VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

Thứ năm, 17/10/2024

Người nhà tôi đã mổ sửa van tim cách đây hơn 15 năm, đang dùng thuốc định kỳ. Lần đi khám mới nhất cho kết quả hở van ba lá 2/4, hở van động mạch chủ 1/4, hở van hai lá qua lỗ rách lá van, tăng nhẹ áp lực động mạnh phổi. Bác sĩ có kê thêm một loại thuốc với liệu lượng 80-100mg.

...
Lưu Thị My, 40 tuổi, Hà Nội

Tôi bị cao huyết áp và rối loạn lipid. Hiện tại, bác sĩ có kê toa thuốc cho uống. Tôi có uống không và nếu uống rồi mà ngưng có sao không? Kính nhờ bác sĩ tư vấn giúp. Cám ơn bác sĩ nhiều.

Phan Thị Tố Như, 61 tuổi, Phường 9, quận Tân Bình

Em xin hỏi quý bác sĩ về bệnh lý rối loạn nhịp tên là hội chứng Wolff Parkinson White. Em thường có các cơn nhịp nhanh hồi hộp hơn 10 năm nay. Em có đi khám và được các bác sĩ tư vấn đốt điện và nguy cơ đặt máy tạo nhịp sau đốt điện vì theo tư vấn vị trí cần đốt điện nằm ...

Võ Thái Duy, 26 tuổi, Quận 8, TP HCM

Tôi đặt stent được ba tháng. Lúc đó, tôi đi khám và chụp cản quang mạch vành, bác sĩ nói nếu hẹp mach vành 70% trở lên phải đặt stent, tôi hẹp 75-80% nên được đặt stent ngay.

Hiện nay sau ba tháng, tôi vẫn thường xuyên uống thuốc. Tôi vẫn rất mệt, thỉnh thoảng thấy chóng mặt thoáng qua, thở phải gắng sức ...

Cù Thị Tiến, 66 tuổi, Bến Nghé, quận 1

Tôi bị phát hiện hở van hai lá 3/4 năm 2018. Hiện tôi vẫn uống thuốc của bác sĩ tim. Qua khám có bác sĩ nói tôi cần mổ sớm, có bác sĩ lại bảo chưa cần thiết phải phẫu thuật. Tôi rất hoang mang nhưng vẫn kiên trì theo dõi cầm cự và phân vân vì có người khuyên nên mổ giờ vì sức ...

Bùi Thị Lịch, 64 tuổi, Thủ Đức, TP HCM

Con tôi vừa đi tiêm ngừa. Bác sĩ khám sàng lọc trước tiêm phát hiện con tôi bị còn ống động mạch. Bệnh này có nguy hiểm không và chữa như thế nào?

Tuấn Anh, 40 tuổi, Dĩ An, Bình Dương

BS.CKI Vũ Năng Phúc

Chào anh,

Còn ống động mạch (PDA) là một trong những bệnh lý tim bẩm sinh thường gặp nhất, đây là những bệnh đơn giản và có khả năng chữa khỏi. Thông thường các bênh nhân còn ống động mạch được đánh giá, siêu âm tim kỹ lưỡng nhằm đánh giá kích thước của lỗ thông, cũng như tương quan của lỗ thông với các cấu trúc lân cận. Từ đó, có hai biện pháp để điều trị là đóng bằng dụng cụ hoặc phẫu thuật tim cắt khâu ống động mạch. Thông thường, các bác sĩ sẽ chọn giải pháp đóng bằng dụng cụ vì thời gian nằm viện ngắn và quá trình phục hồi nhanh, chỉ hai đến ba ngày. Chúc cháu cùng gia đình khỏe mạnh, hạnh phúc. Trân trọng.

còn ống động mạch
 
 

Tôi bị block nhánh phải không hoàn toàn và thỉnh thoảng có tăng huyết áp (khoảng 145/95) và rối loạn nhịp tim nhanh, tập thể dục, leo cầu thang mau mệt. Xin hỏi bác sĩ, block nhánh phải có nguy hiểm không? Có điều trị được không? Tăng huyết áp uống thuốc huyết áp ổn định thì có tiếp tục uống nữa không? Cảm ơn ...

Nguyễn Quân, 47 tuổi, Quận 5, TP HCM

PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh

Chào bạn,

Bạn chỉ mới 47 tuổi và bị tăng huyết áp là hơi sớm. Còn tình trạng block nhánh phải không hoàn toàn thường không nguy hiểm. Một người bình thường vẫn có thể bị block nhánh phải không hoàn toàn, nhưng nếu cộng thêm tình trạng mau mệt ở tuổi 47 thì bác sĩ sẽ cần khảo sát để xác định bệnh nhân có bị thêm bệnh tim thiếu máu cục bộ hay không. Bên cạnh đó, tăng huyết áp phải được điều trị liên tục, không nên ngưng thuốc ngay sau khi bớt bệnh vì như vậy sẽ cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe bệnh nhân.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

block nhánh phải
 
 

Tôi là nữ, năm nay 34 tuổi. Tôi bị viêm cầu thận IgA từ năm 2016, đến nay vẫn đang điều trị coticorid, kèm theo là biểu hiện thiếu máu, thỉnh thoảng tim nhanh, cảm giác hồi hộp (đo máy thường 82-85 lần một phút). Tôi đã đi khám chuyên khoa tim mạch nhưng được chẩn đoán là nhịp nhanh xoang. Xin được tư vấn ...

Thanh, 34 tuổi, Hà Nội

Tôi bị xơ vữa và vôi hóa mạch vành mức độ 30-40%, đang uống thuốc chống xơ vữa và huyết áp đến nay đã sáu tháng. Thỉnh thoảng, tôi có những cơn nhói đau lồng ngực và khó thở. Vậy có ảnh hưởng gì không? Tôi đã chụp CT được sáu tháng, có cần đi chụp CT lại không và vẫn uống thuốc bình thường ...

togiabao2007, 49 tuổi, 273/52 Tô Hiến Thành

BS.CKII Huỳnh Ngọc Long

Chào bạn,

Triệu chứng đau nhói và khó thở là những dấu hiệu của bệnh thiếu máu cơ tim. Trên CT chụp mạch vành đã có kết quả hẹp 40%, đó là kết quả về hình ảnh học chưa phải kết quả của chức năng, bạn còn có thể thực hiện thêm các xét nghiệm chức năng nhằm đánh giá mức hẹp này có gây thiếu máu cục bộ cơ tim hay không như làm ECG gắng sức hoặc siêu âm dobutamin. Với trang thiết bị của Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh, chúng tôi có đầy đủ thiết bị ECG gắng sức và siêu âm dobutamin để đáp ứng cho những trường hợp giống như bạn.

Bệnh lý của bạn là bệnh lý xơ vữa và huyết áp cao, bạn dùng thuốc như trước giờ vẫn dùng, còn về chụp CT không nên chụp lại bởi vì trong vòng sáu tháng thì vẫn chưa có sự thay đổi trong bệnh lý mạch vành này nhiều.

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn khỏe mạnh và hạnh phúc. Để thăm khám và làm các xét nghiệm chẩn đoán, bạn có thể tham khảo Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh, TP HCM (số 2B, Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, TP HCM) hoặc Khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa Khoai Tâm Anh, Hà Nội (số 108 Phố Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội).

Để đặt lịch khám và tư vấn, bạn có thể gọi lên tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh, tại Hà Nội 1800 6858, tại TP HCM 0287 102 6789 để được hỗ trợ. Trân trọng.

vôi hóa mạch
 
 

Thuốc điều trị huyết áp cao hằng ngày loại nào phù hợp, ít tác dụng phụ thưa bác sĩ? Cảm ơn bác sĩ.

Lưu Hoàng Khải, 56 tuổi, TP Hà Tiên, Kiên Giang

Em có triệu chứng Parkinson White, tuy nhiên không biểu hiện lâm sàng đi kiểm tra điện tim đồ mới thấy dấu hiệu sóng ngắn. Bác sĩ tư vấn giúp em có phải can thiệp ngoại khoa hay điều trị theo phác đồ nào? Cám ơn bác sĩ.

Đỗ Quang Lộc, 34 tuổi, Yên Mỹ, Hưng Yên

Tôi bị block nhánh phải toàn phần thì có nguy hiểm không và phải làm gì? Xin bác sĩ giải đáp.

Hoàng Văn Kiệm, 63 tuổi, Nghĩa Hưng, Nam Định

TS.BS Trần Văn Hùng

Chào bác,

Block nhánh phải hoàn toàn và không hoàn toàn có thể xảy ra ở người bình thường và cũng có thể xảy ra ở những người bệnh tim nặng ví dụ như nhồi máu cơ tim. Trường hợp block nhánh phải hoàn toàn thì nên tìm nguyên nhân, tuy nhiên một số trường hợp lại không thể tìm ra .

Trường hợp của bác không nói rõ block nhánh phải đã xuất hiện lâu chưa, hiện tại với tuổi của bác thì đã có yếu tố nguy cơ, bác nên đến cơ sở uy tín, đầy đủ trang thiết bị để được khám, sàng lọc, cho làm cận lâm sàng để có thể xác định được nguyên nhân của block nhánh phải từ đó có hướng điều trị thích hợp.

Cảm ơn bác đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bác và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bác có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

block nhánh phải
 
 

Em hay rối loạn nhịp tim, đi khám bác sĩ nói em bị rối loạn thần kinh thực vật. Có khi em lấy máy huyết áp ra đo nhịp tim em 107, 105, 99 nhịp một phút nhưng huyết áp em lại bình thường. Khi sử dụng trà, bia, cà phê là nhịp tim em rất nhanh nên rất hạn chế sử dụng chất kích ...

Nguyễn Thanh Hải, 46 tuổi, Bình Thuận

BS.CKII Nguyễn Thị Ngọc

Chào bạn,

Về mặt chức năng, có thể phân chia hệ thần kinh thành hai phần là hệ thần kinh động vật và hệ thần kinh thực vật. Hệ thần kinh thực vật được chia làm hai phần là hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh đối giao cảm. Hai phần hoạt động đối ngược nhau trên các cơ quan. Sự đối ngược này giúp cho hệ thần kinh thực vật điều hòa các hoạt động tinh vi và nhanh chóng. Biểu hiện của rối loạn thần kinh thực vật bao gồm:

- Lên tim: làm tăng hoạt động tim, nhịp tim và lực co của tim.
- Buồn nôn, cảm giác khó chịu cần nôn, biểu hiện nhận thức về kích thích (bao gồm kích thích phó giao cảm) vào trung tâm nôn ở hành tủy.
- Lên huyết áp: huyết áp phụ thuộc vào sức bơm của tim và sức cản của mạch máu. Do kích thích của hệ thần kinh giao cảm tùy vào sức bơm của tim và sức cản mạch máu dẫn đến thay đổi huyết áp. Huyết áp của bạn chưa thay đổi, tuy nhiên biểu hiện trên hệ tim mạch làm tăng nhịp tim và rối loạn trương lực gây co thắt ở ruột, nôn, buồn nôn.

Về điều trị, rối loạn thần kinh thực vật không gây tử vong, nhưng làm giảm hoạt động hoặc ảnh hưởng đến chức năng tự động của cơ thể bao gồm nhịp tim, huyết áp, mồ hôi, tiêu hóa...Việc điều trị rối loạn thần kinh thực vật chủ yếu là điều trị các nguyên nhân gây ra bệnh. Tuy nhiên, cho đến nay thì mới chỉ điều trị được các triệu chứng của bệnh. Bạn nên đến trung tâm chuyên khoa để được tư vấn và điều trị cụ thể.

Về thuốc, các loại thuốc thường được dùng để điều trị rối loạn thần kinh thực vật gồm: thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc chữa mất ngủ và các rối loạn lo âu, thuốc điều chỉnh động ruột, thuốc tim mạch, thuốc giảm tiết mồ hôi.

Rối loạn thần kinh thực vật phụ thuộc nhiều vào lối sống và tâm lý của người bệnh, có thể kích hoạt các triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật. Nếu bạn giữ tâm lý thoải mái, chủ động áp dụng các phương pháp kiểm soát, không dùng thuốc khác, vận động tập thể dụng và điều chỉnh lối sống, bệnh sẽ thuyên giảm. Chúc bạn thành công.

Ba tôi 83 tuổi, bị tai biến tháng 7/2020, sau đó biến chứng sang viêm phổi, rối loạn điện giải đồ, rối loạn lipid máu, tuyển tiền liệt, tăng huyết áp... nhờ tích cực điều trị nên nay ông đã xuất viện, duy trì uống thuốc, tái khám đều đặn.

Do cùng lúc điều trị nhiều bệnh nên ông uống nhiều loại thuốc với ...

Nguyễn Văn Phúc, 52 tuổi, 175/2C Phạm Hùng, phường 9, TP Vĩnh Long

ThS.BS Huỳnh Khiêm Huy

Chào bạn,

Khi dùng nhiều thuốc để điều trị nhiều bệnh phối hợp nhưng biết trước được những tương tác thuốc có thể gây tụt huyết áp như mệt, choáng, đổ mồ hôi... thì bạn nên đến khám bác sĩ, ở mỗi lần tái khám cần lưu ý vấn đề này để bác sĩ có thể điều chỉnh thuốc lại. Đây là cách tốt nhất, vì có thể cùng một loại thuốc nhưng người này uống không sao, người kia uống vẫn có thể bị tương tác thuốc. Bạn cần lưu ý với bác sĩ để có điều chỉnh tốt hơn, chúc bạn nhiều sức khỏe.

tác dụng phụ
 
 

Gần đây, tôi thường bị đau thắt phía ngực trái, cơn đau không điển hình, không khó thở hay đau vai gáy bên trái, thỉnh thoảng cảm giác hơi choáng, lạnh tay chân. Xin bác sĩ tư vấn giúp.

Hong luu, 49 tuổi, huyện Châu Thành, Kiên Giang

ThS.BS Huỳnh Khiêm Huy

Chào bạn,

Đau thắt ngực bên trái, đau vai bên trái, choáng, tay chân lạnh... nếu kết hợp tất cả những triệu chứng này thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh tim mạch, tuy nhiên vẫn chưa chắc chắn. Để xác định chẩn đoán cụ thể, bạn nên đến bệnh viện cho bác sĩ đo điện tim, siêu âm tim, chụp phim phổi và làm xét nghiệm xem men tim có bị gì hay không nhằm loại trừ bệnh tim mạch cho bạn. Trân trọng.

đau thắt ngực trái
 
 

Cứ ăn mặn, ăn mỡ là tim đập nhanh, đau tức ngực, trong lúc ngủ cũng bị, phải dậy cho đỡ đau. Tôi đã đi khám nhưng bệnh viện bảo hở van hai lá, ba lá sinh lý bình thường. Tình trạng này kéo dài từ tháng 6/2020 đến nay. Tôi hết dám uống bia và cafe vì uống vào càng đau. Đi khám năm ...

Thiều Minh Hoàng, 36 tuổi, Gò Vấp, TP HCM

ThS.BS Huỳnh Khiêm Huy

Chào bạn,

Thường một số người sau khi ăn mặn sẽ có tình trạng tăng huyết áp, dấu hiệu nhận biết là nghe phừng phừng ở mặt hoặc đau ở cổ, có cảm giác đánh trống ngực, còn việc ăn mỡ mà tim đập nhanh thì khá là hiếm.

Tình trạng đau ngực, khi ngồi dậy mới đỡ đau như bạn mô tả, đây có thể là dấu hiệu đáng lo, bạn nên đến bệnh viện để tầm soát tim mạch chuyên sâu, bác sĩ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh như ECG gắng sức, chụp mạch vành, siêu âm... xác định thêm bạn có bị bệnh tim mạch hay không. Còn trình trạng hở van hai lá, ba lá sinh lý bình thường thì không có quan trọng lắm vì đây là sinh lý không ảnh hưởng tới chức năng tim.

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn khỏe mạnh và hạnh phúc, trân trọng.

hở van hai lá
 
 

Tôi có biểu hiện của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Bắp chân bên trái có chỗ bị phồng tĩnh mạch nhẹ, đứng lâu nhức, mỏi chân. Nhờ bác sĩ tư vấn bệnh tôi có phẫu thuật được không? Phương pháp điều trị là gì? Tôi có đá bóng hoặc chơi cầu lông được không? Cảm ơn các bác sĩ.

Phạm Tiến Dũng, 41 tuổi, Ha Long, Quang Ninh

ThS.BS Huỳnh Khiêm Huy

Chào bạn,

Phương pháp điều trị suy giản tĩnh mạch hiện này chủ yếu là điều chỉnh lối sống, dùng thuốc và can thiệp. Về điều chỉnh lối sống, bạn không nên ngồi lâu, đứng lâu, nên uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ, mang tất hoặc dùng băng thun để băng chân bị suy giãn tĩnh mạch. Song song đó, bạn cũng cần dùng thuốc kết hợp thuốc kháng viêm với những thuốc tăng cường thành mạch máu, thuốc làm bền thành mạch máu... nếu những biện pháp nội khoa không cải thiện được thì sẽ dùng các biện pháp can thiệp.

Hiện tại cũng có nhiều phương pháp can thiệp như chích xơ vào tĩnh mạch, phẫu thuật bóc bỏ tĩnh mạch giãn, đốt tĩnh mạch bằng laser hoặc dùng sóng cao tần để điều trị suy giản tĩnh mạch. Sau khi điều trị, việc chơi thể thao như cầu lông, đá bóng có thể trở lại bình thường không phải chống chỉ định của suy giãn tĩnh mạch.

Chúc bạn nhiều sức khỏe. Trân trọng.

suy giãn tĩnh mạch
 
 

Tôi được chẩn đoán bị hội chứng Brugada. Bệnh này có điều trị hết được không? Điều trị ở đâu? Tôi đang bị bệnh tiểu đường thì hội chứng Brugada có phải là biến chứng của bệnh tiểu đường không? Xin cảm ơn bác sĩ.

Ha Hoang Pham, 53 tuổi, 90 Cao Thắng, quận 3

PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh

Chào bạn,

Tôi có thể trả lời ngay rằng, hội chứng Brugada không phải là biến chứng của bệnh tiểu đường, đây là một căn bệnh di truyền. Do đó, những người thân của bạn cần được thăm khám để chẩn đoán nhằm xác định hội chứng Brugada.

Tôi lưu ý thêm, đây là hội chứng khá nguy hiểm và có thể dẫn đến đột tử ở người trẻ. Trường hợp này cần được khảo sát bởi các đơn vị tim mạch chuyên sâu để có thể đưa ra chỉ định điều trị cho người bệnh.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

hội chứng Brugada
 
 

Tại sao tôi nằm nghiêng bên trái là tim đập rất nhanh? Vận động hơi nhanh thì tôi thở sâu rất khó? Nhờ bác sĩ giải đáp giúp tôi.

Dương Trọng Ánh, 48 tuổi, Thủ Đức, TP HCM

ThS.BS Huỳnh Khiêm Huy

Chào bạn,

Một số người khi nằm nghiêng bên trái, mỏm tim chạm vào cấu trúc của thành ngực, do đó có thể cảm giác được nhịp đập trong lồng ngực. Thực ra cảm giác nhịp đập là cảm giác chính, còn tim đập nhanh thì phải đếm mới biết. Thường thì nằm nghiêng không có vấn đề gì cũng không gây tình trạng tim đập nhanh.

Khi bạn làm việc gắng sức, nhu cầu trong cơ thể tăng lên buộc cơ thể phải phản ứng trở lại là thở nhanh và nong để tăng trao đổi khí và kịp thời cung cấp oxy, vì vậy trong trường hợp gắng sức, làm việc nhanh, cố gắng thở sâu thì sẽ hơi khó, đây chỉ là phản ứng bình thường nên bạn không cần quá lo lắng. Chúc bạn nhiều sức khỏe, trân trọng.

tim đập nhanh
 
 

Em bị chẩn đoán bị rối loạn lipid máu. Trong gia đình em có bà nội bị bệnh tim. Em tìm hiểu thấy rối loạn lipid máu có thể liên quan đến bệnh tim mạch nên rất lo lắng. Em nên điều trị thế nào và nên kiêng cử gì để phòng tránh bệnh thưa bác sĩ?

Cẩm Tú, 26 tuổi, Bình Thuận