VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

Thứ năm, 17/10/2024

Mẹ em thấy mệt, bác sĩ bảo mẹ em bị tăng huyết áp, hở van ba lá, rối loại lipid máu. Tình hình của mẹ em có nguy hiểm không? Có nhất thiết phải mổ không? Ngoại trừ uống thuốc theo đơn kê của bác sĩ còn có thể kết hợp với thuốc bổ hoặc thực phẩm chức năng tốt cho tim không?

Nguyễn Anh Tú, 33 tuổi, TP HCM

Tôi bị mỡ máu cao từ 2006, huyết áp lúc cao nhất 170/90. Từ đó đến nay, tôi thường xuyên uống thuốc cao huyết áp, thuốc điều trị rối loạn mỡ máu, hạn chế ăn mỡ động vật. Kết quả huyết áp, tôi đã ổn định chỉ dao động từ 125 đến 140 tuy nhiên mỡ máu vẫn cao từ 6,7 đến 7,1.

Xin ...

Phương Khiết Anh, 33 tuổi, Quảng Ninh

Tôi năm nay 51 tuổi, đã đặt stent động mạch vành được một năm mà sao bệnh đau ngực trái không hề giảm? Xin bác sĩ cách tư vấn.

Quảng Thanh Thu, 51 tuổi, Gia Lai

BS.CKII Huỳnh Ngọc Long

Chào bạn,

Bạn đã đặt stent một năm mà vẫn còn đau ngực thì có ba vấn đề:

- Thứ nhất, khi đặt stent, cần quan tâm những nhánh khác có bị hẹp hay không. Thông thường sẽ đặt stent cho những mạch máu bị hẹp nhiều nhất còn những mạch máu hẹp trung bình 50% trở xuống thì không đặt, do đó những nhánh này có thể gây đau ngực.
- Thứ hai, sau khi đặt stent thì hiện tượng tái hẹp trong stent thường xảy ra khoảng một năm .
- Thứ ba, quá trình già, lão hóa, xơ vữa vẫn diễn tiến có thể thành lập những mảng xơ vữa mới ở những mạch máu mới.

Chính từ ba nguyên nhân này, bạn nên đi khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác và cho phác đồ điều trị thích hợp. Bạn có thể tham khảo Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh, TP HCM và Khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh, Hà Nội để thăm khám, làm các xét nghiệm chuẩn đoán.

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn khỏe mạnh và hạnh phúc, trân trọng.

đau ngực trái
 
 

Tôi nghe nói người thừa cân thường bị mỡ trong máu cao nhưng thể trạng tôi gầy, không hiểu sao tôi vẫn bị mỡ trong máu cao? Xin bác sĩ cho biết lý do? Tôi cần ăn uống như thế nào để kiểm soát mỡ máu thưa bác sĩ? Mong bác sĩ tư vấn. Tôi xin cảm ơn.

Bình Nguyên Hạ, 23 tuổi, Nha Trang

THS.BS.CKII NGUYỄN THỊ NGỌC

Chào bạn!

Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân. Bạn có thể tạng gầy, nhưng bạn vẫn bị mắc bệnh mỡ trong máu tăng cao. Hầu hết trường hợp máu nhiễm mỡ là những người thừa cân, béo phì, có hàm lượng cholesterol trong máu cao, do ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh. Thế nhưng, người gầy cũng có thể mắc bệnh này, Nguyên nhân gây bệnh là do yếu tố di truyền và rối loạn chuyển hóa lipid máu.

Khi cơ thể bị rối loạn, chuyển hóa lipid máu, thì bất kể người thừa cân, béo phì hay người gầy cũng mắc bệnh máu nhiễm mỡ. Người gầy nhưng có lối sống không lành mạnh, ăn nhiều thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ, ít vận động thì nguy cơ mắc máu nhiễm mỡ cũng cao hơn. Ngoài ra, một số người mắc rối loạn di truyền tăng cholesterol máu. Thì dù gầy hay béo cũng khiến mỡ trong máu cao. Bạn nên áp dụng chế độ ăn giảm chất béo bão hòa chủ yếu trong thịt đỏ. Loại bỏ chất béo chuyển hóa, chất béo làm tăng chỉ số cholesterol. Tổng thể có trong các thực phẩm nướng, đồ ăn nhanh: gà rán, pizza, khoai tây chiên, đồ ăn chiên rán nhiều dầu, bánh khoai, bánh chuối, bánh rán.

Tôi bị hở van tim và đã phẫu thuật thay van tim sinh học năm 2014. Hiện tại tôi không phải sử dụng thuốc chống đông máu. Như tôi biết thời gian tối đa của van tim sinh học là 10-15 năm. Nếu lần thứ hai phẫu thuật, tôi nên thay van cơ học hay sinh học? Mỡ máu tôi khá cao nên điều trị ...

Nguyễn Bình, 44 tuổi, Quảng Ngãi

Tôi có nhịp tim khi ngủ nhỏ hơn 50 nhịp một phút. Nhịp tim bình thường hàng ngày của tôi khoảng 65 nhịp, có lúc đang làm việc tự nhiên nhịp tim tăng lên 110 nhịp trong thời gian khoảng 5-10 phút. Thỉnh thoảng tôi có hay nhói bên ngực trái khoảng 5 phút xong rồi lại hết, sau đó một thời gian lặp lại ...

Nguyễn Văn Nư, 49 tuổi, Tân Phú, TP.HCM

Tôi năm nay 61 tuổi, huyết áp thỉnh thoảng tăng cao, uống thuốc vào thì lại bị tụt quá mức. Gần đây, tôi thường xuyên bị mệt, bác sĩ bảo bị thiếu máu cơ tim, hở van hai lá 1.5/4, hở van động mạch chủ 1.5/4.

Bác sĩ cho thuốc uống nhưng không thấy đỡ, tim thỉnh thoảng vẫn bị đau nhói, đập bùm ...

Quang Vinh, 61 tuổi, TP HCM

Cách đây khoảng hai tuần, tôi có đo huyết áp 152/90 mmHg. Bác sĩ bảo rằng về ăn nhạt, nghỉ ngơi đầy đủ, không làm việc gắng sức...; sau 10 ngày đến tái khám nếu huyết áp còn cao thì uống thuốc. Sau đó, tôi thực hiện theo sự hướng dẫn của bác sĩ và dùng thêm trà của loài hoa tam thất.

Hiện ...

Hồ Thị Bảo Châu, 50 tuổi, Bà Rịa - Vũng Tàu

Thỉnh thoảng tôi bị rối loạn nhịp tim, đo máy khoảng 116-137. Mỗi lần như vậy ngắn khoảng vài giờ, dài đến 10 giờ. Tôi đã đi khám nhiều lần , bác sĩ kết luận hở nhẹ van tim 1/4, hở van động mạch chủ nhẹ, rối loạn thần kinh tim. Bác sĩ cho uống thuốc bổ tim. Bệnh của tôi nên điều trị thế ...

Trương Phan Lan Anh, 49 tuổi, Hai Bà Trưng, Hà Nội

BS.CKII Nguyễn Thị Ngọc

Chào bạn!

Ở người trưởng thành, khi nghỉ ngơi không vận động, nhịp tim chuẩn sẽ dao động từ 60-100 nhịp mỗi phút. Nếu nhịp tim vượt quá 100 nhịp một phút thì đây chính là tình trạng nhịp tim nhanh. Vậy nhịp tim bạn 116-137 l/ph là nhịp tim nhanh. Bạn thỉnh thoảng có những cơn nhịp nhanh thời gian dài.

Nhịp tim nhanh có thể do hồi hộp, căng thẳng nhưng cũng có thể là triệu chứng tiềm ẩn của nhiều bệnh lý nguy hiểm mà phổ biến nhất là các vấn đề về tim mạch.
Bạn chưa mô tả rõ thêm về tính chất của cơn như trước vào cơn bạn có những vấn đề liên quan xúc động, căng thẳng, lo lắng hay ăn uống thức ăn đặc biệt hoặc dùng thuốc gì không? Thời gian cơn nhịp nhanh của bạn dài, nếu tần suất cơn nhịp nhanh xuất hiện nhiều lần,
Cơn nhịp nhanh kéo dài nhiều có nguy cơ biến chứng sau:
- Ngất: tim đập nhanh kéo dài dễ khiến huyết áp tụt đột ngột và gây ngất.
- Suy tim: nhịp nhanh do rung nhĩ là nguyên nhân gây suy tim nếu không điều trị sớm
- Đột quỵ: biến chứng của các bệnh tim mạch, cơn rung nhĩ, hình thành các cục máu đông gây tắc mạch máu não
- Ngưng tim: là một biến chứng hiếm gặp nhưng một số trường hợp tim đập nhanh có thể làm tim ngừng đập, đe dọa tính mạng người bệnh.

Để tìm ra bệnh lý cơn nhịp nhanh, bạn nên đến thăm khám tại cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch. Bác sĩ sẽ chỉ định cận lâm sàng chuyên biệt để tim nguyên nhân. Nếu chẩn đoán rối loạn nhịp tim nghiêm trọng có thể điều trị nội khoa hoặc điều trị phương pháp can thiệp chuyên biệt từng bệnh.

Những lúc cơn nhịp nhanh bạn nên nhập cấp cứu hoặc cơ sở y tế gần bạn nhất. Bạn xin kiểm tra tim mạch và yêu cầu đo ECG ngay trong cơn nhịp tim nhanh để chẩn đoán nhịp nhanh. BS chuyên khoa sẽ hẹn gắn holter ECG/24h để theo dõi cơn nhịp tim nhanh. Bác sĩ sau khi khám sẽ ghi nhận tính chất cơn nhịp nhanh. Điều trị cơn nhịp nhanh theo chẩn đoán chuyên biệt và xử lý biến chứng nếu có kèm theo giúp bạn.

Trân trọng!

Tôi năm nay 42 tuổi, chơi thể thao sinh hoạt đều đặn. Tuy nhiên gần đây khi chơi thể thao, thỉnh thoảng tôi thấy như kiểu thiếu oxy (hay bị ngáp) và sau đó thấy thể lực giảm nhanh. Xin hỏi triệu chứng như này có phải do tim không? Tôi hàng năm vẫn đi kiểm tra tim mạch nhưng không thấy bất thường. Xin ...

Lê Văn Hoàng, 42 tuổi, Hà Nội

BS.CKII Huỳnh Ngọc Long

Chào bạn,

Theo quy luật, nam giới khi đến năm 28 tuổi đã phát triển xương vĩnh viễn, phần lớn sau 30 tuổi sức khỏe sẽ giảm từ từ. Nam giới dễ dàng thấy mắt mờ, tóc bạc, da nhăn, cơ xương khớp cũng rệu hơn, kêu lệch kệch như thiếu chất nhờn.

Do đó, với tuổi 42 của bạn, sức khỏe đã giảm là quy luật rất bình thường. Tuy nhiên, tôi khuyên bạn nên đi kiểm tra tim mạch, máu mỗi sáu tháng một lần nhằm mục đích phát hiện bệnh cao huyết áp, bệnh tiểu đường, rối loạn mỡ máu... Đó là những bệnh gây ra xơ vữa và có biến chứng tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim về sau.

Thiếu oxy có thể do sức khỏe chung của bạn đã giảm sút. Khi bạn làm vượt sức của mình sẽ cảm thấy mệt. Trong việc khám sức khỏe hàng ngày, thực sự ECG, đo điện tim, siêu âm tim cũng khó thấy được biến đổi hẹp mạch vành ở phía trong.

Do đó, tôi khuyên mỗi sáu tháng bạn cần đi siêu âm ECG gắng sức. Lúc đó, bác sĩ sẽ đánh giá được sức khỏe chung của bạn với những tiêu chí như khả năng gắng sức tối đa bao nhiêu, có thể đạt được tần số nhịp tim đích hay không, mạch, huyết áp có tăng tương xứng với gắng sức hay không. ECG gắng sức này sẽ phát hiện được tình trạng thiếu máu cơ tim tiềm ẩn phía trong của bạn. Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn khỏe mạnh và hạnh phúc, trân trọng.

Đau tim
 
 

Cháu thỉnh thoảng hay bị đau nhói ở ngực trái và bên phải. Triệu chứng này có nguy hiểm gì không? Cảm ơn bác sĩ.

Bùi Sỹ Đông, 36 tuổi, Vinh, Nghệ An

BS.CKII Nguyễn Thị Ngọc

Chào bạn!

Đau ngực có thể do nhiều nguyên nhân trong đó có thể là do tim, phổi, thành ngực, thần kinh. Triệu chứng của bạn là đau ngực tỉnh thoảng bên trái và ngực bên phải. Nếu tự nhiên bị đau nhói tim và hồi phục sau khi nghỉ ngơi, bạn không cần quá lo ngại về tình trạng sức khỏe của mình.

Thông thường, cơn đau tim không xuất phát từ các bệnh về tim sẽ biến mất sau khi bạn nghỉ ngơi hoặc điều chỉnh lối sống của mình. Nếu tim bị nhói kèm theo những dấu hiệu sau, bạn cần đặc biệt lưu ý và cần được được bác sĩ thăm khám càng sớm càng tốt.
- Ngất xỉu
- Khó thở, tức ngực
- Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn
- Cơn đau lan đến vai và hai cánh tay

Do đó việc bạn phải theo dõi diễn biến cơn đau nhói ở tim để xem nó có đi kèm với những dấu hiệu nguy hiểm khác hay không sẽ giúp bạn biết khi nào mình nên đến bệnh viện để bác sĩ can thiệp. Điều này cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc kịp thời điều trị những bệnh lý nghiêm trọng ở tim trong giai đoạn sớm.

Trân trọng!

Tôi hay bị nhói đau trong lòng ngực trái. Đây có phải là dấu hiệu của bệnh tim mạch không? Mong các bác sĩ tư vấn.

truongle0174, 49 tuổi, Hà Nội

Tôi bị hẹp động mạch vành, rối loạn lipid, mỡ máu cao. Xin hỏi bác sĩ cách chữa dứt điểm. Cảm ơn bác sĩ.

Châu, 53 tuổi, Quận Phú Nhuận, TP HCM
Con tôi bị chẩn đoán thấp tim do biến chứng từ nhiễm liên cầu vùng hầu họng, từ khi mắc bệnh cháu hay bị chảy máu cam, mệt mỏi nhiều. Hiện tại cháu vẫn đang được điều trị bằng thuốc nhưng gia đình tôi khá lo về những biến chứng van tim có thể xảy ra. Xin bác sĩ cho lời khuyên!
Trần Hạnh, 28 tuổi, Hà Nội

Con em thông liên thất tim được một năm, nay bé được 19 tháng. Hai ngày trước đi tái khám, bác sĩ chẩn đoán bé bị hở động mạch 1/4. Trường hợp của bé có sao không? Em lo lắm.

Hoa, 26 tuổi, Hà Nội

Em bị hở van hai lá từ 2/4 tiến triển thành 3/4 thì có nên mổ thay van không? Dạo này, em không thể vận động mạnh được vì thường xuyên bị khó thở, đau tức ngực. Em khá lo lắng về những phẫu thuật liên quan đến tim mạch nên rất cần lời khuyên của bác sĩ.

Lê Hải Hà, 34 tuổi, Hội An

Vợ tôi năm nay 25 tuổi, có tiền sử bị hẹp van tim thì có thể mang thai được không bác sĩ? Nếu mang thai có ảnh hưởng gì đến mẹ và con?

Ngô Hoài Nhơn, 30 tuổi, Đà Nẵng

Con em được bác sĩ chẩn đoán bị thấp tim, cần phải tim phòng để tránh ảnh hưởng van tim. Cho em hỏi tiêm phòng thấp tim có tác dụng như thế nào? Khi nào thì tiêm phòng được và có gặp biến chứng gì không hay em nên điều trị theo hướng khác? Cám ơn bác sĩ.

Thoại Ca, 45 tuổi, Bắc Ninh

Với bệnh loạn nhịp tim, điều trị uống thuốc có dứt điểm được bệnh không hay phải đi triệt đốt rối loạn nhịp tim? Cảm ơn các bác sĩ.

Hòa, 53 tuổi, Ấp 1, xã Phú Cường

ThS.BS Huỳnh Khiêm Huy

Chào anh,

Bệnh loạn nhịp tim có rất nhiều thể loại trong đó, có loại chỉ cần điều chỉnh lối sống thôi cũng có thể ngăn ngừa được tình trạng loạn nhịp, có loại thì chỉ cần dùng thuốc có thể giải quyết được loạn nhịp này, tuy nhiên cũng có một ít tỷ lệ phần trăm trong đó bắt buộc phải cắt đốt mới giải quyết được nguyên nhân mới hy vọng điều trị dứt điểm được loạn nhịp. Tốt nhất anh nên đến khám tim mạch để bác sĩ nhận định xem loạn nhịp của anh thuộc nhóm bệnh nào, cần cắt đốt hay không hay chỉ cần dùng thuốc, điều chỉnh lối sống là giải quyết được rồi.

Cảm ơn anh đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc anh và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, anh có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

loạn nhịp tim
 
 

Tôi năm nay 51 tuổi, giấc ngủ ngắn hay bị gián đoạn, đêm tôi thường thức giấc thường vào 2-3h. Lúc đó, tôi như vừa trải qua một cuộc thi điền kinh hay một trận bóng với biểu hiện tim đập liên hồi và rất mỏi ở vùng ngực trái, phải xoa bóp và hít thở sâu một lúc mới ổn.
Trong sáu năm nay ...

Nguyễn Văn Huy, 51 tuổi, Hoàn Kiếm, Hà Nội