VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

Thứ năm, 17/10/2024

Trước thời điểm tháng 12/2020, tôi được chuẩn đoán hẹp khít van hai lá, rung nhĩ. Tôi đã phẫu thuật thay van tim sinh học tháng 12/2020. Từ đó đến nay, tôi vẫn gặp tình trạng rối loạn nhịp tim. Hiện tôi phải duy trì uống thuốc loạn nhịp tim và lợi tiểu hàng ngày. Tôi xin hỏi bác sĩ phương pháp điều trị tiếp ...

Nguyễn Thị Khuê, 74 tuổi, Đan Phượng, Hà Nội

TS.BS Nguyễn Thị Duyên

Chào bác,

Theo thông tin bác cung cấp, bác đã phẫu thuật thay van hai lá sinh học vào tháng 12/2020 do hẹp van hai lá khít. Rung nhĩ trong trường hợp của bác là biến chứng của bệnh hẹp van hai lá, khi phẫu thuật thay van nhân tạo có thể kết hợp phẫu thuật điều trị triệt để rung nhĩ (phẫu thuật Maze) với tỷ lệ thành công 70-80%.

Không rõ bác có được thực hiện phẫu thuật này hay không? Tuy nhiên, tình trạng hiện tại của bác có vẻ như vẫn còn triệu chứng của rung nhĩ. Trong trường hợp đã thay van hai lá sinh học và có rung nhĩ, bác vẫn phải dùng các thuốc chống đông kéo dài (thuốc chống đông kháng vitamin K) để dự phòng huyết khối và các thuốc kiểm soát tần số tim để đảm bảo nhịp tim lúc nghỉ của bác dưới 80 nhịp/ phút và khi vận động dưới 110 nhịp/phút. Bên cạnh đó nếu sau phẫu thuật vẫn còn triệu chứng suy tim thì còn phải sử dụng các thuốc điều trị suy tim khác như lợi tiểu, ức chế men chuyển...

Với trường hợp của bác cũng như những người mắc bệnh tim mạch mạn tính, chúng tôi khuyên bác nên đến khám và quản lí bệnh tại các cơ sở khám điều trị chuyên khoa Tim mạch để được tư vấn và theo dõi bệnh tốt nhất.

Cảm ơn bác đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bác và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bác có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

Tôi bị hở van hai lá và van ba lá với mức là 1/4. Dạo gần đây, tôi bị đau nhói vùng ngực trái, nhiều nhất là lúc nằm ngủ nghỉ ngơi, hai bàn tay của tôi thường bị tê buốt vào lúc ngủ nửa đêm. Có khi, tôi bị tê buốt đau nhức lên cánh tay và nhất là tay phải khi làm việc ...

Trần T Vân, 42 tuổi, Quận 1, TP HCM

TS.BS Trần Văn Hùng

Chào bạn,
Hở van hai lá hoặc van ba lá 1/4 thường là do sinh lý, không ảnh hưởng đến trái tim và sức khỏe của bạn. Đau nhói vùng trước tim thường do nhiều nguyên nhân, theo như triệu chứng của bạn mô tả thì có thể liên quan tới tư thế vận động. Bạn nên tập thể dục và có thể đi khám bác sĩ chỉnh hình.

Tuy nhiên có một số bệnh nhân ngủ mà ngáy lớn hoặc có lúc ngưng thở thì cũng có thể gây tăng huyết áp trong đêm hoặc có thể gây ra các biến chứng tim mạch. Cho nên bạn nên đến cơ sở uy tín, có đầy đủ trang thiết bị hiện đại để các bác sĩ khám sàng lọc và cho ra chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

bệnh tim
 
 

Cách đây bốn năm, tôi bị tăng huyết áp, sau đó một năm, lại bị đau tức ngực. Bác sĩ chẩn đoán tôi bị loạn nhịp tim 1%, sau đó tăng 4%. Tôi phát bệnh theo chu kỳ. Vài ngày trong tháng huyết áp không ổn định bình thường, tôi có uống thuốc nhưng có lúc huyết áp 159/139. Tôi leo cầu thang rất tức ...

Hương Phạm, 47 tuổi, Hà Đông, Hà Nội

TS.BS Nguyễn Thị Duyên

Chào chị,

Theo như những gì mô tả, chị đang được điều trị theo hướng tăng huyết áp kèm ngoại tâm thu thất, gồm hai loại thuốc trị cao huyết áp. Theo kết quả theo dõi của chị, mức độ ngoại tâm thu tăng từ 1% lên 4%, huyết áp của chị vẫn ở mức cao, chưa đạt mục tiêu điều trị. Bên cạnh đó, chị vẫn xuất hiện các triệu chứng đau ngực khi gắng sức, lên cầu thang. Như vậy, chị nên tái khám chuyên khoa tim mạch nhằm được đánh giá lại một cách toàn diện để bác sĩ có thể lựa chọn một phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả hơn cho chị.

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia tim mạch, cùng với hệ thống xét nghiệm chuyên sâu về tim như siêu âm tim, holter điện tim, holter huyết áp, chụp động mạch vành sẽ là địa chỉ tin cậy, có thể giúp chị giải quyết những vấn đề trên. Việc duy trì thuốc huyết áp hay dừng thuốc điều trị nhịp tim cần được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa Tim mạch. Chị không nên tự ý dừng thuốc vì điều này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng sức khoẻ của chị.

Cảm ơn chị đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc chị và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, chị có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

Với bệnh loạn nhịp tim, điều trị uống thuốc có dứt điểm được bệnh không hay phải đi triệt đốt rối loạn nhịp tim? Cảm ơn các bác sĩ.

Hòa, 53 tuổi, Ấp 1, xã Phú Cường

ThS.BS Huỳnh Khiêm Huy

Chào anh,

Bệnh loạn nhịp tim có rất nhiều thể loại trong đó, có loại chỉ cần điều chỉnh lối sống thôi cũng có thể ngăn ngừa được tình trạng loạn nhịp, có loại thì chỉ cần dùng thuốc có thể giải quyết được loạn nhịp này, tuy nhiên cũng có một ít tỷ lệ phần trăm trong đó bắt buộc phải cắt đốt mới giải quyết được nguyên nhân mới hy vọng điều trị dứt điểm được loạn nhịp. Tốt nhất anh nên đến khám tim mạch để bác sĩ nhận định xem loạn nhịp của anh thuộc nhóm bệnh nào, cần cắt đốt hay không hay chỉ cần dùng thuốc, điều chỉnh lối sống là giải quyết được rồi.

Cảm ơn anh đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc anh và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, anh có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

loạn nhịp tim
 
 

Chồng em 38 tuổi, tiền sử gia đình có huyết áp cao. Trước đây, làm việc nhiều áp lực, cố sức, đêm ngủ không được, gặp nhiều vấn đề về cả tiêu hoá, đại tràng. Chồng em là một kiến trúc sư và chuyên thiết kế thi công nên công việc rất stress. Chồng em bị nhói ngực, quặng ngực, đau lồng ngực chỗ tim ...

Duyên Nguyên, 25 tuổi, Phú Nhuận, TP HCM

PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh

Chào bạn,

Chồng bạn 38 tuổi nhưng có nhiều triệu chứng nên tôi đoán chồng bạn thiếu vận động thể thao, đáng lẽ kiến trúc sư làm việc nhiều nên dành thời gian 45 phút đến một tiếng tập thể dục. Nếu chồng của bạn không hút thuốc lá, uống rượu thì ít có nguy cơ bệnh mạch vành ở độ tuổi 38. Nếu chồng bạn đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử, hỏi kỹ các yếu tố nguy cơ, đo điện tâm đồ (tôi nghĩ là bình thường), đo huyết áp tay và chân, siêu âm tim. Nếu bệnh nhân than bị tức ngực nhiều có thể làm trắc nghiệm gắng sức (nhưng tuổi 38 có thể không cần).

Trong siêu âm tim, hở van hai lá 2/4, nếu là bệnh lý sẽ hẹn bệnh nhân mỗi năm theo dõi một lần. Nếu hở van tim 2/4 chỉ điều trị bằng thuốc, chưa cần phải phẫu thuật. Với y học hiện đại ngày nay, chúng ta có thể có đầy đủ phương tiện để theo dõi hở van hai lá 2/4 và làm việc nhiều áp lực không những phòng ngừa được bệnh tim, phòng bệnh mạch máu não.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

Cách đây ba tháng, tôi có dấu hiệu khó thở, đau đầu, mệt mỏi, người luôn âu lo, khó chịu. Tôi đoán mình bị bệnh gì đó nên đi khám hết một lượt, đến giờ này, bác sĩ tim mạch tại bệnh viện nghi ngờ tôi bị rối loạn thần kinh tim và đang cho thuốc điều trị.

Xin hỏi bệnh rối loạn thần ...

Lê Thị Nga, 40 tuổi, Thuận An, Bình Dương

TS.BS Trần Văn Hùng

Chào bạn,

Rối loạn thần kinh tim là tình trạng hệ thần kinh thực vật bị rối loạn, đây là bệnh lành tính, không gây nguy hại đến tính mạng. Triệu chứng của bệnh có thể là chóng mặt, khó thở, hồi hộp, loạn nhịp tim nhanh hoặc chậm, tăng huyết áp, cũng có thể gây đau tức vùng trước ngực, mệt mỏi. Rối loạn thần kinh tim không phải là một bệnh tim thực thể, nghĩa là trái tim của bạn vẫn khỏe mạnh như người bình thường. Khi bác sĩ khám, đo điện tim, siêu âm tim, chụp X-quang thì kết quả gần như bình thường. Một lối sống lành mạnh có thể giúp bệnh nhân phòng ngừa và làm cải thiện những triệu chứng do bệnh gây nên.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

rối loạn thần kinh tim
 
 

Mẹ của tôi năm nay 76 tuổi, cách đây năm năm đã đặt mạch vành một dây, gần đây bà bị đau lại, đi bệnh viện chuẩn đoán phình động mạch bốn cm nhưng vì tuổi cao nên bệnh viện không phẫu thuật được. Xin bác sĩ cho lời khuyên để gia đình yên tâm.

Hà Nguyễn, 51 tuổi, quận 6, TP HCM

BS Nguyễn Minh Trí Viên

Chào bạn,

Qua câu hỏi thì tôi có thể hiểu là mẹ bạn bị hẹp một nhánh động mạch và đã được đặt stent của một nhánh động mạch vành. Hiện tại, mẹ bạn có chẩn đoán phình động mạch chủ 4 cm và mẹ bạn 76 tuổi. Trước đây, đối với những bệnh nhân trên 70 tuổi, bác sĩ rất ngại chỉ định mổ vì có nhiều vấn đề liên quan khác như tuổi tác, yếu tố miễn dịch, sức khỏe, đề kháng. Tuy nhiên hiện nay, chúng tôi vẫn chấp nhận mổ các bệnh nhân dưới 80 tuổi. Một số người trên 70 tuổi vẫn rất khỏe, có thể làm việc như người trẻ, không có bệnh lý đi kèm nặng như suy thận, gan, ung thư thì mổ tim mạch ở tuổi 80 là hoàn toàn có thể.

Với phình động mạch chủ trên 5 cm thì có nhiều khả năng vỡ cao, và tùy vào mức độ tiến triển của khối phình như thế nào trong vòng một năm, có bóc tách hay không, có chèn vào các động mạch để nuôi tạng hay không thì bác sĩ sẽ có các chỉ định phẫu thuật sớm hơn. Trước đây, phẫu thuật thay đoạn động mạch bị phình là biện pháp điều trị tiêu chuẩn. Ngày nay với kỹ thuật và vật liệu trong thông tim can thiệp thì có thể đặt ống vào đoạn động mạch chủ bụng.

Thủ thuật này còn nhiều khó khăn về chi phí, tuy nhiên ưu điểm là thủ thuật đơn giản, thời gian nằm viện ngắn, xuất viện nhanh chóng, còn với phẫu thuật mổ mở thì tỷ lệ tai biến cũng rất thấp, nhưng có một số rủi ro là đường mổ dài, nhiễm trùng, chảy máu, nằm viện lâu.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

Vài tháng gần đây, tim tôi hay nhói đau nhẹ và hồi hộp trong khoảng năm phút sau thì hết. Tần suất một tháng khoảng hai lần. Như vậy, triệu chứng của bệnh gì vậy thưa bác sĩ? Cách đây ba tháng, tôi có đi ăn tiệc, khoảng 30 phút sau tôi cảm thấy mặt mũi tôi bừng bừng, tim đập rất nhanh, hoa mắt ...

Đặng Ngọc Phương Đông, 39 tuổi, QL1, ấp Hòa Bình, xã Đông Hòa, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai

TS.BS Trần Văn Hùng

Chào bạn,
Như triệu chứng bạn mô tả thì bạn bị rối loạn nhịp tim nhanh, điều quan trọng nhất là làm sao ghi được điện tâm đồ lúc có cơn. Chỉ số huyết áp và nhịp tim của bạn là trong giới hạn bình thường, tuy nhiên với cân nặng và chiều cao của bạn thì chúng tôi tính ra chỉ số BMI là 30 tức là bạn đã bị béo phì. Bạn nên có chế độ luyện tập và ăn uống để giảm cân và đến cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị hiện đại, tại đó các bác sĩ sẽ khám sàng lọc như đo điện tâm đồ, siêu âm tim, đặc biệt là đo điện tim holter 24h.

Khi đeo holter đo điện tim 24h, bạn vẫn có thể hoạt động bình thường, máy sẽ ghi lại điện tâm đồ của bạn trong vòng 24h để từ đó có dữ liệu chẩn đoán loại loạn nhịp của bạn, dựa vào kết quả để có hướng điều trị thích hợp.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

Để thăm khám, làm các xét nghiệm chẩn đoán, bạn có thể tham khảo Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, TP HCM (số 2B, Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, TP HCM) hoặc Khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội (số 108 Phố Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội).

Để đặt lịch khám và tư vấn, bạn có thể gọi lên tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tại Hà Nội 1800 6858, tại TP HCM 0287 102 6789 để được hỗ trợ.

loạn nhịp tim
 
 

Cháu muốn hỏi thông liên thất phần màng ở trẻ em sau khi phẫu thuật có khỏi được hoàn toàn không? Nếu khỏi được hoàn toàn, trẻ có thể chơi các môn thể thao tốn nhiều sức không? Cảm ơn bác sĩ.

Nguyễn Gia Linh, 26 tuổi, Đường Lê Lợi, thành phố Lạng Sơn

TS.BS Nguyễn Thị Duyên

Chào em,

Thông liên thất (TLT) là bệnh tim bẩm sinh hay gặp nhất sau dị tật bẩm sinh ở van động mạch chủ và chiếm khoảng 25% các bệnh tim bẩm sinh. Trẻ bị dị tật này thường chậm lớn và có nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được xử trí sớm.

Có rất nhiều cách phân loại giải phẫu bệnh về thông liên thất khác nhau được đặt ra nhưng nhìn chung lại có bốn loại chính về giải phẫu bệnh là thông liên thất phần quanh màng, thông liên thất phần cơ hay thông liên thất ở gần mỏm tim, thông liên thất phần buồng nhận hay thông liên thất kiểu ống nhĩ thất, thông liên thất phần phễu hay thông liên thất dưới van động mạch chủ hoặc dưới van động mạch phổi. Thông liên thất phần màng là nhóm phổ biến nhất (70-80%) và là nhóm có nhiều lựa chọn điều trị nhất từ can thiệp đến phẫu thuật.

Phần lớn các trường hợp thông liên thất được phát hiện sớm và điều trị kịp thời đều có thể khỏi hoàn toàn, nhất là trẻ được điều trị sớm có thể phát triển như trẻ không bị bệnh tim bẩm sinh. Tuy nhiên, nếu thông liên thất đóng muộn đã có những biến chứng như giãn buồng thất trái, tăng áp động mạch phổi, viêm nội tam mạc nhiễm khuẩn thì lại là một vấn đề khác. Với những trường hợp này, cần phải theo dõi định kỳ bởi các bác sĩ chuyên khoa Tim mạch để có chiến lược theo dõi và điều trị phù hợp.

Tùy theo phương pháp điều trị thông liên thất (phẫu thuật hay can thiệp bằng dụng cụ) mà có kế hoạch theo dõi sau đó, nếu là phẫu thuật vá lỗ thông thì cần lưu tâm xem sau cuộc mổ có ảnh hưởng tới nhịp tim của người bệnh, cụ thể nhịp có chậm hay không, có luồng thông tồn lưu sau phẫu thuật hay không. Còn nếu điều trị bằng phương pháp can thiệp qua đường mạch máu nhẹ nhàng hiệu quả mà không phải mở ngực để đại phẫu mổ tim hở nhưng cũng cần đánh giá dụng cụ bít lỗ thông định kỳ theo thời gian.

Về hoạt động thể lực sau điều trị thông liên thất, sau khi qua giai đoạn đầu hồi phục sức khoẻ sau phẫu thuật hay can thiệp, người bệnh hoàn toàn có thể hòa nhập lại cộng đồng, sinh hoạt và chơi các môn thể thao có tính cạnh tranh cũng được (bóng đá, tennis...), tuy nhiên cũng nên lựa chọn môn thể thao phù hợp với mức độ gắng sức của người bệnh, nhất là những trường hợp đóng lỗ thông muộn hay đã có biến chứng.

Như vậy, mặc dù em hay người thân của em đã được phẫu thuật vá hay bít lỗ thông liên thất, em cũng không nên chủ quan, cần tuân thủ lịch tái khám định kỳ theo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Cảm ơn em đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc em và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, em có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

Em thường xuyên có cảm giác chóng mặt, lâng lâng, đôi lúc mắt thấy hơi mờ. Em đã đi khám nhiều chỗ, chụp chiếu các kiểu nhưng không thấy có vấn đề gì. Bác sĩ có thể cho biết cụ thể về tình trạng bệnh của em và phương pháp điều trị dứt điểm bệnh không? Cảm ơn bác sĩ.

Huy, 33 tuổi, Thái Bình

TS.BS Nguyễn Thị Duyên

Chào bạn,

Chóng mặt thường xuyên có thể gặp trong rất nhiều bệnh. Khi bệnh nhân đến khám với triệu chứng chóng mặt thì thường sẽ được khám chuyên khoa thần kinh. Bác sĩ sẽ phải xác định rõ bệnh nhân bị chóng mặt như thế nào:

1. Chóng mặt thật sự là cảm giác đồ vật xoay quanh bệnh nhân hoặc bệnh nhân xoay quanh đồ vật. Chóng mặt thật sự luôn luôn là một tổn thương tiền đình (trung ương hoặc ngoại biên).

2. Cảm giác chóng mặt là cảm giác bị dịch chuyển trong không gian, tuy không rõ nét như chóng mặt thật sự nhưng nếu nó xảy ra chỉ khi quay đầu hoặc nặng lên rõ rệt khi quay đầu thì tổn thương thường cũng có nguồn gốc từ tiền đình.

3. Cảm giác mất thăng bằng là cảm giác không kèm theo bất kỳ cảm giác khác lạ nào trong đầu. Nó có thể có nguồn gốc từ tiền đình nhưng cũng có thể có nguồn gốc từ tiểu não, từ cảm giác sâu (cảm giác bản thể), từ hệ thị giác.

4. Cảm giác sợ hãi muốn té xuống hầu như trong đa số trường hợp có nguồn gốc từ tâm lý.

5. Cảm giác choáng váng, cảm giác hoa mắt thường tương ứng với những bệnh lý tim mạch hoặc bệnh tâm thần.

Từ đó có thể trả lời được hai câu hỏi của bạn như sau:

1. Nhận biết cảm giác mà bệnh nhân mô tả dưới danh từ "chóng mặt" có đúng là có nguồn gốc từ tiền đình hay không.

2. Phân biệt trong những rối loạn có nguồn gốc từ tiền đình cái nào có biểu lộ tổn thương tiền đình ngọai biên (đây là mặt mạnh của bác sĩ tai mũi họng) và cái nào có nguồn gốc từ thần kinh ảnh hưởng dây thần kinh tiền đình (tổn thương tiền đình ngoại biên), nhân tiền đình hoặc các đường tiền đình trung ương (tổn thương tiền đình trung ương).

Bạn có tuổi đời rất trẻ nhưng lại thường xuyên chóng mặt, đôi khi mờ mắt thì nên sắp xếp sớm đi khám, tới Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, chúng tôi sẽ khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân, hội chẩn cùng các chuyên gia bệnh lý thần kinh hàng đầu để có những điều trị cụ thể và tư vấn phù hợp với bạn.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

Hiện nay, tôi mang thai được 11 tuần, tôi hay bị tức lồng ngực và không nằm nhiều được bên trái. Trước đó, tôi có đi khám thì bác sĩ bảo nhịp tim chậm. Tôi cần phải làm gì thưa bác sĩ? Xin cảm ơn các bác.

Bùi Thị Thu Hồng, 35 tuổi, TP Lào Cai

BS Nguyễn Đức Hưng

Chào bạn,
Rối loạn thần kinh tim là tình trạng thần kinh thực vật bị rối loạn liên quan đến các hiện tượng như tim đập nhanh hoặc tim đập chậm, dễ hồi hộp, choáng váng, chóng mặt, ngất hay loạn nhịp tim, tăng huyết áp...Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể có cảm giác mệt mỏi, đau tức, đau nhói vùng tim hoặc vùng ngực... Đây là một bệnh lý lành tính, có thể hay gặp ở người trẻ, phụ nữ. Tuy vậy, chẩn đoán này cũng cần được cẩn thận loại trừ các bệnh lý tim mạch nguy hiểm khác như mạch vành, van tim.
Để phòng ngừa, hạn chế cũng như khắc phục tình trạng bệnh, bạn cần hạn chế thức quá khuya, không sử dụng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, trà, rượu... hạn chế xúc động mạnh, lo lắng quá mức khiến thần kinh căng thẳng, nghỉ ngơi trong một khoảng thời gian ( từ một đến ba tháng) ở nơi yên tĩnh, có chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau quả tươi, luyện tập thể dục thể thao đều đặn, không tự ý mua và sử dụng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ. Bạn có thể đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được các bác sĩ chuyên khoa tim mạch khám và tư vấn điều trị cụ thể hơn.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

nhịp tim chậm
 
 

Thỉnh thoảng, em hay bị hồi hộp, cảm giác lo âu và bồn chồn. Có hôm, em cảm thấy khó thở, muốn thở hắt ra một hơi. Đôi lúc đau nhói dưới ngực trái với tần suất khoảng một lần/tháng. Vậy em có triệu chứng gì về tim không? Nhờ bác sĩ tư vấn giúp em? Em xin cảm ơn.

Nguyễn Thị Thanh Hằng, 53 tuổi, Quy Nhơn, Bình Định

ThS.BS Huỳnh Khiêm Huy

Chào chị,
Ở độ tuổi của chị với các dấu hiệu như chị mô tả gồm khó thở, lo lắng, bồn chồn, thở hắt hơi, đau thắt ngực trái thì rất thường gặp ở độ tuổi của chị. Tuy nhiên những dấu hiệu này có phải triệu chứng của tim hay không thì do đây là độ tuổi có rất nhiều tình trạng liên quan tới những dấu hiệu này như do xáo trộn của thời kỳ tiền mãn kinh, dấu hiệu tim mạch hoặc những nguyên nhân khác. Tốt nhất chị nên đến bệnh viện thăm khám, làm thêm các xét nghiệm siêu âm tim, đo điện tim, từ đó mới có thể chẩn đoán chính xác chị có bị tim mạch hay không.

Cảm ơn chị đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc chị và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, chị có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

Tim mạch
 
 

Tôi bị block nhánh phải toàn phần thì có nguy hiểm không và phải làm gì? Xin bác sĩ giải đáp.

Hoàng Văn Kiệm, 63 tuổi, Nghĩa Hưng, Nam Định

TS.BS Trần Văn Hùng

Chào bác,

Block nhánh phải hoàn toàn và không hoàn toàn có thể xảy ra ở người bình thường và cũng có thể xảy ra ở những người bệnh tim nặng ví dụ như nhồi máu cơ tim. Trường hợp block nhánh phải hoàn toàn thì nên tìm nguyên nhân, tuy nhiên một số trường hợp lại không thể tìm ra .

Trường hợp của bác không nói rõ block nhánh phải đã xuất hiện lâu chưa, hiện tại với tuổi của bác thì đã có yếu tố nguy cơ, bác nên đến cơ sở uy tín, đầy đủ trang thiết bị để được khám, sàng lọc, cho làm cận lâm sàng để có thể xác định được nguyên nhân của block nhánh phải từ đó có hướng điều trị thích hợp.

Cảm ơn bác đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bác và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bác có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

block nhánh phải
 
 

Tôi bị huyết áp tăng cao vào lúc đi ngủ đêm ( từ 22h đến 23h), huyết áp của tôi lên rất nhanh và cao nên nhiều lần phải đi cấp cứu giữa đêm. Tôi có triệu chứng choáng váng và rét. Nhờ bác sĩ tư vấn giúp tôi nguyên nhân và cách chữa trị?

Trần Văn Thọ, 45 tuổi, Điện Biên

BS Nguyễn Đức Hưng

Chào bạn,
Tăng huyết áp về đêm được định nghĩa là huyết áp trung bình buổi tối (từ lúc lên giường ngủ đến khi thức dậy) ≥ 120/70 mmHg (hoặc >110/65 mmHg theo cập nhật ACC/AHA 2017). Đối với người bình thường khỏe mạnh, huyết áp về đêm thấp hơn ban ngày 10-20%. Tình trạng này có thể do chưa kiểm soát được bệnh cao huyết áp, hội chứng ngưng thở khi ngủ, bệnh lý về thận, bệnh lý về đái tháo đường, các vấn đề tuyến giáp, bất thường hệ thống thần kinh như mất ngủ, rối loạn nhận thức, già suy yếu, bệnh nhân sau đột qụy, bệnh lý tim mạch.

Bên cạnh đó, người Châu Á thường có khuynh hướng tăng huyết áp về đêm nhiều hơn do chế độ ăn nhiều muối và nhạy cảm hơn với muối, làm tăng nguy cơ tăng huyết áp về đêm. Tăng huyết áp về đêm có thể là biểu hiện đầu tiên của tăng huyết áp do hậu quả của tăng hoạt động hệ giao cảm và thường liên quan đến những biến cố tim mạch (đột quỵ, bệnh mạch vành, suy tim) hoặc tổn thương cơ quan khác (suy thận, suy giảm nhận thức và bệnh động mạch ngoại biên) vì nó không được phát hiện trong thời gian dài. Ngoài ra, các yếu tố có thể ảnh hưởng đến mô hình huyết áp bất thường, bao gồm việc làm theo ca vào ban đêm, hút thuốc lá, rối loạn lo âu, stress, bệnh nhân đang sử dụng thuốc điều trị hạ áp nhưng thời gian tác dụng ngắn < 24 giờ. Để chẩn đoán bệnh lý này cần phải mang holter huyết áp 24 giờ. Bạn có thể đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được các bác sĩ chuyên khoa khám và tư vấn điều trị.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

Tăng huyết áp
 
 

Tôi 39 tuổi, tôi bị hở van hai lá 2.5/4, van ba lá 1.5/4, không rung nhĩ và nhĩ không giãn. Tôi bị suy tim nhẹ và mệt khi lên cầu thang. Xin bác sĩ, tư vấn giùm tôi cách điều trị hiệu quả để không phải mổ? Xin chân thành cảm ơn bác sĩ.

myphuong27c2, 39 tuổi, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang

ThS.BS Huỳnh Khiêm Huy

Chào chị,
Mức độ hở van như chị mô tả là hở van hai lá 2.5/4, van ba lá 1.5/4 kèm không giãn các nhĩ, đi lên cầu thang thì có mệt. Theo đánh giá thì mức độ hở van này là nhẹ, việc điều trị cho hở van này bước đầu cần uống thuốc, điều chỉnh chế độ sinh hoạt hàng ngày.

Tuy nhiên để kéo dài việc điều trị này mà không phải mổ thì có nhiều yếu tố góp phần, đầu tiên cần xem chức năng của tim còn tốt hay không, nguyên nhân của hở van là do gì, ví dụ như hở van tim này là do nguyên nhân có thể giải quyết được như bệnh mạch vành gây ra hở van thì ưu tiên lúc này là điều trị bệnh mạch vành thì tình trạng hở van có thể cải thiện và không cần phải mổ. Còn nếu gặp phải những nguyên nhân không thể cải thiện được như van bị thoái hóa, bị sa van hay bị đứt dây chằng... thì thực tế không có thuốc nào có thể giải quyết cho van đang bị hở bình thường trở lại được. Tuy nhiên mình dùng thuốc có thể cải thiện được triệu chứng suy tim thì hy vọng có thể kéo dài thời gian điều trị nội khoa mà chưa cần phải phẫu thuật cho chị.
Cảm ơn chị đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc chị và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, chị có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

suy tim
 
 

Tôi bị bệnh rung nhĩ nhịp chậm, suy tim độ hai. Nhịp bình thường khoảng từ 37 đến 40 nhịp một phút, khi vận động thể thao lên trên 100 nhịp một phút. Tôi khám và phát hiện bệnh năm 2018, hiện sử dụng thuốc uống. Khi cố sức, tôi thường mệt, xuống sức nhanh, bình thường chưa bị ngất bao giờ. Bác sĩ cho ...

Trần Tài, 34 tuổi, Hà Nội

TS.BS Nguyễn Thị Duyên

Chào em,

Năm nay em 34 tuổi và cách đây ba năm em đã được chẩn đoán bị rung nhĩ và suy tim độ hai. Đây là tình trạng rung nhĩ mãn tính có suy tim, là tình trạng tim mạch tương đối nặng, vấn đề điều trị phải rất chặt chẽ. Tôi không rõ hiện tại ngoài sử dụng thuốc chống tăng huyết áp thì em có sử dụng thêm loại thuốc nào khác hay không. Tuy nhiên về nguyên tắc, khi điều trị một trường hợp rung nhĩ và có suy tim thì phải đảm bảo một số các thuốc điều trị cơ bản. Thứ nhất là phải kiểm soát nhịp, tình trạng của em thì nhịp tim trung bình có lúc chậm dưới 40 mà khi gắng sức nhịp tim lại lên khoảng trên 100 lần/phút, tức là kiểm soát nhịp của em lúc gắng sức là chưa đạt hiệu quả. Thứ hai, sử dụng những thuốc phòng tai biến do tình trạng rung nhĩ gây ra. Tính theo thang điểm CHA2DS-VASc thì em thuộc nhóm nguy cơ tai biến do tình trạng huyết khối do rung nhĩ gây ra. Như vậy em chưa được sử dụng những thuốc dự phòng huyết khối để phòng những tai biến thì đấy là vấn đề cần xem xét. Thứ ba, hiện tại điều trị suy tim chỉ sử dụng thuốc chống tăng huyết áp, tuy nhiên còn một số những nhóm thuốc khác tất nhiên tùy thuộc vào tình trạng lâm sàng khám thực thể để mình có chỉ định. Theo những thông tin em cung cấp về mặt điều trị thì tôi thấy chưa đầy đủ.

Vấn đề cấy máy để điều trị rung nhĩ thì hiện tại đây là phương pháp điều trị chuyên sâu, kỹ thuật cao mục đích để áp dụng cho những trường hợp bệnh nhân bị rung nhĩ mãn tính có block nhĩ thất độ ba tức là block nhĩ thất cấp cao hoặc suy nút xoang. Để xác định em có cần phải cấy máy hay không thì mình cần phải làm một số những xét nghiệm chuyên sâu. Đơn giản nhất là phải đeo một cái holter điện tâm đồ 24h để đánh giá xem em có bị block cấp cao hay không, có bị suy nút xoang hay không. Thậm chí một số trường hợp phải thăm dò điện sinh lý của nút xoang để xem có biểu hiện của suy nút xoang hay không. Từ đó mới có chỉ định cấy máy tạo nhịp.

Tuy nhiên kể cả khi mình có cấy máy tạo nhịp thì vấn đề điều trị nội khoa của suy tim, rung nhĩ và dự phòng tai biến do huyết khối tắc mạch vẫn là quan trọng nhất. Bên cạnh đó, những chế độ như ăn uống thì cần phải hạn chế muối, chế độ sinh hoạt phải hạn chế những hoạt động về thế lực mạnh. Tuy nhiên, em sẽ vẫn có thể có những hoạt động gắng sức nhưng mức độ gắng sức như thế nào thì phải phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý của em. Điều này hoàn toàn có thể xác định được thông qua một số nghiệm pháp gắng sức được thực hiện ở những cơ sở có chuyên khoa tim mạch. Do đó, em cần đến các cơ sở có chuyên khoa tim mạch chuyên sâu để thăm khám và có những tư vấn cụ thế đưa ra những giải pháp phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của mình.

Cảm ơn em đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc em và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, em có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

rung nhĩ nhịp chậm
 
 

Tôi đã làm đủ các xét nghiệm về điện tim, gắng sức, siêu âm. Tất cả chỉ số đều bình thường, có tăng mỡ máu chút ít. Hiện tại, tôi đã mãn kinh, dạo gần đây có triệu chứng nặng ngực bên trái khi nắm. Thỉnh thoảng, tôi cảm thấy khó thở, nhip tim nhanh từ 98 đến hơn 100. Xin bác sĩ cho tôi ...

Phương Mai, 52 tuổi, Gò Vấp, TP HCM

TS.BS Trần Văn Hùng

Chào cô,
Đối với phụ nữ khi đến tuổi mãn kinh thì nguy cơ bệnh mạch vành tăng lên, đồng thời cô có mỡ máu ở mức độ nhẹ, một yếu tố nguy cơ mạch vành. Không biết cô có còn yếu tố nguy cơ mạch vành nào khác không ví dụ như béo phì, đái tháo đường, tiền căn gia đình, bị bệnh mạch vành, hút thuốc lá, chế độ ăn không thích hợp, đồng thời là người ít vận động.

Nếu cô có càng nhiều các yếu tố nguy cơ thì nguy cơ cô mắc bệnh mạch vành càng cao, các triệu chứng của cô mô tả ở trên rất giống với các triệu chứng của bệnh mạch vành cho nên khả năng cô bị bệnh mạch vành khá cao. Cô nên đến cơ sở y tế uy tín, đầy đủ trang thiết bị, các bác sĩ sẽ khám sàng lọc yếu tố nguy cơ mạch vành, cho làm các xét nghiệm, điện tim, siêu âm tim, chụp mành vành cản quang... để có chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Cảm ơn cô đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc cô và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, cô có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

Để thăm khám, làm các xét nghiệm chẩn đoán, cô có thể tham khảo Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, TP HCM (số 2B, Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, TP HCM) hoặc Khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội (số 108 Phố Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội).

Để đặt lịch khám và tư vấn, cô có thể gọi lên tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tại Hà Nội 1800 6858, tại TP HCM 0287 102 6789 để được hỗ trợ.

bệnh mạch vành
 
 

Tôi 76 tuổi, sống ở Hà Nội. Vừa qua, tôi bị xuất huyết ra theo đường hậu môn, cấp cứu ở viện gần nhà. Bệnh viện đã nội soi đại tràng, thực quản dạ dày và tá tràng của tôi nhưng không phát hiện được nguyên nhân. Giấy ra viện của tôi ghi là xuất huyết tiêu hoá (nghi trĩ nội) nhưng tôi chưa bao ...

Nguyễn Quang Tuyền, 76 tuổi, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội

BS Nguyễn Đức Hưng

Chào bác,
Nguyên nhân của xuất huyết tiêu hóa thấp bao gồm loạn sản mạch máu, u đại tràng, ruột non lành hay ác tính, viêm đại tràng, ruột non hoặc các nguyên nhân ít gặp như dò hẹp động mạch chủ ruột non, vỡ phình động mạch chủ bụng, hemophilia, giảm tiểu cầu, dùng thuốc kháng đông, giảm chức năng tiểu cầu, suy thận mãn. Tăng huyết áp ít khi là nguyên nhân của tình trạng xuất huyết tiêu hóa thấp. Như vây, để làm rõ chẩn đoán tình trạng xuất huyết tiêu hóa của bác, bác có thể đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Tại đây, đội ngũ bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành khám và tư vấn điều trị cho bác.

Cảm ơn bác đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bác và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bác có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

xuất huyết
 
 

Mắc bệnh lý tim mạch có thể chơi thể thao cường độ cao được không thưa bác sĩ?

Achieve Le, 40 tuổi, TP HCM

ThS.BS Huỳnh Khiêm Huy

Chào anh,

Khi mình đã có bệnh về tim mạch rồi thì nguyên tắc để chơi thể thao tùy thuộc vào cường độ chơi thể thao và mức độ tập luyện sẽ lệ thuộc vào tình trạng bệnh mình lúc đó. Có nguyên tắc chung là khi đã mắc bệnh tim mạch rồi thì không nên chơi các môn thể thao cường độ cao, những môn thể thao nhẹ nhàng có thể áp dụng như đi bộ, chạy bộ chậm hoặc những môn thể thao không đối kháng như tập yoga, bơi lội... trước khi chơi thể thao nên khởi động để cơ thể mình quen với mức độ gắng sức rồi tăng lên dần.

Khi chơi nếu cảm thấy mệt thì cần dừng lại, không nên cố gắng chơi liên tục, đây là nguyên tắc chung còn cụ thể sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người, nếu bệnh tim nặng quá có thể sẽ không được chơi môn thể thao nào, còn bệnh nhẹ có thể chơi nhưng không nên chơi các môn cường độ cao như đá bóng, chạy marathon.
Cảm ơn anh đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc anh và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, anh có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

bệnh tim
 
 

Tim đập nhanh và mạnh bất thường, điện tâm đồ báo nhịp tim chậm là dấu hiệu của bệnh gì?

Nguyễn Thị Thắm, 41 tuổi, Vị Xuyên, Hà Giang

TS.BS Trần Văn Hùng

Chào bạn,

Nhịp tim của bạn có thể là lúc nhanh lúc chậm tuy nhiên khi bạn đo điện tâm đồ thì lúc đó trái tim của bạn là đập chậm nên nó hiện lên điện tâm đồ là chậm. Bạn nên đến cơ sở uy tín, có đầy đủ thiết bị, tại đó bác sĩ sẽ khám, cho bạn đo điện tâm đồ lại, làm siêu âm tim, đặc biệt có thể cho bạn đo holter 24h, bạn mang máy này trong thời gian làm việc, hoạt động hàng ngày bình thường, máy này sẽ glại điện tâm đồ trong ngày của bạn, có thể bắt được những lúc bạn bị nhịp nhanh nhịp chậm từ đó có dữ liệu biết được bạn bị loạn nhịp như thế nào để có hướng điều trị thích hợp.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

nhịp tim chậm