VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

Thứ tư, 22/1/2025

Bệnh mạch vành gồm có các bệnh lý nào? Triệu chứng thường gặp của bệnh là gì? Bệnh có gây ra biến chứng nguy hiểm không? Đối tượng nào dễ bị mắc bệnh nhất?

Kim Luyến, 32 tuổi, Bình Định

TS.BS Trần Văn Hùng

Chào bạn,

Bệnh động mạch vành xảy ra khi động mạch vành nuôi trái tim bị mảng xơ vữa làm giảm lượng máu nuôi tim. Bệnh động mạch vành bao gồm bệnh động mạch vành mạn, gây nên cơn đau thắt ngực không ổn định và nhồi máu cơ tim. Trong đó, nhồi máu cơ tim xảy ra khi tim không có máu đến nuôi, làm cho cơ tim bị hoại tử. Triệu chứng thường gặp của bệnh động mạch vành là thắt ngực, cảm giác đau phía sau xương ức, phía trái ngực, đau lan lên trên cánh tay trái hoặc cằm kèm theo cảm giác khó thở, buồn nôn và đổ mồ hôi. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nặng như nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim nặng và có thể tử vong.

Những đối tượng dễ mắc bệnh này gồm những người có các yếu tố nguy cơ như giới tính nam, người lớn tuổi, người có tiền căn tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng cholesterol máu, thừa cân, béo phì, tiền căn yếu tố gia đình dễ mắc bệnh tim mạch, thói quen sinh hoạt lười vận động và có chế độ ăn không lành mạnh.

bệnh mạch vành
 
 

Xin được hỏi bác sĩ có mổ tim cho người lớn không? Tôi năm nay 62 tuổi, bị hẹp cả ba nhánh động mạch nuôi tim, và còn bị hở van tim nặng. Tôi đã có chỉ định mổ bắt cầu tim và thay van, xin bác sĩ cho lời khuyên.

Hoàng Hải, 62 tuổi, TP HCM

BS Nguyễn Minh Trí Viên

Chào bạn,

Bệnh mạch vành nếu hẹp cả ba nhánh động mạch vành thì mổ là chỉ định ưu tiên. Cho kết quả tốt và lâu dài hơn là các phương pháp can thiệp như nông mạch vành hoặc đặt stent. Trong trường hợp, bệnh mạch vành bị hở van nếu do thiếu máu cơ tim thì cũng ảnh hưởng hoạt động của lá van gây hơ van. Thông thường, trường hợp đó thì hở van vừa chứ chưa đến mức nặng.

Trong trường hợp, hở vừa và nhẹ đôi khi người ta chỉ cần mổ bắc cầu mạch vành, khi cơ tim hết thiếu máu hở van tự động biến mất. Trong trường hợp hở từ vừa tới nặng, trái tim đã giãn ra thì cần vừa bắc cầu vừa phải sửa tạo hình van đi kèm mới có thể cho ra kết quả tốt. Hở van và bệnh mạch vành đôi khi là hai bệnh lý độc lập hoàn toàn. Chắc chắn phải mổ để tạo hình van. Đồng thời để đảm bảo an toàn cho cuộc phẫu thuật, các bác sĩ phải mổ bắc cầu. Đó là hai phẫu thuật độc lập nhưng được tiến hành đồng thời.

Tôi mổ tim cho cả trẻ em và người lớn, đặc biệt có nhiều kinh nghiệm trong phẫu thuật sửa van. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình hoặc gọi lên tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội 1800 6858, tại TP.HCM 0287 102 6789 để được hỗ trợ. Trân trọng!

Bệnh mạch vành
 
 

Bác sĩ cho cháu hỏi bệnh mạch vành có nguy hiểm không? Người trẻ có nguy cơ mắc bệnh này không? Làm sao để phát hiện sớm bệnh?

Khoa Nguyên, 25 tuổi, Tiền Giang

TS.BS Trần Văn Hùng

Chào bạn,

Động mạch vành là bệnh gây ra nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim, thậm chí có thể gây tử vong. Trên thế giới và ngay tại Việt Nam hiện nay đang có rất nhiều bạn trẻ mắc bệnh động mạch vành do có nhiều yếu tố nguy cơ như giới tính nam, hút thuốc lá, béo phì, thừa cân, đái tháo đường, tăng huyết áp, tăng cholesterol máu. Ngoài ra, những bạn có tiền căn yếu tố gia đình như mẹ, chị, em gái bị bệnh động mạch vành lúc dưới 65 tuổi, hay bố, anh, em trai bị bệnh động mạch vành dưới 55 tuổi.

Hội Tim mạch Mỹ khuyên rằng, những người trên 20 tuổi nên sàng lọc mạch vành, tuy nhiên mức độ thường xuyên còn tùy thuộc vào bệnh nhân có nhiều yếu tố nguy cơ hay không. Đặc biệt, bệnh nhân lớn tuổi cần có chương trình sàng lọc thường xuyên hơn để phát hiện sớm và điều trị nhằm ngăn ngừa biến chứng nhồi máu cơ tim và tử vong.

Khi bạn có triệu chứng đau nặng ngực trái hay phía sau xương ức đau lan lên cánh tay, cằm gây nên cảm giác khó thở, buồn nôn thì đi khám ngay, bác sĩ sẽ cho bạn thực hiện các xét nghiệm như đo điện tâm đồ, siêu âm tim, điện tim gắng sức hay chụp CT đa lát cắt mạch vành và cũng có thể chụp mạch vành nhằm xác định bạn có bị bệnh động mạch vành hay không. Trân trọng cảm ơn.

bệnh mạch vành
 
 


Cháu năm nay 18 tuổi. Năm cháu 8 tuổi, có mổ Tứ chứng Fallot. Cháu bỏ tái khám năm năm nay vì thấy đã khỏe, tuy nhiên gần đây cháu thấy hơi hồi hộp và mệt nên đi khám lại. Bác sĩ nói cháu bị hở van động mạch phổi nặng, giãn buồng tim phải, hở van ba lá nặng và có thể phải ...

Phúc Tiến, 18 tuổi, TP HCM

BS Nguyễn Minh Trí Viên

Chào cháu,

Khoảng 70 đến 80 trường hợp mắc tứ chứng Fallot, bác sĩ giữ được cấu trúc của động mạch phổi và thất bại. Một số trường hợp, thất phải và động mạch phổi rất nhỏ nên để đảm bảo đường máu của cháu không bị hẹp. Lần phẫu thuật đầu tiên, đôi khi các bác sĩ phải xẻ động mạch phổi, trường hợp đó thì không còn van động mạch phổi và cháu sẽ hở van động mạch phổi. Sau khi phẩu thuật, đối với tứ chứng Fallot thì hở van động mạch phổi không phải là vấn đề lớn. Nhưng khi lớn lên cháu chơi thế thao gắng sức, áp lực của động mạch phổi tăng sẽ gây hiện tượng hở van động mạch phổi nhiều hơn, lúc đó tim phải của cháu sẽ giãn.

Khi tim phải bị giãn, cháu không thể gắng sức được nhiều hoặc có triệu chứng suy tim phải như bụng trướng, gan to thì cháu cần phải phẫu thuật để gắn gan động mạch phổi. Cần phải được khám và siêu âm để xem có bị hở van động mạch phổi nhiều hay không, tim phải có lớn lên quá mức, có hở van ba lá, có bị hẹp tồn lưu của động mach phổi hay có lổ thông liên thất tồn lưu hay không? Để đánh giá xem tim phải của cháu có lớn đến mức phải làm phẫu thuật hay không thì phương tiện chẩn đoán chính xác nhất là MRI. Trong trường hợp, tim bị giãn có hở van ba lá và cháu có triệu chứng thì có hai khả năng.

Nếu có điều kiện thì các bác sĩ sẽ quyết định đặt một van qua phương pháp thông tim, nhưng chi phí cao. Một phương án khác là mình có thể mổ lại để đặt một van sinh học ở vị trí van động mạch phổi cho cháu và sửa lại van ba lá nếu nó có hở. Trân trọng!

Hỏ van động mạnh
 
 


Con tôi được phát hiện bị hẹp van động mạch chủ nặng và đã nong van một lần. Lần tái khám gần nhất, tình trạng hẹp van diễn tiến xấu, bác sĩ báo cháu phải mổ. Cháu mới được ba tuổi, nếu mổ sớm, tôi thấy rất tội. Liệu có cách nào trì hoãn không? Nếu phải mổ, liệu van sau mổ có giữ ...

Nguyễn Thị Hải Oanh, 37 tuổi, Đồng Tháp

BS Nguyễn Minh Trí Viên

Chào bạn,

Thật sự là câu hỏi rất khó, được xem là một trong những thách thức dành cho bác sĩ phẫu thuật và hệ thống y khoa. Trong bệnh lý hẹp van động mạch phổi nặng, thường các cháu ngay sau khi sinh ra đời nếu tình trạng nặng cần phải can thiệp, khó khăn của các cháu là kích thước động mạch chủ nhỏ và van nhỏ, nhiều khi chưa tới một cm. Những phẫu thuật để bảo tồn van thì về mặt kỹ thuật rất khó khăn. Thông thường đối với trường hợp này, chúng tôi sẽ cố gắng trì hoãn, đầu tiên sẽ cố gắng can thiệp qua thông tim để nong van cho cháu, giúp có thể chịu đựng tới khi kích thước động mạch chủ lên trên 10 mm thì các phẫu thuật viên mới có thể tiến hành phẫu thuật và sửa chữa cho các cháu.

Thông thường, chúng tôi cố gắng trì hoãn, trong trường hợp các cháu mệt và hẹp van nặng thì buộc phải mổ, khi mổ chúng tôi cố gắng sửa van cho cháu. Kết quả của việc sửa này cũng rất hạn chế và duy trì được càng lâu càng tốt, còn thời gian kéo dài được bao lâu thì không có gì đảm bảo.

Có một câu hỏi đặt ra, nếu trong trường hợp như thế này sao các bác không thay van. Thực ra, thay van đối với các trường hợp này là rất khó khăn. Có hai lý do, thứ nhất là cơ chế chưa cho phép người ta chế tạo ra van rất nhỏ để phù hợp cho các cháu, thông thường kích thước van nhỏ nhất bây giờ là 17 li, động mạch chủ của các cháu chỉ cho phép van khoảng chừng 10 đến 12 li. Nên hiện tại vẫn chưa có van để lắp cho các cháu. Thứ hai, khi lắp cho các cháu van cơ học thì các cháu phải uống thuốc kháng đông để tránh hiện tượng kẹt van, chuyện này giống như một chiếc xe chạy phải có nhớt thì mới có thể vận hành được. Khi sử dụng kháng đông trong sự phát triển, chơi đùa, học tập của các cháu sẽ tạo ra nhiều biến chứng, nguy cơ nguy hiểm. Do đó, chiến lược điều trị là cố gắng sửa cho các cháu, khi đến độ tuổi thích hợp 10kg khi van hẹp lại thì khả năng phẫu thuật có thể thực hiện cho các cháu là ghép van tự thân, dùng van động mạch phổi thế chỗ vào van động mạch chủ.

Như vậy, đây là bệnh lý còn đầy thách thức trong phẫu thuật và nó đòi hỏi bố mẹ phải kiên trì đối mặt với cuộc sống, sẽ có nhiều đợt mổ. Rất chia sẻ với gia đình!

Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc gọi lên tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội 1800 6858, tại TP HCM 0287 102 6789 để được hỗ trợ. Trân trọng!

Ghép tim
 
 


Bé nhà tôi 5 tuổi. Bé đang chạy chơi thì cảm thấy rất mệt, tôi đưa bé đi khám, phát hiện thông liên thất và tăng áp phổi. Bác sĩ cho tôi hỏi với trường hợp của bé, có thể phẫu thuật không? Mong bác sĩ giải đáp.

Văn Khánh, 40 tuổi, Quảng Ninh

BS Nguyễn Minh Trí Viên

Chào bạn,

Phát hiện bệnh khi bé được năm tuổi là hơi muộn, cháu cần được các bác sĩ thăm khám, dò mức độ tăng áp lực động mạch phổi như thế nào. Tại Việt Nam, năm tuổi thì cũng chưa phải những trường hợp rất nặng, trừ khi cháu có thông liên thất rất lớn. Tuy nhiên, nếu các cháu có thông liên thất lớn thường rất yếu và được phát hiện rất sớm. Theo tôi nghĩ, trường hợp của cháu có một thông liên thất vừa phải và mức độ tăng áp lực phổi cũng không nhiều, cháu cần được các bác sĩ nội khoa thăm khám. Trong trường hợp áp lực phổi tăng cao, cháu cần phải thông tim để bác sĩ thăm dò hệ thống động mạch phổi. Nếu trường hợp, hệ thống động mạch phổi cháu tốt và tăng áp lực không nhiều thì sau khi mổ, một số trường hợp phải điều trị tăng áp lực động mạch phổi sau mổ và kết quả đối với phẫu thuật này đa số thì rất tốt, các cháu gần như có trái tim và cuộc sống như những đứa trẻ bình thường.

Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình hoặc gọi lên tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội: 1800 6858, tại TP HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ. Trân trọng!

Thông liên thức
 
 


Tôi có tìm hiểu thông tin của bác sĩ Viên trên mạng, được biết bác sĩ có thể phẫu thuật rất nhiều ca tim bẩm sinh khó. Con tôi bị bệnh tim bẩm sinh phức tạp, đã phẫu thuật Glenn. Nay cháu đã 5 tuổi, được chỉ định thông tim để phẫu thuật Fontan. Tôi rất lo vì biết nguy cơ phẫu thuật cao, ...

Hậu Hoàng, 35 tuổi, Thái Bình

BS Nguyễn Minh Trí Viên

Chào bạn,

Phẫu thuật Fontan là một phẫu thuật đặc biệt,. Bình thường, trái tim có hai buồng bơm là thất trái và thất phải. Trong một số ca tim bẩm sinh phức tạp, các cháu chỉ có một buồng bơm và nhiệm vụ của bác sĩ là tái cấu trúc lại tim để phù hợp với chuyện đó ví dụ các cháu chỉ có một buồng bơm, với trình độ khoa học hiện tại cũng chưa thể tạo ra buồng bơm thứ hai cho cháu được. Cho nên, cần tạo ra hệ thống tuần hoàn chỉ cần một bơm thôi. Dĩ nhiên, một bơm thì không thể nào bằng hai bơm được, cũng giống như cái xe có hai động cơ mà giờ chỉ có một động cơ thì vẫn có thể chạy được nhưng công suất không thể bằng hai động cơ.

Như vậy, Các cháu phẫu thuật Fontan (nói nôm na là chỉ có một bơm thì thể lực của các cháu chỉ bằng 70 đến 80% so với các cháu bình thường). Với phẫu thuật này, thứ nhất là "cái bơm" hiện tại các cháu phải tốt, thứ hai là van phải hoạt động tương đối cho tới tốt, thứ ba các mạch máu cũng phải tốt... Nếu ba yếu tố này đều tốt thì mức độ rủi ro khi phẫu thuật khá thấp, dưới 10%. Trong trường hợp một trong ba yếu tố đó chưa hoàn hảo thì bác sĩ phải sửa ví dụ các đường ống không tốt, các bác sĩ phải mở rộng, van nếu bị hở các bác sĩ phải sửa, tim bóp yếu thì phải dùng thuốc... các trường hợp này thì nguy cơ sẽ cao hơn lên tới 10-20%.

Sau phẫu thuật, các cháu sẽ có sức khỏe khoảng 70 đến 80% so với người bình thường, các cháu có vẻ bề ngoài, khi hoạt động hay lúc nghỉ ngơi không khác gì người bình thường, có thể học hành, tập thể dục nhẹ, gắng sức vừa phải. Khi làm phẫu thuật này, các cháu cũng cần được bác sĩ theo dõi định kỳ hàng năm để điều chỉnh, cho thuốc và các liệu pháp dùng thuốc hoặc can thiệp thêm để duy trì cuộc sống gần đạt được như người bình thường.

Riêng tại Việt Nam, phẫu thuật Fontan đã thực hiện khoảng 20 năm nay và cho kết quả đáng khích lệ, có những cháu cũng có thể chơi thể thao ở mức độ vừa phải, một số cháu đã lên tuổi trưởng thành có thể đi làm như người bình thường, một số cháu gái đã lập gia đình và đã sinh con thành công. Tuy không nhiều nhưng những trường hợp này rất đáng khích lệ.

Tại Việt Nam, những ca mổ như thế này rất nhiều so với thế giới, tỷ lệ thất bại ban đầu cũng không phải là ít. Tuy nhiên, qua thời gian chúng ta được tích lũy kinh nghiệm, hiện tại Việt Nam không thua kém gì nước ngoài, đặc biệt trong các trường hợp mổ muộn, mổ Fontan ở người lớn, thậm chí nhiều bác sĩ tại Việt Nam có nhiều kinh nghiệm hơn các trung tâm phẫu thuật khác ở trên thế giới.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình hoặc gọi lên tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tại Hà Nội 1800 6858, tại TP HCM 0287 102 6789 để được hỗ trợ. Trân trọng!

Tim bẩm sinh
 
 


Vợ tôi hiện đang mang thai ở tuần 32. Khi đi siêu âm tim thai, phát hiện bị hội chứng thiểu sản tim trái và thai nhi gặp vấn đề rất nặng, gần như không thể chữa. Tôi đã đưa vợ đi khám các bệnh viện từ Bắc chí Nam nhưng thật sự vợ chồng tôi vẫn chưa tìm ra được câu trả lời ...

Vũ Văn Phong, 30 tuổi, Quảng Bình

BS Nguyễn Minh Trí Viên

Chào bạn,

Phẫu thuật thiểu sản tim trái là một trong những thách thức lớn nhất của phẫu thuật tim. Một trong những mục tiêu lớn của những năm đầu tiên là có thể mổ được bệnh lý thiểu sản tim trái. Phẫu thuật này khi cháu ra đời cần có sự phối hợp rất chặt chẽ từ bác sĩ (nội, sản khoa, phẫu thuật). Những tuần đầu sẽ làm phẫu thuật rất khó vì cháu có hai tim, tim chính bên trái bị teo thì tim phải sẽ trở thành trái tim chính nuôi cơ thể.

Sự thay đổi này rất lớn và có tỷ lệ tử vong rất cao. Sau khi làm phẫu thuật, quá trình theo dõi cháu cẩn thận để có thể đi tới giai đoạn thứ hai là phẫu thuật Glenn. Trên thế giới có khoảng 50% các bé trong thời gian này không qua khỏi, 50% còn lại phải nằm trong bệnh viện. Khi cháu bé được 3 đến 6 tuổi, cháu phải chịu một phẫu thuật là phẫu thuật Fontan. Bình quân có khoảng 25% các cháu có thể trải qua được ba cuộc phẫu thuật và chi phí rất cao.

Tính trung bình ở các nước phát triển, chi phí cho các cháu trải qua được ba cuộc phẫu thuật là khoảng một triệu đô. Riêng ở Việt Nam, nếu các cháu trải qua được ba cuộc phẫu thuật này tốn hàng tỷ đồng. Cho nên, với điều kiện kinh tế và điều kiện y khoa ở nước mình đây là một thách thức quá lớn. Khoảng 10 năm gần đây, chúng tôi cũng không muốn phát triển kỹ thuật này bởi vì nó là một gánh nặng quá lớn cho gia đình và xã hội. Hiện tại có một số trường hợp, chúng tôi có thể phẫu thuật đơn giản hơn, giảm chi phí gọi là phẫu thuật Lai (Hybrid). Các bác sĩ thông tim sẽ đặt một stent vào trong ống động mạch, ngay sau đó các bác sĩ phẫu thuật trong vòng 24 tiếng thì đặt hai kẹp động mạch phổi. Chúng tôi đã thực hiện được một số trường hợp ở bệnh viện nhi. Kết quả là 50% các cháu có thể sống sau phẫu thuật.

Đối với trường hợp của em là con quý nên câu trả lời cũng rất khó. Phẫu thuật Hybrid này, chúng tôi đã thực hiện tại bệnh viện nhi đồng hai và cần phải có sự phối hợp chặt chẽ từ bệnh viện phụ sản, bệnh viện nhi đồng hai, bệnh viện tim và kết quả cũng đang hạn chế, về lâu dài cũng chưa xác định được sẽ như thế nào. Nếu có bất cứ thắc mắc nào bạn có thể câu hỏi về cho chương trình. Trân trọng.

Tim
 
 

Khoảng một năm gần đây, tôi thỉnh thoảng bị tim đập nhanh (thường xảy ra về đêm khi nằm trên giường chuẩn bị ngủ, giữa đêm khi tỉnh giấc hay nghỉ trưa chừng vài phút rồi hết). Tôi có đi điện tim và siêu âm tim tại một số bệnh viện có kết quả nhịp xoang nhanh, hở hai lá nhẹ, có dùng thuốc 1/2 ...

Đỗ Tuấn, 36 tuổi, Hà Đông , Hà Nội

BS Nguyễn Đức Hưng

Chào bạn,

Nhịp xoang nhanh là tình trạng thường gặp trên lâm sàng. Một người trưởng thành bình thường, nút xoang đóng vai trò chủ nhịp trong hệ thống và dẫn truyền khoảng 60-100 chu kỳ một phút. Khi nhịp xoang lớn hơn 100 chu kỳ một phút được chẩn đoán là nhịp xoang nhanh. Nhịp xoang nhanh có rất nhiều nguyên nhân như sốt, đau, lo lắng, sử dụng các chất kích thích, cường giáp, sốc giảm thể tích... Tùy theo nguyên nhân mà có hướng điều trị khác nhau.

Trường hợp của bạn là nhịp nhanh xoang, không tương thích, không có triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, kết quả điều trị có thể chưa hết do liều lượng thuốc chưa đủ hoặc chưa giải quyết được nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh lý. Vì vậy, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tim mạch để có thể khám và đánh giá thêm.

Cách đây khoảng một năm, tim tôi đập không đều, có lúc bị dừng lại một hồi xong rồi lại tiếp tục. Tôi có đi khám, bác sĩ cho uống thuốc. Sau một thời gian, tim tôi hết bị bỏ nhịp nhưng tôi thấy tim đập chậm lại khoảng 55 đến 58 lần 1 phút, tôi cảm thấy khó thở hay phải hít thở sâu. ...

Trần Lê Hà, 50 tuổi, Lê Chân, Hải Phòng

BS Nguyễn Đức Hưng

Chào bạn,

Chúng tôi không rõ kết quả chẩn đoán rối loạn nhịp của bạn nhưng theo như triệu chứng bạn mô tả có thể là rối loạn ngoại tâm thu và điều trị bằng thuốc giảm nhịp tim có đáp ứng với thuốc. Tuy nhiên, bên cạnh điều trị thuốc, bạn có biểu hiện của nhịp chậm và gây ra triệu chứng khó thở. Đây cũng là dấu hiệu cần phải được thăm khám kỹ càng và một số trường hợp phải làm thêm các xét nghiệm như điện tâm đồ, holter điện tim...

Tôi hiện 37 tuổi. Tôi đang mắc bệnh lý cao huyết áp. Tôi đang sử dụng thuốc, nhưng từ ngày sử dụng thuốc tôi đi giải đêm rất thường xuyên. Vậy đó có phải là tác dụng phụ của thuốc không? Gia đình tôi có truyền thống cao huyết áp. Bản thân tôi huyết áp có thể lên đến 150/100 nhưng lại hoàn toàn không ...

Đinh Minh Anh, 37 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội

BS.CKII Huỳnh Ngọc Long

Chào bạn,

Tăng huyết áp là bệnh lý tim mạch mạn tính, tiến triển âm thầm, không có triệu chứng nhưng lại dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, đột tử... Do đó, dù không có biểu hiện lâm sàng nhưng khi mức huyết áp tăng bạn đo trên ngưỡng chẩn đoán thì nên điều trị một các thường xuyên, không bỏ thuốc. Do đó, triệu chứng tiểu đêm có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác như nhiễm trùng đường tiểu, u xơ tiền liệt tuyến.

Để chẩn đoán sớm các bệnh lý này, bạn có thể đến bệnh viện để tiến hành siêu âm và thực hiện các xét nghiệm cần thiết khác. Trân trọng!

Năm nay tôi 60 tuổi. Hồi trẻ có bị huyết áp thấp, sau lúc 50 tuổi chuyển huyết áp không ổn định, lúc cao lúc thấp. Vào năm 52 tuổi, tôi có bị tai biến nhẹ (méo mồm, khó nói phải đi châm cứu,...). Lúc đó tưởng trúng gió, sau tôi đi khám chụp sau đầu có vùng não bị tai biến. Sau đó, có ...

Lan Phạm, 60 tuổi, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

TTND.PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bạch Yến

Chào bác,

Theo thống kê sau 60 tuổi, tỉ lệ tăng huyết áp cao trên 30% nên ở độ tuổi của bác có nguy cơ tăng huyết áp do tuổi. Năm 52 tuổi, bác bị tai biến mạch máu não không rõ đó là nhồi máu não hay xuất huyết não. Bác đang dùng thuốc, có một số thuốc hạ áp chẹn kênh canxi thế hệ cũ dẫn đến hạ huyết áp nhanh và có tác dụng phụ làm nhịp tim nhanh.

Bên cạnh đó, có một số bệnh lý kèm theo như cường giáp, thiếu máu, bệnh hô hấp... cũng có thể làm tăng nhịp tim. Do vậy, bác cần đi khám ở cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch để được thăm khám một cách toàn diện, đánh giá nguy cơ tim mạch một cách tổng thể và loại trừ các bệnh lý khác. Từ đó có phương án điều trị phù hợp với bác. Trân trọng.

Em hay bị hồi hộp, đánh trống ngực, nằm ngửa cảm giác thở rất mệt. Vừa rồi, đi siêu âm, kết quả hở van hai lá 1/4. Tình trạng của em có nguy hiểm không? Em có cần điều trị ngay không? Nếu để lâu ngày có bị nặng hơn không? Cảm ơn bác sĩ.

Huỳnh Phúc Trạch, 25 tuổi, Đà Nẵng

PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh

Chào bạn,

Khi bạn nằm ngửa và cảm thấy hồi hộp, bạn có thể xoay cơ thể để đỡ tình trạng. Nếu khám bệnh không thấy bất thường, bệnh nhân chỉ cần chịu khó tập thể dục sẽ bớt, còn nếu siêu âm, đo điện tâm đồ thấy hở van hai lá 1/4 thường không quan trọng. Vì có khoảng 15% trường hợp khỏe mạnh hoàn toàn nhưng siêu âm vẫn thấy hở van hai lá 1/4 là rất ít, hở gân ba lá sẽ nhiều hơn khoảng 30%. Vì vậy, bạn không cần quá lo lắng, năm sau bạn có thể đi siêu âm lại nếu cần.

Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội 1800 6858 và tại TP HCM 028 7102 6789 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng.

hở van hai lá
 
 

Cách đây khoảng 5 tháng, tôi có bị tăng huyết áp lên khoảng 157 mmHg. Khi đi khám bệnh viện, tôi có làm các xét nghiệm như: siêu âm tim, điện tim,... thì phát hiện có mỡ máu LDL hơi cao 3.49. Vậy giờ tôi cần làm gì? Mong các bác sĩ tư vấn.

Vinh Phan Hoàng, 41 tuổi, quận Bình Tân, TP HCM

TS.BS Trần Văn Hùng

Chào bạn,

LDL-C là yếu tố nguy cơ tim mạch rất quan trọng. Tuỳ theo yếu tố nguy cơ tim mạch hay bệnh khác kèm theo (ví dụ đái tháo đường, suy thận), mức nồng độ LDL-C trong máu của bạn cần hạ xuống đến mức nào. Trường hợp của bạn, bạn chỉ nói bị tăng huyết áp mà không đề cập các yếu tố nguy cơ khác. Ngay cả khi, bạn chỉ có tăng huyết áp thì với mức LDL-C 3,49 bạn cần phải cần giảm rồi.

Hơn nữa, bạn đã đi khám cách đây năm tháng. Do đó, bạn nên đến một cơ sở y tế uy tín, đầy đủ trang thiết bị để được đo lại HA, khám tầm soát, yếu tố nguy cơ tim mạch, xét nghiệm chức năng gan, chức năng thận, đường máu và LDL-C. Từ đó, bác sĩ sẽ điều trị và kiểm soát các yếu tố nguy cơ tim mạch được tốt nhất, trong đó có mục tiêu LDL-C cần đạt.

Tim của tôi thỉnh thoảng đập hơi mạnh một chút. Một ngày lặp lại tình trạng này khoảng dưới 10 lần, đo điện tim, siêu âm tim không thấy biểu hiện bất thường. Vậy tôi có mắc bệnh tim không? Cảm ơn bác sĩ!

Huệ, 43 tuổi, TP.HCM

ThS.BS Huỳnh Khiêm Huy

Chào chị,

Tình trạng tim đập mạnh xảy ra ở thời điểm nghỉ ngơi hoàn toàn, trạng thái không lo lắng, cứ diễn ra và tái đi tái lại có thể vấn đề về nhịp tim. Đo điện tim và siêu âm tim cho kết quả bình thường tại thời điểm thăm khám cũng không khẳng định được tim bình thường.

Tốt nhất chị nên đi khám tim và cung cấp thêm thông tin gợi ý thêm như đập nhanh khi nào, đang nghỉ ngơi hay tập luyện và kéo dài trong bao lâu thì hết... Từ đó, bác sĩ có thể đề xuất các cận lâm sàng chuyên sâu hơn như đo điện tim liên tục trong 24 đến 48 giờ mới hy vọng tìm được những bất thường.

Chồng em bị bệnh cơ tim phì đại và đang điều trị. Vợ chồng em mới kết hôn, chưa sinh con, trong trường hợp muốn sinh con cần phải làm những xét nghiệm hoặc điều trị như thế nào để con không bị di truyền? Mong bác sĩ giải đáp.

Tuyết Oanh, 27 tuổi, Nam Định

PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh

Chào bạn,

Không có cách nào để ngừa được yếu tố di truyền bệnh. Tinh trùng người cha sẽ mang những gen có thể truyền qua cho con nên không có cách ngừa được. Chồng bạn nên được thử gen, tìm xem mang gen gì. Có những gen của bệnh cơ tim phì đại thuộc bệnh rất nặng, có những gen ít nặng hơn. Bé ra đời, cần được khám bởi bác sĩ chuyên khoa biết về cơ tim phì đại, làm siêu âm, khám theo dõi. Có đến 50% em bé bị cơ tim phì đại và 50% em bé còn lại không bị, do đó bạn không nên mất hy vọng.

Hiện nay, bệnh cơ tim phì đại có thể chữa được. Ở Mỹ, bác sĩ có thể chữa hiệu quả đến mức đời sống của bệnh nhân cơ tim phì đại kéo dài gần như bình thường. Do đó, bạn không cần buồn, vẫn có thể lập gia đình, theo dõi, điều trị, có thể có con bị hoặc không bị di truyền.

Cơ tim phì đại
 
 

Mẹ em 58 tuổi, bị cao huyết áp bốn năm nay và mất ngủ kinh niên. Hiện tại, mẹ em phải uống cả thuốc huyết áp và thuốc mất ngủ. Việc uống cả thuốc huyết áp và thuốc mất ngủ kéo dài có ảnh hưởng gì không? Xin bác sĩ tư vấn mẹ cần làm gì để ổn định huyết áp và dễ ngủ? Cảm ...

Linh, 30 tuổi, Cà Mau

BS.CKI Hoàng Thị Bình

Chào bạn,

Dùng thuốc hạ huyết áp trên bệnh nhân bị tăng huyết áp rất cần thiết để kiểm soát huyết áp trong giới hạn bình thường, hạn các biến chứng do huyết áp cao.

Mất ngủ kéo dài cần được tầm soát nguyên nhân ví dụ tổn thương não, tâm lý căng thẳng. Do đó, bạn nên đến các chuyên khoa thăm khám để có hướng tư vấn và điều trị phù hợp. Việc lạm dụng thuốc gây ngủ có thể gây tình trạng lệ thuộc thuốc và ảnh hưởng không tốt tới huyết áp.

Trường hợp của mẹ bạn nên khám tại những cơ sở y tế có chuyên khoa sâu để có hướng dẫn cụ thể trong điều trị bệnh, rối loạn giấc ngủ, có phối hợp thuốc cho phù hợp, tránh những tác dụng phụ ảnh hưởng tới huyết áp và giấc ngủ.

Bác em 66 tuổi, bị nhồi máu cơ tim, đã được đặt stent động mạch vành. Stent này có tồn tại suốt đời không? Có trường hợp nào phải đặt lại stent không? Sau bao lâu bác em có thể sinh hoạt trở lại bình thường được? Có lưu ý gì sau khi đặt stent không? Cảm ơn bác sĩ.

Hoàng Đình Lương, 30 tuổi, Ninh Thuận

BS.CKII Huỳnh Ngọc Long

Chào bạn,

Người bệnh bị nhồi máu cơ tim cần đặt lại stent có 100% stent phủ thuốc khung kim loại. Khung kim loại sẽ được mạch máu phủ kín và tồn tại trong thành mạch máu suốt đời. Trên thị trường còn có một loại là stent tự tiêu, những loại này không phổ biến lắm. Loại stent tự tiêu thường phù hợp những người trẻ, mạch máu không vôi hóa, dùng máy siêu âm trong lòng mạch để quan sát chứng minh stent này áp sát. Do đó, stent tự tiêu không được sử dụng trong trường hợp nhồi máu cơ tim cấp.

Sau khi đặt stent có hai nguy hiểm cần chú ý. Thứ nhất là huyết khối, cần dùng thuốc kết tập tiểu cầu theo đúng thời gian quy định của bác sĩ. Thứ hai là tái hẹp trong stent, nội mạc sẽ tự động phát triển theo quá trình lành sẹo vết thương, sẽ phủ kín lên stent.

Bên ngoài, người bị sẹo lồi thì bên trong cũng vậy. Sẹo lồi mọc quá nhiều làm lòng mạch hẹp lại trên 50% mới được định nghĩa là tái hẹp. Trường hợp tái hẹp chỉ là những điểm nhỏ, sẽ dùng bóng phủ thuốc nông áp lực cao nhằm mục đích đẩy mô này ra khỏi stent để khôi phục lòng mạch lớn lại như bình thường.

Trong trường hợp tái hẹp lan tỏa dài hết cả đoạn stent, thậm chí lan ra hai đầu stent, lúc này nong bằng bóng phủ thuốc không còn hiệu quả nữa, phải dùng stent phủ thuốc dài hơn stent cũ và dùng phủ thuốc khác. Hiện tượng này là stent chồng stent và nong rộng mới ra để khôi phục lòng mạch vành trở lại bình thường.

Stent
 
 

Cháu năm nay 34 tuổi, hay bị choáng váng, chóng mặt khi đứng lên ngồi xuống, hồi hộp, tim đập nhanh khi lên xuống cầu thang. Mới đây, cháu đi khám tổng quát, được chẩn đoán bị rối loạn tiền đình, thiếu máu cơ tim nhưng huyết áp thường 110/70, hở van hai lá 1/4 do sa van. Bác sĩ không cho cháu uống thuốc. ...

Lan Anh, 34 tuổi, Nhà Bè, TP HCM

PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh

Chào bạn,

Bạn có tiền căn đái tháo đường, tăng cholesterol máu, béo phì hay tiền căn gia đình bị bệnh mạch vành hay không? Bạn bị chóng mặt khi đứng lên ngồi xuống có thể do hạ huyết áp tư thế, còn tim đập nhanh, hồi hộp khi leo cầu thang có thể là đáp ứng bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn có cảm giác nặng ngực, khó thở khi gắng sức và có những yếu tố nguy cơ tim mạch kể trên thì có thể bạn bị bệnh mạch vành (thiếu máu cục bộ cơ tim). Nếu bạn không có các yếu tố nguy cơ và triệu chứng trên, cũng có thể mắc bệnh mạch vành.

Bạn nên đến cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch với đầy đủ trang thiết bị để được bác sĩ khám, kiểm tra cận lâm sàng, từ đó xác định liệu bạn có bị bệnh động mạch vành hay không nhằm đưa ra hướng điều trị thích hợp.

Vợ tôi gần đây hay xảy ra cơn đau thắt ngực, đã làm điện tâm đồ gắng sức và siêu âm tim, bác sĩ chẩn đoán bị loạn nhịp tim. Vợ chồng tôi đang dự định có em bé, không biết bệnh tình của vợ tôi có trở nặng khi mang thai không và em bé có bị ảnh hưởng không? Mong bác sĩ tư ...

Nguyễn Bá Nhạ, 34 tuổi, Cần Thơ

PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh

Chào bạn,

Theo triệu chứng mô tả, có lẽ vợ bạn bị rối loạn thần kinh tim, bạn có thể dùng thuốc liều thấp. Tuy nhiên, nếu triệu chứng này thuộc bệnh khác như cường giáp, bạn không nên có thai vì thuốc điều trị bệnh rất nguy hiểm với thai nhi. Vì vậy, bạn nên đưa vợ đến bác sĩ chuyên khoa tim mạch khám, tìm hiểu nguyên nhân, sau đó thông báo cho bác sĩ về dự định có em bé. Từ đó, bạn có thể vừa điều trị trong lúc mang thai và sinh bé được toàn vẹn mà không gặp phải biến chứng.

loạn nhịp tim