thuốc nào tốt. Tôi đã từng uống một loại thuốc nhưng bị tác dụng phụ gây ho.
Chào bạn,
Đầu tiên bạn nên xem lại cách đo huyết áp của mình có đúng với hướng dẫn chưa, nên đo vào buổi sáng mới thức dậy. Nếu đã đúng như thế mà huyết áp như trên chứng tỏ huyết áp bạn chưa ổn định. Uống một số thuốc huyết áp có một số ít người bị tác dụng phụ là phù 2 chân do giãn vi mạch, không đồng nghĩa là làm giãn tĩnh mạch. Nếu bạn không bị phù thì có thể uống thuốc để ổn định huyết áp. Nếu bị phù chân thì bạn nên ngưng.
Lời khuyên chân thành nhất là bạn nên đến khám đúng bác sĩ chuyên khoa Tim mạch để được điều trị, tư vấn, dự phòng đúng, tránh biến chứng tăng huyết áp về sau. Trân trọng!
Tôi đã mổ cầu nối mạch vành cách đây hai năm. Hiện nay, hàng tháng tôi vẫn đi khám định kỳ và uống thuốc đều theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, khoảng ba tháng nay, tôi thường xuyên bị chóng mặt, lao đao khó chịu, thỉnh thoảng, có lúc ăn xong chóng mặt có cảm giác buồn nôn. Tôi nên khám và làm ...
Xin chào bác Bao,
Sau mổ bắc cầu động mạch vành được hai năm, bác vẫn tái khám định kỳ, uống thuốc đều theo hướng dẫn của bác sĩ mà không có các dấu hiệu đau ngực, khó thở có thể là mạch vành của bác hiện đang ổn định. Các dấu hiệu chóng mặt, có lúc buồn nôn có thể là dấu hiệu của bệnh mạch máu não. Bác nên tới khám bác sĩ chuyên khoa thần kinh hoặc hỏi ý kiến bác sĩ tim mạch của mình để có thể được làm các thử nghiệm cần thiết để xác định thêm có bệnh mạch máu não hay không. Trân trọng!
Vào tháng 1/2021, tôi có xét nghiệm máu phát hiện LDL cholesterol cao (4.90 mmol/l). Chỉ số này của tôi là như thế nào? Liệu có tiềm ẩn nguy cơ sức khỏe tim mạch không? Nhờ bác sĩ tư vấn.
Chào bạn!
Trong kết quả xét nghiệm sinh hóa máu, những chỉ số có liên quan tới cholesterol bao gồm:
- Cholesterol toàn phần: giá trị bình thường là < 200 mg/dL.
- LDL (low density lipoprotein cholesterol): lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp, giá trị tối ưu là dưới 100 mg/dL.
- HDL (high density lipoprotein cholesterol): lipoprotein cholesterol tỷ trọng cao, giá trị tối ưu là > 60 mg/dL.
Cholesterol không hoàn toàn là chất có hại. Nó là phần chất béo thiết yếu mà tế bào trong cơ thể chúng ta cần. Cholesterol có thể được tạo ra từ gan, hoặc được thu nạp từ thức ăn. Cholesterol được vận chuyển trong máu nhờ chất trung gian vận chuyển, đó chính là lipoprotein. Như chúng ta đã thấy sự xuất hiện của hai chỉ số là LDL và HDL, trong đó HDL được coi là cholesterol tốt, còn LDL là cholesterol xấu.
LDL là cholesterol xấu bởi nó gây nên tình trạng vữa xơ động mạch, là nguyên nhân dẫn tới các bệnh lý đe dọa tính mạng như nhồi máu cơ tim hay đột quỵ. LDL-C của bạn: 4.9 mmol/l (196 mg/dl) là cao.
Để đạt được và duy trì giá trị LDL tối ưu không phải điều dễ dàng, đòi hỏi sự kiên trì thực hiện lối sống lành mạnh, chế độ ăn lành mạnh và tập luyện hợp lý. Cholesterol sẽ tăng dần theo tuổi tác, do đó, càng bắt đầu cuộc sống lành mạnh sớm bao nhiêu thì kết quả càng tốt bấy nhiêu. Những lời khuyên cụ thể bao gồm:
- Ăn đồ ăn chứa ít chất béo bão hòa, ít cholesterol, ít đường.
- Ăn nhiều chất xơ.
- Chế độ luyện tập đều đặn, hợp lý.
Nếu bản thân có chỉ số LDL vượt giới hạn, người bệnh có tiền sử bệnh lý tim mạch hoặc có yếu tố nguy cơ, hãy gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, tư vấn, điều trị kịp thời. Thân mến!
Tôi điều trị tăng huyết áp được năm năm Hàng ngày vẫn tập thể dục đều đặn (yoga, chạy bộ, hít đất) và uống thuốc đều theo chỉ định bác sĩ. Dạo gần đây, tâm trương bình thường (dưới 80) nhưng tâm thu luôn cao 140, 150. Vậy bác sĩ cho hỏi chỉ số huyết áp vậy có nguy hiểm không? Cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn,
Theo phân độ ESC 2018 kết hợp hội tăng huyết áp Châu Âu (ESH):
Tối ưu: H uyết áp tâm thu < 120 và huyết áp tâm trương < 80
Bình thường: Huyết áp tâm thu 120-129 và/hoặc huyết áp tâm trương 80-84
Bình thường cao: Huyết áp tâm thu 130-139 và/hoặc huyết áp tâm trương 85-89
Tăng HA độ 1: Huyết áp tâm thu 140-159 và/hoặc huyết áp tâm trương 90-99
Tăng huyết áp độ 2: Huyết áp tâm thu 160-179 và/hoặc huyết áp tâm trương 100-109
Tăng huyết áp độ 3: Huyết áp tâm thu ≥ 180 và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 110
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Huyết áp tâm thu ≥ 140 và huyết áp tâm trương < 90
Ghi chú: Nếu huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương của bệnh nhân nằm ở hai mức khác nhau, phân loại dựa vào mức cao hơn. Tăng huyết áp tâm thu đơn độc cũng được phân thành độ 1, 2 hoặc 3 dựa vào trị số huyết áp tâm thu.
Như vậy gần đây huyết áp của bạn có giá trị tâm trương bình thường < 80 mmHg.
Huyết áp tâm thu tăng 140, 150 mmHg. Theo phân độ bảng trên huyết áp tâm thu tăng cao.
Đánh giá bệnh tăng huyết áp bao gồm đánh giá tổng nguy cơ tim mạch của bệnh nhân (sự hiện diện các yếu tố nguy cơ khác, tổn thương cơ quan đích, bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch), bệnh kèm theo và chức năng thận, gan. Việc đánh giá này giúp xác định ngưỡng điều trị và mục tiêu điều trị cần đạt, lựa chọn thuốc hạ huyết áp thích hợp và thuốc dùng kèm để kiểm soát nguy cơ tim mạch.
Các yếu tố nguy cơ và biến chứng các cơ quan trong cơ thể:
- Yếu tố nguy cơ:
Giới nam, tuổi ≥ 55 (nam), ≥ 65 (nữ), hút thuốc lá (đang hoặc đã từng), tăng cholesterol toàn phần và LDL-C. Tiền sử gia đình mắc bệnh tim sớm (nam trước 55, nữ trước 65), nữ mãn kinh sớm (trước 45 tuổi). Béo phì (đặc biệt là béo bụng) hoặc thừa cân, lối sống ít vận động, tần số tim lúc nghỉ > 80/phút.
- Tổn thương cơ quan đích : Áp lực mạch ≥ 60 mmHg, phì đại thất trái, tiểu đạm, suy thận mạn, tổn thương đáy mắt.
- Bệnh tim mạch như các loại dưới đây:
Bệnh động mạch não: tiền sử đột quỵ dạng thiếu máu cục bộ, xuất huyết não hoặc cơn thiếu máu cục bộ não thoáng qua.
Bệnh động mạch vành: NMCT, đau thắt ngực, tái tưới máu mạch vành. như suy tim, bệnh động mạch ngoại vi, rung nhĩ.
Chính vì nguy hiểm của tăng huyết áp không kiểm soát tối ưu, các biến chứng của tăng huyết áp có thể xảy ra. Bạn nên đến trung tâm chuyên khoa tim mạch. Bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn lại bệnh và điều trị tối ưu bệnh tăng huyết áp của bạn.
Thân mến!
Không thấy tên bác sĩ trong danh sách consultant
Tôi bị nhồi máu cơ tim, động mạch vành và thường bị nghẹn ở cổ mỗi khi ăn vào buổi chiều, hơi khó thở. Hiện tôi đang tiêm thuốc. Trường hợp của tôi cần tư vấn và điều trị gì ạ? Cảm ơn bác sĩ.
Chào anh/chị,
Về bệnh lý nhồi máu cơ tim, đầu tiên cần phải thay đổi chế độ sinh hoạt lành mạnh (tập thể dục giữ cân nặng lý tưởng, hạn chế bia rượu, dầu mỡ, thuốc lá...); ngoài việc điều trị nội khoa còn có các biện pháp đặt stent mạch vành hoặc phẫu thuật mổ bắc cầu mạch vành. Tùy theo từng bệnh nhân mà có những hướng điều trị cụ thể.
Bên cạnh đó, bạn còn có bệnh lý đái tháo đường type 2. Bạn cần phải kiểm soát đường huyết thật tốt và hạn chế những biến chứng của đái tháo đường. Bạn cần phải đến trung tâm y tế chuyên sâu về tim mạch để được thăm khám và thực hiện các cận lâm sàng cần thiết để chuẩn đoán chính xác bệnh và giai đoạn của bệnh để đưa ra hướng xử trí phù hợp nhất. Thân mến, chúc sức khỏe bạn và gia đình.
Không thấy tên BS trong list consultant
Tôi khám tổng quát, bác sĩ nói bị hở van tim 1/4, tôi thấy sức khỏe hoàn toàn bình thường, tôi vẫn tập thể dục, chạy bộ, tập gym nhẹ đều đặn hàng ngày, không hút thuốc, thỉnh thoảng có nhậu. Cho tôi hỏi, tôi có nên duy trì tập gym không? Tập gym có làm bệnh ...
Chào bạn,
Hở van tim 1/4 thường không ảnh hưởng đến sức khỏe. Hiện tại, chế độ sinh hoạt của bạn (tập thể dục, không hút thuốc...) rất tốt cho sức khỏe. Do đó, bạn nên duy trì chế độ sinh hoạt hiện tại. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình để tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!
Không thấy tên bác sĩ trong list Consultant
Tôi siêu âm tim, điện tim kết quả bình thường nhưng tôi hay bị hồi hộp tim đập nhanh, mạnh, khó thở, biểu hiện giống như khi bị ai hù đến hết hồn, nó diễn ra bất chợt và tần suất khá nhiều. Thời điểm thì bất cứ lúc nào, nhưng khi nằm xuống giường thì ...
Chào bạn,
Bạn đã đi khám sức khỏe và được kết luận không có bấy thường về siêu âm tim và điện tim. Tuy nhiên, triệu chứng như bạn mô tả không phải chỉ do nguyên nhân tim mạch gây ra mà còn gặp ở các nguyên nhân khác (như bệnh lý tuyến giáp, bệnh lý về đường tiêu hóa..). Do đó, bạn nên đi khám tại sơ sở y tế chuyên sâu để được đánh giá toàn diện về sức khỏe và có hướng xử trí phù hợp nhất.
Bạn có thể đến Trung tâm tim mạch bệnh viện đa khoa Tâm Anh, số 2B, đường Phổ Quang, quận Tân Bình, TP HCM để các bác sĩ thăm khám, kiểm tra kỹ lưỡng cho bạn. Thân mến!
Không thấy tên bác sĩ trong danh sách consultant
Tôi làm việc văn phòng, cao 1,73 m, nặng 102 kg, có bệnh cao huyết áp, đang điều trị và huyến áp rất ổn định. Cách đây hai năm tôi bị nhồi máu cơ tim, suy tim không ST chênh lên đã đặt Stent 02DES/LAD, 02DES.RCA (2/2019), tăng men gan và viêm gan B. Tôi ...
Chào bạn,
Vấn đề của bạn là bị cao huyết áp, suy tim, nhồi máu cơ tim đã đặt stent mạch vành cách đây 2 năm. Bệnh lý suy tim sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt hàng ngày (bao gồm sinh hoạt tình dục), tùy theo từng giai đoạn của suy tim mà có mức độ ảnh hưởng khác nhau.
Bên cạnh đó, một số thuốc điều trị bệnh lý tim mạch (như bệnh của bạn) cũng có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục. Hiện tại, các nghiên cứu trên thế giới cũng như tại Việt Nam vẫn chưa chứng minh được thực phẩm chức năng có hiệu quả trong việc điều trị bệnh lý tim mạch. Do đó, bạn nên duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh (tập thể dục duy trì cân nặng lý tưởng, chế độ ăn hạn chế dầu mỡ, thuốc lá, bia rượu, ăn nhạt), tái khám và uống thuốc đều để có được sức khỏe ổn định nhất.
Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình. Thân mến!
Gần đây, tôi thường có triệu chứng tức ngực khó thở khi bắt đầu nằm xuống. Tôi đi lại hoạt động bình thường thì không sao, chỉ khi giảm hoạt động và nằm nghỉ thì bắt đầu xuất hiện triệu chứng trên. Lúc này, nếu tôi ho gằn mới có thể giảm tức ngực. Tôi thường khám sức khỏe định kỳ hàng năm, kết quả ...
Chào bạn,
Thông thường, các triệu chứng khó thở, mệt, đau ngực liên quan đến tim mạch thường là khó thở, ho khi nằm, giảm khi ngồi, đau ngực liên quan đến hoạt động gắng sức. Tuy nhiên, triệu chứng bạn mô tả thường xuất hiện vào lúc nằm nghỉ. Do đó, bạn cần được đánh giá toàn diện về mặt khám lâm sàng và cận lâm sàng để có chuẩn đoán chính xác nhất và có hướng xử trí phù hợp nhất. Bạn nên đến một trung tâm y tế chuyên sâu để được kiểm tra. Trân trọng!
Trước khi có thai và sinh em bé, huyết áp em bình thường. Tháng đầu sau khi sinh, em bị mất ngủ, hay lo âu, huyết áp tăng đột ngột rồi lại bình thường. Tuy nhiên, hơn một tháng trở lại đây, huyết áp thường ở mức cao 150 - 160/90 - 100, lưỡi hay tê. Em đã uống 13 thang thuốc bắc có cam ...
Chào bạn,
Bạn không tiền căn tăng huyết áp trước đó. Sau sinh một tháng, huyết áp của bạn tăng đột ngột rồi trở lại bình thường. Bạn chưa nêu lên cho bác sĩ biết huyết áp tăng đột ngột nhưng trị số huyết áp lúc đó bao nhiêu.
Trong vòng một tháng trở lại đây huyết áp bạn tăng cao 150,160/90-100 mmHg. Theo phân độ ESC 2018 kết hợp hội tăng huyết áp châu Âu (ESH) thì bạn bị cao huyết áp.
Bạn có thể tham khảo thêm các chỉ số của ESC 2018 kết hợp hội tăng huyết áp châu Âu (ESH) như sau:
Tối ưu: Huyết áp tâm thu < 120 và huyết áp tâm trương < 80
Bình thường: Huyết áp tâm thu 120-129 và/hoặc huyết áp tâm trương 80-84
Bình thường cao: Huyết áp tâm thu 130-139 và/hoặc huyết áp tâm trương 85-89
Tăng huyết áp độ 1: Huyết áp tâm thu 140-159 và/hoặc huyết áp tâm trương 90-99
Tăng huyết áp độ 2: Huyết áp tâm thu 160-179 và/hoặc huyết áp tâm trương 100-109
Tăng huyết áp độ 3: Huyết áp tâm thu ≥ 180 và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 110
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Huyết áp tâm thu ≥ 140 và huyết áp tâm trương < 90
Nếu huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương của bệnh nhân nằm ở hai mức khác nhau, phân loại dựa vào mức cao hơn. Tăng huyết áp tâm thu đơn độc cũng được phân thành độ 1, 2 hoặc 3 dựa vào trị số huyết áp tâm thu.
Nếu huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương của bệnh nhân nằm ở hai mức khác nhau, phân loại dựa vào mức cao hơn. Tăng huyết áp tâm thu đơn độc cũng được phân thành độ 1, 2 hoặc 3 dựa vào trị số huyết áp tâm thu.
Nguyên nhân tăng huyết áp của bạn do thai kỳ hoặc do tăng huyết áp không liên quan đến thai kỳ. Dù nguyên nhân nào, bạn cần được hướng dẫn:
Chế độ điều trị không thuốc
- Điều trị không dùng thuốc (thay đổi lối sống)
- Hạn chế muối ăn < 5 gram/ngày.
- Giới hạn lượng cồn tiêu thụ ở mức < 14 đơn vị/tuần đối với nam và < 8 đơn vị/tuần đối với nữ (một đơn vị tương đương 125 ml rượu vang hoặc 250 ml bia). Tăng tiêu thụ rau, trái cây tươi, cá, các loại hạt và axit béo không bão hòa (ví dụ dầu ôliu), giảm tiêu thụ thịt đỏ, khuyến khích dùng các sản phẩm ít béo từ sữa.
- Kiểm soát cân nặng, tránh thừa cân, béo phì. Chỉ số khối cơ thể (BMI) < 23 kg/m2, vòng eo < 90 cm đối với nam và < 80 cm đối với nữ.
- Vận động thể lực mức độ vừa ít nhất 30 phút mỗi ngày và 5-7 ngày mỗi tuần. Hình thức vận động với năng lượng được sinh ra từ chuyển hóa hiếu khí (đi bộ, chạy bộ chậm, chạy, đạp xe, bơi lội)
- Bỏ thuốc lá (có biện pháp hỗ trợ).
Chế độ điều trị bằng thuốc
Bạn đang trong giai đoạn cho con bú, sau sinh tránh dùng một số hạ huyết áp nếu chưa có hướng dẫn của bác sĩ. Bạn nên đến trung tâm chuyên khoa tim mach để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra các cận lâm sàng và lựa chọn thuốc điều trị hạ huyết áp sau sinh (có cho con bú mẹ).
Sau khi khởi trị bằng thuốc, bác sĩ hẹn bạn tái khám ít nhất một lần trong hai tháng đầu để đánh giá hiệu quả hạ huyết áp và tác dụng ngoại ý có thể có của thuốc.
Thân mến!
Tim tôi bị cầu cơ đoạn giữa LAD bề dày 2,9 mm, đoạn khoảng 2,5 cm, đang dùng thuốc cao huyết áp. Trước đây, tôi bị đau ngực bên tim tới mức không còn sức, khi đau rất khó chịu và mệt mỏi. Sau khi tôi dùng thuốc thỉnh thoảng tôi vẫn nghe đau nhẹ. Bác sĩ cho tôi biết dùng thuốc như thế ...
Chào bạn,
Cầu cơ là một đọan mạch máu nuôi tim không đi trên bề mặt cơ tim mà đi trong cơ tim. Thông thường bệnh lành tính, tuy nhiên trong một số trường hợp sẽ gây ra triệu chứng đau ngực như trường hợp của bạn. Hiện các thuốc bạn đang uống là những thuốc cơ bản trong điều trị bệnh cầu cơ mạch vành có kèm triệu chứng đau ngực và tăng huyết áp, rối loạn lipid máu. Tuy nhiên, bạn nên tái khám định kỳ để bác sĩ đánh giá và có hướng xử trí phù hợp. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình. Trân trọng!
Con còn trẻ nhưng rất hay đau đầu, kèm theo các triệu chứng như giảm thị lực (dù không lên độ khi khám mắt), buồn nôn, đau đầu liên tục nhiều ngày, giật mình khi ngủ, tim đập nhanh, nhạy cảm với tiếng ồn khiến con không tập trung trong công việc được. Con đi khám nghe bác sĩ nói bị rối loạn tiền đình. ...
Chào bạn,
Các triệu chứng của bạn có thể liên quan đến bệnh tim mạch. Do đó, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa tim mạch để được thăm khám toàn diện, và thực hiện các cận lâm sàng như siêu âm tim, đo điện tim, holter ECG 24 giờ,... để có chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp cho bạn.
Thân mến.
Cháu chào các bác sĩ. Cháu là bệnh nhân đang điều trị tim mạch với chẩn đoán phẫu thuật thay van hai lá cơ học năm 2011, tiền căn viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, hở van động mạch chủ 3/4. Hiện nay các bác sĩ đang điều trị cho cháu bằng thuốc chống đông máu, huyết áp cao và giảm đau. Khi siêu âm ...
Xin chào chị Nga,
Hở van động mạch chủ do viêm nội tâm mạc nhiễm trùng ở người đã được thay van hai lá cơ học như chị là vấn đề quan trọng. Các thông tin chị cung cấp chưa đủ để quyết định hướng điều trị. Nếu được, chị nên tới bệnh viện có mổ tim như Bệnh viện đa khoa Tâm Anh để được kiểm tra lại và có hướng điều trị phù hợp. Thân mến!
Tôi bị cao huyết áp, mỡ máu 10 năm, đang điều trị thường xuyên và đã ổn định. Nhịp tim lúc nghỉ ngơi vào buổi sáng sau khi ngủ dậy thường khoảng 120 - 76 - 54 - 127 - 80 - 57 nhịp một phút, chiều 130 - 78 - 58 - 135 - 80 - 64 nhịp một phút.
Nhịp tim của ...
Chào bác,
Nhịp tim bình thường dao động từ 60 đến 100 lần/ phút. Khi nhịp tim < 60 lần/phút được gọi là nhịp tim chậm. Bác có yếu tố nguy cơ tim mạch như tăng huyết áp và rối loạn lipid máu 10 năm. Cách tốt nhất bác nên đến bác sĩ chuyên khoa tim mạch để được thăm khám toàn diện, và làm các cận lâm sàng cần thiết như siêu âm tim, đo điện tim, holter ECG 24 giờ, trắc nghiệm gắng sức,... để có chẩn đoán và cách điều trị phù hợp cho bác.
Em bị tim đập nhanh, mỗi lần kéo dài khoảng từ 1 - 2 phút, mỗi lần bị là em ngồi hay nằm nghỉ ngơi, hít thở đều sẽ hết, khoảng vài tháng mới bị một lần.
Em đã đi khám chuyên khoa tim, làm các xét nghiệm nhưng kết luận là bình thường. Gần đây, thì tần suất tim đập nhanh nhiều hơn, ...
Chào Phương,
Trường hợp của em nếu cơn nhịp tim nhanh ngày càng nhiều hơn và làm cho em cảm thấy mệt hơn thì em nên tái khám chuyên khoa loạn nhịp tim để được kiểm tra tình trạng tim mạch. Một số trường hợp nhịp tim nhanh chỉ đơn thuần là nhịp tim dễ nhạy cảm hơn bình thường, không phải bệnh lý. Ví dụ nhịp tim nhanh lên có thể sau khi ăn no, khi bị sốt, lo lắng, dùng chất kích thích hoặc khi thay đổi tư thế nhanh. Nhiều trường hợp nhịp tim nhanh do bệnh lý chỉ có thể chẩn đoán được khi bác sĩ khám và đo điện tim trong cơn nhịp nhanh và sau khi ra cơn. Nếu khám khi ngoài cơn nhịp nhanh, các dấu hiệu và triệu chứng không còn nên sẽ gây khó khăn và phải mất nhiều thời gian hơn cho việc chẩn đoán.
Để thăm khám, làm các xét nghiệm chẩn đoán, bạn có thể tham khảo Trung tâm Tim mạch, BVĐK Tâm Anh, TPHCM (số 2B, Phổ Quang, Phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM) hoặc Khoa Tim mạch, BVĐK Tâm Anh, Hà Nội (số 108 Phố Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội).
Để đặt lịch khám và tư vấn, bạn có thể gọi lên tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội: 1800 6858, tại TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Tôi bị chuẩn đoán bệnh tim nhịp nhanh (điện tim không ổn định) nhưng sau khi đốt điện tim. Thỉnh thoảng, tôi vẫn còn nhịp nhanh. Xin bác sĩ hướng dẫn cách chữa trị? Cảm ơn bác sĩ!
Chào anh Phim,
Bệnh rối loạn nhịp tim nhanh gồm rất nhiều loại bệnh khác nhau, trong đó một người có thể bị một hoặc nhiều loại bệnh loạn nhịp cùng lúc. Do đó để điều trị bệnh hiệu quả, cần phải biết được chẩn đoán chính xác loại bệnh nhịp nhanh gì, các bệnh lý khác đi kèm. Trong trường hợp của anh còn nhiều thông tin cần biết thêm để việc tư vấn được chính xác hơn (ví dụ như chẩn đoán cụ thể loại nhịp nhanh gì, đã thực hiện thủ thuật đốt loại loạn nhịp nào). Nếu cơn nhịp tim nhanh của anh không thay đổi gì so với trước khi điều trị và đốt loạn nhịp thì anh nên tái khám chuyên khoa nhịp tim để được kiểm tra và đánh giá lại tình trạng bệnh, từ đó mới đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Tôi bị nhịp tim nhanh hơn 10 năm nay, mỗi đợt bệnh bác sĩ cho uống thuốc thì ổn nhưng được thời gian thì bị lại. Xin hỏi bệnh này kéo dài có bị sao không? Liệu có phương pháp để điều trị triệt để không? Xin cám ơn bác sĩ.
Chào chị Yến,
Rối loạn nhịp tim nhanh thường có 2 phương pháp điều trị. Phương pháp thứ nhất là điều trị nội khoa bằng cách dùng thuốc ức chế cơn loạn nhịp. Với phương pháp này, việc dùng thuốc không làm hết hẳn cơn nhịp tim nhanh mà chỉ làm giảm tần suất của cơn nhịp nhanh đến mức tối thiểu, không điều trị triệt căn. Do đó dù dùng thuốc đầy đủ nhưng cơn nhịp tim nhanh vẫn có thể tái phát. Phương pháp thứ 2 là điều trị triệt căn loạn nhịp nhanh bằng cách khảo sát và triệt phá ổ loạn nhịp thông qua thủ thuật nội soi vào trong buồng tim. Nếu là loạn nhịp nhanh đơn giản thì việc triệt phá ổ loạn nhịp thường sẽ có khả năng thành công cao và tỷ lệ tái phát cũng như biến chứng thấp.
Tùy vào tính chất của cơn loạn nhịp nhanh, mức độ nặng của triệu chứng trong cơn nhịp nhanh, khả năng đáp ứng với điều trị bằng thuốc trước đó (nếu có) và lựa chọn của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng. Với dùng thuốc thì không điều trị triệt căn nên khả năng tái phát cao (có thể lên tới 30-35%) nhưng sẽ không có biến chứng gì (trừ một số tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra). Ngược lại thủ thuật triệt phá có thể điều trị dứt điểm loạn nhịp nhanh với tỷ lệ cao đến 95-97% (đối với loạn nhịp đơn giản) nhưng có khả năng bị biến chứng và tái phát (khoảng 0.5 - 3%). Do đó cần có sự phối hợp giữa, trao đổi và tư vấn giữa bác sĩ với bệnh nhân để tìm ra hướng điều trị tối ưu cho từng bệnh nhân cụ thể. Thân mến!
Tôi năm nay 31 tuổi, đang là nhân viên văn phòng. Tôi có các triệu chứng như sau xin được hỏi bác sĩ:
- Thỉnh thoảng, tôi hay bị các cơn đau nhói thoáng qua vùng ngực.
- Gần đây, tôi bị triệu chứng đau ngực khi hít thở sâu. Triệu chứng này xuất hiện thất thường có khi đang chơi thể thao, có khi ...
Chào bạn,
Triệu chứng đau ngực của bạn có thể do tim, phổi, cơ ngực, thần kinh liên sườn, tâm lý,.. .Do đó bạn có thể đến bác sĩ chuyên khoa tim mạch để được siêu âm tim, đo điện tim, trắc nghiệm gắng sức, X-quang ngực, MSCT mạch vành (nếu cần),...để tìm nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp cho bạn.
Bạn có thể đến Trung tâm tim mạch bệnh viện đa khoa Tâm Anh, số 2B, đường Phổ Quang, quận Tân Bình, TP.HCM để các bác sĩ thăm khám, kiểm tra kỹ lưỡng cho bạn. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội: 1800 6858 và tại TP.HCM: 028 7102 6789 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Thân mến!
Tôi 68 tuổi, bị cao huyết áp từ năm 60 tuổi, huyết áp ở mức 140/90 mmHg. Tôi uống thuốc hạ huyết áp đã kiểm soát được. Lâu nay, tôi thường xuyên bị nhức đầu từ hai giờ sáng, nhiều lúc ngồi xuống đứng lên hoa mắt chóng mặt. Vậy tôi bị bệnh gì? Xin lời khuyên của bác sĩ và cách điều trị. Xin ...
Chào bác,
Mục tiêu điều trị là duy trì huyết áp bằng hoặc thấp hơn 130/80 mmHg, nhưng không thấp hơn 120/70 mmHg. Bác có triệu chứng nhức đầu từ 2 giờ sáng, kèm hoa mắt chóng mặt, có thể do huyết áp cao, bác cần đo huyết áp lúc này. Nếu huyết áp còn chưa kiểm soát tốt, bác cần thông báo cho bác sĩ điều trị để điều chỉnh thuốc phù hợp cho bác.
Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bác có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội: 1800 6858 và tại TP.HCM: 028 7102 6789 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!