VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

Thứ năm, 17/10/2024

Tôi đôi lúc cảm thấy tim đập nhanh, hơi tức ngực, khó thở. Xin hỏi triệu chứng tôi bị có sao không? Nhờ bác sĩ tư vấn giúp.

Trình Đức Anh, 31 tuổi, Sầm Sơn, Thanh Hóa

TTND.PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bạch Yến

Chào bạn,

Nhịp tim bình thường của một người trưởng thành khi nghỉ, dao động từ 60 đến 100 nhịp một phút. Thông thường, để chẩn đoán tim đập nhanh khi nhịp tim cơ bản của bạn lúc nghỉ hơn 100 lần một phút, trong cơn nhịp nhanh có thể kèm theo các triệu chứng tức ngực và khó thở. Nguyên nhân gây nên nhịp tim nhanh như thiếu máu, sử dụng các chất kích thích như bia rượu, cà phê, sốt, cường giáp, một số trường hợp có thể gặp do tác dụng phụ của thuốc...

Tim đập nhanh có thể vô hại, nhưng có trường hợp tim đập nhanh có thể tiềm ẩn bệnh lý nguy hiểm. Để chẩn đoán đúng và chính xác tim đập nhanh, cần phải được bác sĩ chuyên khoa tim mạch khám và tư vấn xét nghiệm.

Vợ em năm nay 27 tuổi và mới có một bé được hai tuổi. Cách đây khoảng một năm thì vợ em phát hiện mình bị suy thận và phải lọc máu liên tục, mới đây bác sĩ thông báo vợ em bị suy tim cấp độ 2 nữa. Em thật sự rất sợ vợ sẽ gặp chuyện. Vì sao vợ em lại bị suy ...

Trần Hoàng Nghĩa, 28 tuổi, Long Khánh

BS.CKII Võ Ngọc Cẩm

Chào anh!

Vợ anh 27 tuổi, có em bé hai tuổi. Vậy trước lúc mang thai và lúc sanh em bé, chị có làm xét nghiệm chức năng thận, siêu âm tim không?

Chị phát hiện suy thận cách nay một năm và phải lọc máu liên tục. Suy thận ở người trẻ thường do bệnh cầu thận, bệnh miễn dịch toàn thân. Một số người bị suy thận do bệnh cơ tim chu sinh (nghĩa là suy tim sau sanh trong còng năm tháng), một số người suy thận mạn kèm bệnh tim mạch do hội chứng ure huyết áp, một số bệnh tim mạch giống người lớn tuổi như bệnh cơ tim phì đại, bệnh cơ tim giãn nở, thậm chí do xơ vữa động mạch vành (rối loạn lipd máu, đái tháo đường). Do vậy, anh nên đưa chị đến các cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch để xác định đúng nguyên nhân suy tim và bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị thích hợp. Chúc chị khỏe!

Tôi nghe nói người thừa cân thường bị mỡ trong máu cao nhưng thể trạng tôi gầy, không hiểu sao tôi vẫn bị mỡ trong máu cao? Xin bác sĩ cho biết lý do? Tôi cần ăn uống như thế nào để kiểm soát mỡ máu thưa bác sĩ? Mong bác sĩ tư vấn. Tôi xin cảm ơn.

Bình Nguyên Hạ, 23 tuổi, Nha Trang

THS.BS.CKII NGUYỄN THỊ NGỌC

Chào bạn!

Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân. Bạn có thể tạng gầy, nhưng bạn vẫn bị mắc bệnh mỡ trong máu tăng cao. Hầu hết trường hợp máu nhiễm mỡ là những người thừa cân, béo phì, có hàm lượng cholesterol trong máu cao, do ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh. Thế nhưng, người gầy cũng có thể mắc bệnh này, Nguyên nhân gây bệnh là do yếu tố di truyền và rối loạn chuyển hóa lipid máu.

Khi cơ thể bị rối loạn, chuyển hóa lipid máu, thì bất kể người thừa cân, béo phì hay người gầy cũng mắc bệnh máu nhiễm mỡ. Người gầy nhưng có lối sống không lành mạnh, ăn nhiều thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ, ít vận động thì nguy cơ mắc máu nhiễm mỡ cũng cao hơn. Ngoài ra, một số người mắc rối loạn di truyền tăng cholesterol máu. Thì dù gầy hay béo cũng khiến mỡ trong máu cao. Bạn nên áp dụng chế độ ăn giảm chất béo bão hòa chủ yếu trong thịt đỏ. Loại bỏ chất béo chuyển hóa, chất béo làm tăng chỉ số cholesterol. Tổng thể có trong các thực phẩm nướng, đồ ăn nhanh: gà rán, pizza, khoai tây chiên, đồ ăn chiên rán nhiều dầu, bánh khoai, bánh chuối, bánh rán.

Mẹ em năm nay 45 tuổi, huyết áp buổi sáng thường dao động 130-140 mmHg, hay khó thở vào ban đêm. Bác sĩ cho cháu hỏi có phải bệnh tăng huyết áp làm mẹ hay khó thở không? Mẹ cần lưu ý chế độ ăn uống, sinh hoạt như thế nào? Cảm ơn bác sĩ.

Ánh Dương, 20 tuổi, Ninh Thuận

BS.CKI Hoàng Thị Bình

Chào bạn!

Mẹ bạn 45 tuổi, đây là độ tuổi hay mắc bệnh tăng huyết áp (THA), huyết áp buổi sáng 130- 140 mmHg kèm khó thở vào ban đêm. Vì vậy, bạn nên đưa mẹ tới khám tại cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch đề được tư vấn và điều trị. Tại đây, có máy theo dõi huyết áp liên tục 24h đề xác định xem mẹ có bị THA hay không? Ngoài ra, bác sĩ kết hợp chỉ định các xét nghiệm máu và đo ECG, siêu âm tim, siêu âm mạch máu, khám mắt (soi đáy mắt)... để tầm soát rối loạn lipid máu, bệnh tiều đường, xác định biến chứng của huyết áp tới tim, não, thận, mạch máu..., đặc biệt là THA có thể dẩn tới suy tim gây mệt khó thở.

Sau khi đã xác định được tình trạng bệnh, mẹ bạn cần phải uống thuốc đều theo toa và phải có chế độ sinh hoạt hợp lý, không ăn mặn, không ăn mỡ, tập thể dục, tránh stress.

Bà em năm nay 65 tuổi đang bệnh suy tim mãn tính, cao huyết áp. Gần đây, bà em hay khó thở, mệt mỏi, huyết áp lúc tăng lúc giảm. Gia đinh có đưa bà đi khám, uống thuốc nhưng không cải thiện nhiều. Xin bác sĩ tư vấn có phương pháp điều trị nào giúp bà em khỏe? Em cảm ơn.

Minh Tiên, 26 tuổi, TP HCM

BS.CKII Võ Ngọc Cẩm

Chào bạn!
Bà của bạn 65 tuối, có bệnh tăng huyết áp và suy tim mạn tính. Bạn nên đưa bà đến cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch để được bác sĩ khám và chỉ định thực hiện siêu âm tim, đo điện tâm đồ, chụp X-quang phổi, xét nghiệm máu, tìm nguyên nhân suy tim. Bác sĩ sẽ xem thuốc bà đang uống có phù hợp không và điều trị nguyên nhân gây suy tim (ví dụ suy tim do bệnh van tim hoặc do bệnh hẹp nặng động mạch vành).


Ba cháu năm nay 56 tuổi. Dạo gần đây, ba cháu bị đau tức ngực đi khám được chẩn đoán mắc bệnh mạch vành do hút nhiều thuốc, cao huyết áp. Bác sĩ cho cháu hỏi bệnh này có nguy hiểm không? Dùng thuốc có điều trị hết bệnh được không? Cảm ơn bác sĩ.

Trần Hoàng Anh, 29 tuổi, Long Khánh, Đồng Nai

BS.CKII Võ Ngọc Cẩm

Chào bạn,
Ba bạn 56 tuổi, tăng huyết áp, hút thuốc lá nhiều, giờ có triệu chứng đau ngực có khả năng cao mắc bệnh hẹp động mạch vành. Để chẩn đoán xác định bệnh mạch vành, ngoài xét nhiệm máu, đo điện tim, siêu âm tim, ba bạn cần làm thêm trắc nghiệm gắng sức hoặc chụp CT mạch vành. Tùy theo mức độ tổn thương mạch vành sẽ có những cách điều trị khác nhau như uống thuốc, nong đặt stent hay mổ bắc cầu.

Điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống là điều trị cơ bản trong tất cả các giai đoạn của bệnh, giúp ngăn ngừa, làm chậm tiến triển hẹp mạch vành. Bệnh này nguy hiểm do có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim, suy tim, hở van tim nặng hoặc đột tử. Do đó, người bệnh cần đến bệnh viện có chuyên khoa tim mạch để được khám, chẩn đoán chính xác và điều trị thích hợp.


Con tôi được phát hiện tứ chứng Fallot. Hiện cháu nặng 7 kg, có thể phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn được không?

Phan Thị Hồng, 30 tuổi, Hà Giang

BS Nguyễn Minh Trí Viên

Chào bạn,

Tứ chứng Follot là bệnh tim, trước đây là phức tạp, nhưng hiện tại với sự phát triển của phẫu thuật ngày nay thì được xem là có độ phức tạp trung bình. Có một điều khích lệ là bệnh tim trước khi mổ các cháu thường ở trong tình trạng thiếu oxi rất nặng, nhưng sau khi mổ các cháu có cấu trúc gần như bình thường. Đa số các trường hợp khoảng 70 đến 80% nếu chúng ta giữ được cấu trúc của thất phải, giữ được vòng van động mạch phổi, sau khi mổ các cháu có trái tim gần như bình thường.

Trước đây, những cháu nhỏ ký phẫu thuật đòi hỏi phải có sự tỷ mỉ và chuyên nghiệp. Lúc trước, chúng tôi chỉ mổ các bệnh nhân trên 10 ký. Hiện tại với sự tiến bộ của phẫu thuật, chúng ta có thể mổ khi bệnh nhân trên năm ký và hơn sáu tháng tuổi thì cũng cho kết quả rất là tốt. Mổ triệt để cho tứ chứng Fallot có thể thực hiện ở dưới sáu tháng tuổi và nhỏ hơn năm ký, nhưng nguy cơ của nó thường là cao hơn. Cho nên điều kiện tại Việt Nam và tại rất nhiều nước, ngay cả các nước phát triển thì bác sĩ đều muốn phẫu thuật triệt để cho các cháu ở thời điểm thuận lợi là trên sáu tháng và cân nặng lớn hơn năm ký.

Fallot
 
 

Tôi đi siêu âm tim thai thì phát hiện chuyển vị đại động mạch. Tôi nghe nói bệnh này nặng lắm, hiện rất lo lắng không ngủ được. Bệnh này có thể điều trị được không? Tôi cần làm gì để giữ sức khỏe?

Phương Mai, 28 tuổi, Hà Nội

BS Nguyễn Minh Trí Viên

Chào bạn,

Chuyển vị đại đông mạch là bệnh tim bẩm sim phức tạp, cần phải chẩn đoán sớm. Tùy theo hư tổn giải phẩu có thể điều trị trong những tháng đầu hay sau khi sanh, một số trường hợp có thể trì hoãn trong ba tháng đầu sau khi sanh. Nói chung, những trường hợp này, cần chẩn đoán và điều trị sớm mới có kết quả, nếu điều trị muộn, cơ tim và mạch máu phổi bị ảnh hưởng rất nhiều, trong nhiều trường hợp các bác sĩ cũng không thể làm gì được hơn.

May mắn là gần đây, chúng ta có các phương tiện chẩn đoán tốt hơn, có thể chẩn đoán ngay trong thời kỳ mang thai. Trường hợp của con bạn được chẩn đoán trước khi bé ra đời, điều này có thể tạo điều kiện cho bác sĩ có những bước chuẩn bị để phẫu thuật. Hiện tại, với sự phát triển của kỹ thuật gây mê trong phẫu thuật, nếu bệnh được chẩn đoán và điều trị sớm thì tỷ lệ thành công có thể lên tới 90 đến 95%.

Sau phẫu thuật, nếu diễn biến tốt thì việc hồi phục gần như hoàn toàn và cuộc sống sau này của các cháu gần như giống với những người có trái tim bình thường.

Riêng, phần khó khăn nhất là sự phối hợp giữa các bác sĩ trong lúc sinh và ngay sau sinh, phải có sự kết hợp với các bác sĩ sản và các bác sĩ nội tim mạch nhi để có thể cấp cứu, đảm bảo nồng độ oxi cho các bé. Nếu trong trường hợp, chuyển vị đại động mạch không có lỗ thông tim thất thì các cháu phải được mổ trong hai tuần lễ đầu, nếu có lỗ thông tim thất thì trì hoãn một đến hai tháng sau. Nói chung, nếu có sự phối hợp tốt thì kết quả của phẫu thuật bệnh lý này được khích lệ.

Đại động mạch
 
 

Em 38 tuổi, bị tiểu đường ba năm nay. Em đọc được thông tin tỷ lệ tăng huyết áp ở người đái tháo đường loại hai tăng 2,5 lần so với người không mắc bệnh này nên rất lo lắng. Bác sĩ cho em hỏi mình cần phải làm gì để phòng ngừa bệnh?

Huy Hoàng, 38 tuổi, Mộc Châu

TS.BS Trần Văn Hùng

Chào bạn,

Đái tháo đường loại 2 làm tăng nguy cơ tăng huyết áp từ 1,5 đến 2 lầnvà ngược lại. Bạn đã bị đái tháo đường khoảng ba năm, như vậy nguy cơ bị tăng huyết áp cũng bắt đầu cao. Bạn nên đến cơ sở y tế để bác sĩ kiểm soát đường huyết cho bạn, đo huyết áp và sàng lọc tất cả các yếu tố nguy cơ về tăng huyết áp bạn đang mắc. Để phòng ngừa, bạn cũng nên tập thể dục đều đặn, ăn uống khoa học, tránh những món ăn dễ gây tăng huyết áp, đồng thời bạn nên thường xuyên kiểm tra huyết áp tại nhà để phát hiện sớm.

Bạn có thể tham khảo Trung tâm Tim mạch, Bệnh viên Đa Khoa Tâm Anh, TP HCM (số 2B, Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, TP HCM) hoặc Khoa Tim mạch, Bệnh viên Đa Khoa Tâm Anh, Hà Nội (số 108 Phố Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội) để thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán.

Để đặt lịch khám và tư vấn, bạn có thể gọi lên tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội 1800 6858, tại TP HCM 0287 102 6789 để được hỗ trợ. Trân trọng cảm ơn.

đái tháo đường
 
 

Ba em có bệnh nền cao huyết áp, thoái hóa đốt sống cổ. Dạo gần đây, mỗi lần đi làm về, ba lại chóng mặt, huyết áp thường 140/80. Vậy làm thế nào để giúp huyết áp ba em ổn định và giảm các triệu chứng chóng mặt, mệt mỏi? Chế độ dinh dưỡng và vận động nào phù hợp cho người bị cao huyết ...

Phúc Nhiêu, 28 tuổi, TP HCM

TS.BS Trần Văn Hùng

Chào bạn,

Hội Tim mạch Việt Nam định nghĩa, tăng huyết áp là khi chỉ số huyết áp lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg và huyết áp thấp nhất bằng 90 mmHg. Ba của bạn huyết áp 140/80 mmHg thì đang ở mức bọt đa lại, không biết ba của bạn năm nay bao nhiêu tuổi? Có đang uống thuốc hạ huyết áp hay không, gần đây có uống thuốc điều trị đau khớp hay không? Nhiều bệnh nhân huyết áp được kiểm soát tốt trong một thời gian dài. Tuy nhiên, khi họ uống thuốc giảm đau thì huyết áp thay đổi rất nhiều. Nên ba bạn cần đến bác sĩ, xem lại các loại thuốc điều trị khớp có ảnh hưởng tới thuốc tim mạch hay không? Từ đó kiểm soát tốt hơn.

Triệu chứng đi làm về bị mệt có thể gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, tôi không rõ ba bạn có hạ đường huyết hay không? Có làm việc quá sức hay không? Nếu ba bạn bị tăng huyết áp trong một thời gian dài thì có gây nên hẹp động mạch cảnh hay không? Vì vậy, bạn nên đưa ba bạn đến cơ sở y tế uy tín, đầy đủ trang thiết bị nhằm tìm ra nguyên nhân và hướng điều trị cho tốt.

Ngoài ra, ba bạn nên có một chế độ ăn lành mạnh với nhiều rau, củ, quả, chất xơ, cá, sữa ít béo, hạn chế ăn mỡ động vật, mỡ bão hòa, hạn chế muối, tập thể dục thường xuyên khoảng 30 phút mỗi ngày, duy trì cân nặng lý tưởng, hạn chế rượu bia, ngừa căng thẳng và thường xuyên đo huyết áp tại nhà. Nếu huyết áp thay đổi thường cao, bạn nên liên hệ với bác sĩ để sớm nhận được lời khuyên.

Huyết áp
 
 

Bố em mắc bệnh mạch vành, vừa rồi có điều trị đặt stent. Ban đầu, ông chỉ ho nhẹ nhưng mấy ngày nay lại ho nhiều hơn. Không biết triệu chứng ho sau đặt stent như thế có bình thường không? Ho nhiều có ảnh hưởng đến việc điều trị không? Em cảm ơn.

Lê Thị Thúy Nga, 30 tuổi, Ninh Bình

BS.CKII Huỳnh Ngọc Long

Chào bạn,

Khi đặt stent động mạch vành, do stent rất mỏng, nhỏ (tính bằng micrômét) và được đặt áp sát trong lòng của mạch vành nên không động chạm đến phổi, do đó thường sau khi đặt stent không gây ho. Trường hợp bạn ho nhiều cũng không làm stent rớt ra khỏi vị trí đã đặt.

Trường hợp một, sau khi đặt stent mà ho, bác sĩ cần chú ý đến những loại thuốc người bệnh có thể đã sử dụng như những thuốc ức chế men chuyển có thể gây ho nên cần phải đổi thuốc.

Trường hợp hai, sau khi đặt nhiều stent, bệnh nhân có thể bị suy tim nặng hơn kèm dấu hiệu mệt, khó thở, ứ đọng trên phổi sẽ kích thích gây ho và thường bệnh nhân không sốt.

Trường hợp ba, bệnh nhân có thể bị viêm phế quản, viêm phổi, ho có đàm, sốt nhẹ thì bệnh nhân cần đi tái khám trở lại để bác sĩ chẩn đoán thêmvà đưa ra hướng điều trị thích hợp

.Bạn có thể tham khảo Trung tâm Tim mạch, Bệnh viên Đa Khoa Tâm Anh, TP HCM (số 2B, Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, TP HCM) hoặc Khoa Tim mạch, Bệnh viên Đa Khoa Tâm Anh, Hà Nội (số 108 Phố Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội) để thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán.

Để đặt lịch khám và tư vấn, bạn có thể gọi lên tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội 1800 6858, tại TP HCM 0287 102 6789 để được hỗ trợ. Trân trọng cảm ơn.

Mạch vành
 
 

Huyết áp bao nhiêu là huyết áp cao nguy hiểm? Có phải người huyết áp cao sẽ dễ bị đột quỵ không?

Kim Lý, 36 tuổi, Bình Định

TS.BS Trần Văn Hùng

Chào bạn,

Theo Hội Tim mạch Việt Nam, tăng huyết áp được định nghĩa khi chỉ số huyết áp >= 140 mmHG hoặc chỉ số huyết áp thấp nhất <= 90 mmHg. Cơn tăng huyết áp được định nghĩa dựa trên con số huyết áp được đo >= 180 mmHg hoặc con số thấp nhất huyết áp >= 90 mmHg.

Cơn tăng huyết áp bao gồm tăng huyết áp cấp cứu và tăng huyết áp khẩn cấp. Tăng huyết áp cấp cứu gây tổn thương cơ quan đích như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, phù phổi cấp, suy thận cấp. Người bị tăng huyết áp có nguy cơ đột quỵ cao hơn hẳn so với người không bị tăng huyết áp. Trong một nghiên cứu cho thấy, cứ 10 người bị tai biến mạch máu não thì có đến năm người bị tăng huyết áp.

Tăng huyết áp
 
 

Tôi bị nhồi máu cơ tim cấp và đã được can thiệp đặt stent động mạch vành. Công việc của tôi thì đòi hỏi thường xuyên phải chịu áp lực. Bác sĩ cho tôi hỏi là bao lâu tôi có thể đi làm trở lại được?

Minh Quân, 44 tuổi, Thanh Hóa

BS.CKII Huỳnh Ngọc Long

Chào bạn,

Sau khi đặt stent, các dòng mạch máu đã được lưu thông, nhưng vẫn còn nguy hiểm sau khi bị nhồi máu là suy tim và loạn nhịp tim.

Trường hợp một, nếu bệnh nhân đến sớm và được can thiệp kịp thời, không có triệu chứng suy tim, để an toàn chúng tôi khuyên bệnh nhân nên đi từ sáu đến tám tuần nhằm mục đích không còn bị loạn nhịp. Lúc này, bệnh nhân mới có thể tái hòa nhập với cuộc sống bình thường.

Trường hợp thứ hai, nếu bệnh nhân đến quá muộn thì việc đặt stent cũng không thể cứu được cơ tim dẫn đến xuất hiện triệu chứng suy tim nặng. Trong trường hợp này, bạn cần điều trị suy tim thật ổn định rồi mới được tái hòa nhập cuộc sống bình thường.

Ngoài ra, thời gian từ khi xuất hiện đau ngực đến khi được nong mạch vành là khoảng thời gian vô cùng quý báu. Theo thống kê, cứ mỗi một giờ trôi qua thì lượng cơ tim chết đi 8.5% và tăng tỷ lệ tử vong 1%, tăng tỷ lệ suy tim 1%. Do đó, những bệnh nhân bị đau ngực quá 15 phút, nghi ngờ do nhồi máu cơ tim phải lập tức tới bệnh viện có khoa thông tim can thiệp để bác sĩ chẩn đoán. Nếu làm kịp thời, tỷ lệ tử vong sẽ giảm, suy tim sẽ giảm và người bệnh có thể hòa nhập cuộc sống bình thường sớm hơn.

Bạn có thể tham khảo Trung tâm Tim mạch, Bệnh viên Đa Khoa Tâm Anh, TP HCM (số 2B, Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, TP HCM) hoặc Khoa Tim mạch, Bệnh viên Đa Khoa Tâm Anh, Hà Nội (số 108 Phố Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội) để thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán.

Để đặt lịch khám và tư vấn, bạn có thể gọi lên tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội 1800 6858, tại TP HCM 0287 102 6789 để được hỗ trợ. Trân trọng cảm ơn.

Đặt stent
 
 

Tôi vừa được chẩn đoán mắc bệnh mạch vành. Tôi cảm thấy rất lạ vì không biết sao mình lại mắc phải bệnh này trong khi tôi ăn uống và tập luyện thể dục rất điều độ. Bệnh có nguy hiểm không và điều trị như thế nào? Tôi có phải phẫu thuật không? Cảm ơn bác sĩ.

Tuấn Hưng, 34 tuổi, Hà Nam

TS.BS Trần Văn Hùng

Chào bạn,

Bạn không nói rõ bạn đã được làm những xét nghiệm cận lâm sàng nào để xác định bệnh. Nếu bạn đã được bác sĩ cho CT cắt lớp động mạch vành hoặc chụp động mạch vành thì qua kết đó có thể xác định chính xác bạn có bị bệnh động mạch vành hay không.

Bệnh động mạch vành có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây nên như giới tính nam, lớn tuổi, hút thuốc lá, tiền căn đái tháo đường, rối loạn mỡ máu... Do đó, việc tập thể dục đều và ăn uống điều độ chỉ là một phần trong kế hoạch điều trị, thậm chí không đủ để ngăn ngừa phát triển động mạch vành. Tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế uy tín và có trang thiết bị hiện đại để các bác sĩ khám và sàng lọc, ngoài ra, ban cần xem lại những xét nghiệm của bạn còn thiếu những gì, sau đó làm thêm những cận lâm sàng thích hợp. Dựa vào đó, bác sĩ mới đưa ra được phương hướng điều trị phù hợp với bạn nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất.

Bạn có thể tham khảo Trung tâm Tim mạch, Bệnh viên Đa Khoa Tâm Anh, TP HCM (số 2B, Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, TP HCM) hoặc Khoa Tim mạch, Bệnh viên Đa Khoa Tâm Anh, Hà Nội (số 108 Phố Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội) để thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán.

Để đặt lịch khám và tư vấn, bạn có thể gọi lên tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội 1800 6858, tại TP HCM 0287 102 6789 để được hỗ trợ. Trân trọng cảm ơn.

bệnh mạch vành
 
 

Xin bác sĩ giải thích thêm về các kỹ thuật can thiệp động mạch vành, nong động mạch vành, đặt stent động mạch vành. Khi nào cần can thiệp ba phương pháp này? Phương pháp nào ít xâm lấn hơn? Cảm ơn bác sĩ.

Hồng Tuyết, 25 tuổi, Hà Tĩnh

BS.CKII Huỳnh Ngọc Long

Chào bạn,

Can thiệp động mạch vành là biện pháp mà bác sĩ sẽ chích vào động mạch quay hoặc động mạch đùi, đi trong đường nội mạch để luồn dụng cụ, làm nong rộng mạch vành.

Đối với những mạch máu nhỏ hơn 2 mm, những tổn thương lan tỏa không có mạch máu bình thường, những nơi chia đôi thì bác sĩ sẽ dùng bóng phủ thuốc để nong mạch vành nhưng không cần đặt stent gọi là nong mang bóng phủ thuốc.

Trường hợp mạch vành lớn hơn 2.5 mm và đúng với kích cỡ stent, thông thường người ta sẽ đặt stent. Stent là một khung bằng thép nhằm mục đích chống đỡ, làm mạch máu rộng ra không bị xẹp lại. Để đặt stent được tốt, bác sĩ sẽ dùng bóng nhỏ nong rộng đường đi, sau đó mới đặt stent.

Cả hai kỹ thuật đều nong bằng bóng phủ thuốc và đặt stent gọi chung là thông tim can thiệp. Thông tim can thiệp, can thiệp mạch vành là các thủ thuật ít xâm lấn hơn so với phương pháp mổ bắc cầu mạch vành.

Động mạch vành
 
 

Tôi đã mổ bắc cầu mạch vành cách đây 10 năm. Gần đây, tôi đau ngực lại, chụp CT tim phát hiện các cầu nối bị hẹp. Liệu tôi có phải mổ lại không? Nguy cơ mổ của tôi thế nào?

Quang Vinh, 58 tuổi, TP HCM

BS Nguyễn Minh Trí Viên

Chào ông/bà,

Tùy theo phẫu thuật bắc cầu, các phẫu thuật bắc cầu nếu ống ghép bằng tĩnh mạch thì trong khoảng 5 đến 10 năm, các cầu nối tĩnh mạch người ta lấy tĩnh mạch hiện ở dưới chân nên thường thoái biến và hẹp. Riêng các cầu nối bằng động mạch như động mạch trong xương ức, động mạch quay và động mạch thượng vị dưới sẽ sử dụng được lâu hơn. Cầu nối còn phụ thuộc vào điều trị nội khoa sau mổ, bệnh nhân phải tuân thủ, theo dõi đều đặn, điều trị tiểu đường, bỏ thuốc lá và kiểm soát mỡ máu, dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu liên tục. Trong trường hợp theo dõi không tốt và không thay đổi lối sống thì thời gian sử dụng các cầu nối này rất hạn chế.

Sau 10 năm, các cầu nói sẽ bắt đầu bị hoái biến và hẹp lại, trong thời gian đó các tuần hoàn bàng hệ sẽ xuất hiện, nếu trường hợp không có triệu chứng, ông/bà nên theo dõi và điều trị nội khoa. Nếu có triệu chứng, tức là có đau ngực, đặc biệt là đau ngực khi gắng sức thì sau khi phát hiện ra bằng CT, thật sự CT độ phân giải về hình ảnh các chỗ hẹp không rõ ràng thì cần phải chụp mạch vành để xem mức độ hẹp, ảnh hưởng lên cơ tim như thế nào. Trong đa số trường hợp dễ dàng thường can thiệp cầu nối, chỗ nào hẹp thì có thể nong chỗ đó. Giải pháp thứ hai, các bác sĩ sẽ cho uống thuốc, điều trị nội khoa để làm giảm bớt triệu chứng.

Thực sự tới thời điểm hiện tại, phẫu thuật trở lại cho các bệnh nhân đã phẫu thuật bắc cầu thì rất hạn chế vì nguy cơ cao và lợi ích của kỹ thuật đó không được như người ta mong muốn. Cho nên có hai giải pháp:

- Đầu tiên đi chụp lại mạch vành và cầu nối. Trong trường hợp, cầu nối có thể can thiệp được thông tim để nong , cải thiện tưới máu cơ tim, cải thiện được triệu chứng đau ngực.
- Thứ hai, nếu trường hợp cầu nối quá xa và khó có thể nong thì các bác sĩ sẽ điều trị nội khoa bằng cách dùng thuốc giảm triệu chứng, đặc biệt là triệu chứng đau ngực.

Bắc cầu mạch vành
 
 

Em là nam, 40 tuổi, có tiền sử gia đình bị bệnh tim mạch. Dạo gần đây, thỉnh thoảng em hay cảm thấy có một lực nặng đè lên ngực, như thể có vật gì đó đè lên trên lồng ngực, sau đó tự hết. Em không biết đây có phải triệu chứng của bệnh mạch vành không? Có cách nào tầm soát bệnh không?

Đông Phong, 40 tuổi, TP.HCM

TS.BS Trần Văn Hùng

Chào bạn,

Triệu chứng nặng ngực như bạn mô tả rất giống bệnh động mạch vành mạn, biểu hiện là đau dưới xương ức, nặng ngực kéo dài khoảng vài phút, có thể kèm cảm giác khó thở, buồn nôn. Tuy nhiên, triệu chứng bệnh động mạch vành thường thấy rõ khi bạn gắng sức nhưng không thấy bạn nhắc về việc sau khi nghỉ ngơi có đỡ hơn hay không.

Ngoài yếu tố nguy cơ là gia đình có tiền căn là bệnh tim, chúng tôi còn cần thêm thông tin về bạn như nguy cơ về bệnh tim mạch khác, có tiền căn tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, hút thuốc lá, tăng cholesterol máu hay không, cân nặng, tần suất tập thể dục và chế độ ăn uống của bạn hiên tại...

Nếu bạn có càng nhiều yếu tố nguy cơ thì khả năng mắc bệnh động mạch vành của bạn càng cao, vì vậy bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ sàng lọc bệnh mạch vành cho bạn bằng cách đo điện tâm đồ, siêu âm tim, X-quang, điện tâm đồ gắng sức, CT cắt lớp động mạch vành và có thể cho bạn chụp động mạch vành có cản quang nếu cần thiết.

Để thăm khám, làm các xét nghiệm chẩn đoán, bạn có thể tham khảo Trung tâm Tim mạch, Bệnh viên Đa Khoa Tâm Anh, TP HCM (số 2B, Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, TP HCM) hoặc Khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh, Hà Nội (số 108 Phố Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội). Trân trọng cảm ơn.

bệnh mạch vành
 
 

Em nghe nói tăng huyết áp không có triệu chứng thường vô cùng nguy hiểm và có thể dẫn tới đột quy, nhồi máu cơ tim. Làm sao để nhận biết được trong trường hợp tăng huyết áp không có triệu chứng?

Nguyệt Loan, 39 tuổi, Kiên Giang

TS.BS Trần Văn Hùng

Chào bạn,

Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở bệnh tim mạch. Nhiều bệnh nhân không biết mình bị tăng huyết áp cho đến khi bị biến chứng như nhồi máu cơ tim. Tăng huyết áp do nhiều yếu tố nguy cơ gây nên và bệnh có thể không biểu hiện triệu chứng. Do đó, bạn nên khám sức khỏe định kỳ để được đo huyết áp và tìm các yếu tố nguy cơ để kiểm soát bệnh tình.

Nếu bạn nghi ngờ bạn bị tăng huyết áp, bạn có thể tự đo huyết áp tại nhà hoặc gắn máy đo Holter 24h. Máy đo Holter 24h có thể mang trong lúc làm những công việc thường ngày, hoạt động thể thao và cả trong lúc ngủ. Máy có thể phát hiện ra những dấu hiệu liên quan đến bệnh tim mạch như tăng huyết áp.

Tăng huyết áp
 
 

Có phải bị bệnh mạch vành không được ăn dầu mỡ và muối phải không? Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi những thực phẩm nào có thể ăn được và cần kiêng thực phẩm nào?

Linh Lan, 37 tuổi, TP HCM

TS.BS Trần Văn Hùng

Chào bạn,

Bệnh nhân bị bệnh mạch vành không nên ăn dầu mỡ bão hòa, nhất là mỡ động vật. Bạn có thể ăn dầu thực vật và hạn chế ăn muối, một ngày nên ăn ít hơn năm gram muối. Những thực phẩm cần ăn là rau, trái cây, các loại hạt đỗ, thịt gia cầm, sữa ít béo, đặc biệt nên ăn thực phẩm nhiều Kali như rau, trái cây, giúp phòng ngừa và kiểm soát được mức huyết áp.

Bạn nên hạn chế, kiêng các thức ăn chiên xào, các thức ăn qua đóng hộp chế biến sẵn, hạn chế uống rượu bia và các sản phầm có cồn ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình. Trân trọng cảm ơn.

bệnh mạch vành
 
 


Tôi có một câu con trai duy nhất, từ nhỏ được chẩn đoán bị Ebstein. Tôi đã đưa con ra nước ngoài phẫu thuật và hàng năm vẫn đi khám khám đều đặn. Tại lần tái khám gần đây nhất, bác sĩ phát hiện con tôi bị hở van nặng trở lại, tuy nhiên do dịch Covid-19 nên đã hơn một năm nay tôi ...

Trần Văn Dũng, 48 tuổi, Tây Ninh

BS Nguyễn Minh Trí Viên

Chào bạn,

Ebstein là một bệnh lý về tim rất phức tạp, không chỉ bất thường của van ba lá mà còn bất thường ở thất phải. Phẫu thuật bệnh Ebstein phải sữa chữa rất nhiều thứ như tái cấu trúc cho thất phải, tạo hình lại van ba lá. Trước đây, bệnh lý này có tỷ lệ tử vong rất cao, nhiều phương pháp được đặt ra nhưng hầu hết kết quả không được như kỳ vọng. Giáo sư Carpentier là người đầu tiên đặt ra kỹ thuật sữa chữa triệt để, sau giáo sư Carpentier thì có nhiều phương pháp mới cải tiến. Đến nay, kết quả mổ đối với bệnh lý này tỷ lệ rủi ro càng thấp, cách đây 30 năm tỷ lệ tử vong này rất cao lên tới 20 đến 30% . Nhưng hầu như gần đây, không có bệnh nhân nào tử vong vì bệnh lý này trừ những cháu rất nặng mắc bệnh trong thời gian sơ sinh.

Trường hợp của cháu đã phẫu thuật ở nước ngoài thì chúng tôi không rõ phẫu thuật theo phương pháp nào. Nếu mổ lâu rồi thì phương pháp của Giáo sư Carpentier cũng chưa phổ biến, phương pháp này chỉ mới phổ biến 10 năm gần đây thôi. Ngay cả những phương pháp tốt nhất thì van có có thể có những bất thường, nhưng người ta vẫn chấp nhận được, sau khi mổ van hở từ vừa cho tới nhẹ thì cuộc sống cũng không khác biệt gì như đối với người bình thường.

Trường hợp cháu tái khám phát hiện hở van nặng nhưng nếu cháu không có triệu chứng như không thấy mệt nhiều, không lên cơn nhịp nhanh, không tím, không phù chân thì có thế theo dõi điều trị nội thôi. Các bác sĩ cho uống thuốc, ăn lạt, uống thuốc lợi tiểu, giãn mạch. Trong trường hợp có rối loạn nhịp thường là rối loạn nhịp nhanh, các bác sẽ khống chế bằng điều trị rung nhĩ, điều trị nhịp nhanh trên thất nếu có.

Trong trường hợp tim cháu ngày càng giãn, có triệu chứng bị hở van ba lá nhiều có ảnh hưởng làm bị phù hoặc gan to và cháu không gắng sức được thì phải mổ lại. Mổ lại đối với trường hợp đã phẫu thuật rồi thì có hai phương pháp là: mổ để tạo hình lại lần nữa, trường hợp van không thể tái tạo được bắt buộc phải thay bằng một cái van sinh học. Van sinh hoc ở vị trí van ba lá có thể hoạt động lâu hơn van ở những nơi khác, có thể kéo dài 10 đến 20 năm thì mới bị thoái hóa. Dự kiến bệnh viện Tâm Anh TP HCM có thể triển khai mổ tim vào những quý cuối của năm 2021. Bạn có thể đưa cháu đi khám, đánh giá mức độ hở van và ảnh hưởng hở van trên thất phải, các cơ quan khác từ đó để cho một quyết đinh phù hợp. Trân trọng!

Ghép tim