VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

Thứ năm, 17/10/2024

Tôi năm nay 50 tuổi còn khỏe mạnh, có hút thuốc lá và huyết áp 140/60 mmHg. Khả năng tôi bị bệnh tim cao không?

Anh Vũ, 50 tuổi, TP HCM

ThS.BS Huỳnh Khiêm Huy

Chào bạn,

Theo thống kê chung, trong khoảng 100 người ở độ tuổi 50 có bệnh cao huyết áp và hút thuốc lá (đặt trường hợp bạn không bị rối loạn mỡ máu, đái tháo đường) trong vòng 10 năm tới thì có khoảng bốn, năm người sẽ bị bệnh tim mạch. Nếu bạn bỏ thuốc lá, điều trị huyết áp, lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống phù hợp thì nguy cơ này sẽ giảm xuống còn 2,3%. Tuy nhiên, để cụ thể hơn thì tốt nhất bạn nên đến bênh viện thăm khám, tầm soát hết những yếu tố nguy cơ khác như béo phì, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, từ đó có đánh giá chính xác và phác đồ phù hợp với anh.

Cảm ơn câu hỏi của anh.

bệnh tim
 
 

Thời gian gần đây thỉnh thoảng tôi bị choáng 2-3 giây, nếu đang đứng đầu óc chao đảo nhẹ. Cho hỏi có phải tôi bị thiếu máu não không? Xin bác sĩ tư vấn cách khắc phục. Cám ơn.

Thu Van, 47 tuổi, Đà Nẵng

Tôi năm nay 41 tuổi, bị tiểu đường 15 năm, hiện giờ kiểm soát đường huyết loại hai bằng cách uống thuốc tây. Tôi có triệu chứng đau ngực bên trái (tim) khi ngồi lâu hoặc lái xe trong vòng hơn hai giờ, triệu chứng này sẽ hết khi nghỉ ngơi. Thỉnh thoảng, tôi cũng hay bị tức ngực nhưng ít. Cho hỏi tôi bị ...

Trần Anh Tín, 41 tuổi, Thăng Bình, Quảng Nam

ThS.BS Huỳnh Khiêm Huy

Chào bạn,

Triệu chứng đau ngực, khó thở khi ngồi lâu cũng chưa chắc loại trừ được là có do tim hay không. Nếu tình trạng này cứ kéo dài, tái đi tái lại tốt nhất bạn nên đi đến Trung tâm Tim mạch để khám, có thể chụp phim X-quang, đo điện tim hoặc siêu âm tim để xác định thêm tim mạch bạn có bị gì hay không, từ đó có cơ sở là có nên chụp mạch vành hay không. Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn khỏe mạnh và hạnh phúc, trân trọng.

Bệnh lý tim mạch
 
 

Nhịp tim bình thường của tôi khoảng 94 nhịp một phút, tuy nhiên chỉ cần có tác động như thời tiết, rượu bia, căng thẳng có thể lên trên 100-120 nhịp một phút. Khoảng bốn năm trước, tôi đã từng đi khám ở một bệnh viện tại Hà Nội, tuy nhiên cũng chỉ nhận được thuốc uống, chưa nơi nào chỉ rõ bệnh gì.

...
Trần Thanh Trà, 59 tuổi, Đông Anh, Hà Nội

Tôi bị bệnh tim bẩm sinh tứ chứng fallout, đã phẫu thuật hoàn chỉnh lần hai cách đây 12 năm, hiện tại sức khỏe bình thường. Nhưng gần đây, tôi cảm thấy đau thắt vùng ngực. Mong bác sĩ cho lời khuyên.

Nguyễn Bằng, 36 tuổi, TP HCM

BS.CKI Vũ Năng Phúc

Chào bạn,

Tứ chứng Fallot là một trong những bệnh tim bẩm sinh tím thường gặp ở trẻ em. Sau khi phẫu thuật xong có rất nhiều vần đế cần theo dõi, bao gồm hở van động mạch phổi cũng như chức năng của tim phải, các vấn đề về loạn nhịp tim. Do đó, chúng ta cần đến các bệnh viện có trung tâm tim mạch để được đánh giá định kỳ ít nhất là 6-12 tháng một lần.

Tình trạng đau thắt ngực của bạn có thể còn do nhiều nguyên nhân, bao gồm vấn đề bệnh lý do tim, bệnh lý ngoài tim. Đối với trường hợp này, khi tới Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh, bạn sẽ được khám đầy đủ, đo điện tâm đồ, để đo phức bộ QRS có giãn hay không, siêu âm tim, đánh giá chức năng phổi, cũng như làm MRI tim nếu cần để đánh giá thể tích cũng như chức năng của buồng tim trong trường hợp hở van động mạch phổi nặng.

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn khỏe mạnh và hạnh phúc, trân trọng.

Fallot
 
 

Em năm nay mới 25 tuổi, trong gia đình có mẹ em bị nhồi máu cơ tim do co thắt mạch vành, hiện đã được đặt stent. Gần đây, em cảm thấy hơi nặng nề, có cảm giác bị đè nén vùng ngực, nhất là khi nằm ngửa. Bác sĩ cho em hỏi em có cần đi khám tầm soát tim mạch không?

Linh Nga, 25 tuổi, Biên Hòa, Đồng Nai

ThS.BS Huỳnh Khiêm Huy

Chào bạn,

Tại Việt Nam, tình trạng bệnh mạch vành ngày càng trẻ hóa, 25 tuổi cũng có thể bị bệnh mạch vành. Theo mô tả, bạn có triệu chứng cảm giác đè nặng ở ngực, nó có liên quan đến nhiều bệnh lý chứ không nhất thiết là bệnh tim, các bệnh dạ dày hay bệnh ở phổi cũng có triệu chứng này. Do đó, nếu triệu chứng này cứ dai dẳng, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện có chuyên khoa Tim mạch để được tầm soát các vấn đề liên quan đến triệu chứng này, từ đó mới có chẩn đoán chính xác hơn.

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn khỏe mạnh và hạnh phúc, trân trọng.

tầm soát tim mạch
 
 

Tôi là nam 49 tuổi, đã đặt stent động mạch vành được hai tháng, sức khỏe đang dần thấy ổn định. Gia đình tôi dự định hè tới đi chơi. Bệnh của tôi như vậy có đi du lịch được không? Khi đi tôi cần chuẩn bị những gì? Cảm ơn bác sĩ.

Huy Vũ, 49 tuổi, Hà Nam

ThS.BS Huỳnh Khiêm Huy

Chào bạn,

Theo hướng dẫn chung, sau khi đặt stent mạch vành mà không có nguy cơ hoặc có nguy cơ rất thấp bị tái hẹp phải đặt stent trở lại thì sau ba ngày là có thể ngồi máy bay, sau hai tuần có thể lái xe được. Nhóm người có nguy cơ thấp hoặc rất thấp tái hẹp trở lại là trường hợp bị nhồi máu cơ tim không có biến chứng và đặt stent lần đầu, dưới 65 tuổi, không có kế hoạch đặt stent trong tương lai.

Với trường hợp của bạn, đặt stent hai tháng và sức khỏe đã dần ổn định thì nguyên tắc là có thể sắp xếp để đi du lịch được. Tuy nhiên, để chuyến đi được an toán thì gần đến ngày đi du lịch thì anh nên đặt hẹn tái khám tim mạch một lần nữa. Ngay tại thời điểm đó, bác sĩ sẽ đánh giá lại sức khỏe của anh và có hướng dẫn cụ thể hơn về chuẩn bị thuốc, thở oxy và về phòng ngừa thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch.

Cảm ơn câu hỏi của banh. Chúc anh có chuyến du lịch viên mãn.

stent
 
 

Bệnh mạch vành và xơ vữa động mạch có phải là một bệnh không? Em nghe nói bệnh này thường kéo theo một loạt bệnh khác như cao huyết áp, đái tháo đường, béo phì, rối loạn mỡ máu... điều này có đúng không? Mong bác sĩ giải thích rõ hơn.

Minh Minh, 33 tuổi, Hà Nội

ThS.BS Huỳnh Khiêm Huy

Chào bạn,

Xơ vữa động mạch là tình trạng mảng xơ vữa bám bên trong thành mạch máu, thành phần mảng xơ vữa này thường bao gồm các chất mỡ, các tế bào viêm, tế bào cơ trơn và mô liên kết. Mảng xơ vữa tích tụ trong lòng mạch lâu ngày sẽ to lên hoặc có thể vỡ ra gây hẹp hoặc tắc thành mạch máu, lúc đó triệu chứng sẽ xuất hiện. Tùy theo vị trí của mảng xơ vữa, triệu chứng sẽ xuất hiện tương ứng. Ví dụ xơ vữa đó gây tắc hẹp ở não gây ra thiếu máu não, nhồi máu não, tắc hẹp mạch vành sẽ gây ra thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, mảng xơ vữa gây tắc hẹp ở chi thì có thể gây tắc mạch ở chi như tay, chân...

Mạch vành là hệ thống mạch máu cung cấp oxy và dưỡng chất cho tim hoạt động tốt, nó cũng là mạch máu nên hoàn toàn cũng có thể xơ vữa giống như hệ thống mạch máu khác. Tuy nhiên, do nó ở tim nên bệnh xơ vữa mạch vành nặng có thể gây thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim. Nếu người có bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì mỡ máu cao, hút thuốc lá... thì tất cả những yếu tố nguy cơ đó sẽ làm thúc đẩy bệnh xơ vữa mạch vành phát triển nhanh.

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn khỏe mạnh và hạnh phúc.

Để thăm khám và làm các xét nghiệm chẩn đoán, bạn có thể tham khảo Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh, TP HCM (số 2B, Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, TP HCM) hoặc Khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa Khoai Tâm Anh, Hà Nội (số 108 Phố Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội).

Để đặt lịch khám và tư vấn, bạn có thể gọi lên tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh, tại Hà Nội 1800 6858, tại TP HCM 0287 102 6789 để được hỗ trợ. Trân trọng.

Bệnh lý tim mạch
 
 

Tôi bị rối loạn lipid máu chỉ số trygyces tăng 7,4 mol cholesterol: 6,5. Tôi uống thuốc bác sĩ kê đơn thì giảm nhưng không uống lại tăng, mặc dù tăng cường vận động, ăn ít đồ mỡ chiên xào. Xin hỏi các loại thuốc thảo dược hiện nay loại nào sử dụng hiệu quả vì quảng cáo loại nào cũng tốt và có cần ...

Võ Văn Thăng, 56 tuổi, Ngõ 3, Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy, Hà Nội

Bố em bị tắc nghẽn động mạch vành và hay bị đau thắt ngực, mệt mỏi, vẫn đang dùng thuốc. Em tìm hiểu và biết được có phương pháp phẫu thuật làm cầu nối động mạch vành. Xin bác sĩ tư vấn giúp khi nào cần làm phẫu thuật này? Hiệu quả thế nào?

Trúc Anh, 28 tuổi, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

TS.BS Nguyễn Anh Dũng

Chào bạn,

Để chẩn đoán trường hợp tắc động mạch vành, bác sĩ cần chụp động mạch vành của bệnh nhân với kỹ thuật chụp MSCT hoặc DSA. Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ dựa vào đó nhằm lựa chọn kỹ thuật phù hợp với bệnh nhân nhất có thể. Nếu bác sĩ đã xem qua và có chỉ định phẫu thuật, bệnh nhân nên được mổ sớm bắc cầu động mạch vành.

tắc nghẽn động mạch vành
 
 

Tôi năm nay 40 tuổi, vừa rồi có đi chụp MSCT mạch vành, kết quả bị vôi hóa và tắc hoàn toàn động mạch vành phải, giãn lớn ở gốc động mạch vành phải. Bác sĩ cho tôi hỏi, với kết quả như vậy tôi có phải phẫu thuật không?

An Lộc, 40 tuổi, Hải Phòng

TS.BS Nguyễn Anh Dũng

Chào bạn,

Ở đây, bạn chưa cho biết rằng bạn có triệu chứng trên lâm sàng hay không. Thông thường, tổn thương tắc động mạch vành sẽ có biểu hiện đau ngực, mệt, khó thở. Với tổn thương tắc động mạch vành phải và co giãn gốc động mạch vành ở người trẻ, cần phải kiểm tra đánh giá xem có phải bị rò động mạch vành hay không? Rò động mạch vành là một tổn thương bẩm sinh và nếu xác đinh chắc chắn bị rò động mạch vành, bác sĩ cần áp dụng kỹ thuật để tìm và phẫu thuật vá lỗ rò đó.

vôi hóa
 
 

Tôi chụp MSCT mạch vành, kết quả mạch vành phải bị tắc cả ba nhánh. Trường hợp của tôi có nguy hiểm không? Tôi phải mổ nội soi hay mổ tim hở?

Lê Lan, 30 tuổi, TP HCM

TS.BS Nguyễn Anh Dũng

Chào bạn,

Thường bác sĩ sẽ không nói bị tắc ba nhánh mà trả lời hẹp ba nhánh động mạch vành hoặc ba thân động mạch vành. Nếu chính xác là hẹp ba nhánh động mach vành, bệnh nhân cần phải tái thông động mạch vành sớm. Bởi vì động mạch vành tim chỉ có ba nhánh, nếu hẹp cả ba thì tim sẽ bị thiếu máu và dễ dẫn đến tình trạng suy tim hoặc nhồi máu cơ tim cấp. Bác sĩ sẽ dựa trên kết quả chụp động mạch vành, tính chỉ số Syntax score và có chỉ định phù hợp theo chỉ số và đúng hướng dẫn của các hội chuyên môn.

tắc mạch vành
 
 

Bố tôi năm nay 60 tuổi, bị rối loạn lipid máu. Mới đây, tôi đưa bố đi khám thì bác sĩ chẩn đoán bị bệnh động mạch vành và chỉ định ông phẫu thuật làm cầu nối nhưng đến hiện tại gia đình vẫn chưa quyết định làm. Xin hỏi bác sĩ phẫu thuật làm cầu nối cụ thể là phẫu thuật gì? Sau phẫu ...

Khang An, 35 tuổi, TP HCM

TS.BS Nguyễn Anh Dũng

Chào bạn,

Bố bạn 60 tuổi, bị rối loạn chuyển hóa lipid và bệnh động mạch vành, bác sĩ cũng có khuyên cần phải phẫu thuật. Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành là phẫu thuật mà bác sĩ sẽ lấy mạch máu trên người của bệnh nhân, thường động mạch vú trong, động mạch vị mạc nối hoặc tĩnh mạch hiển. Tiếp đến, nối một miếng nối vào phía sau chỗ hẹp của động mạch vành nhằm mục đích tái lưu thông mạch máu cho động mạch vành.

Để chuẩn bị cho phẫu thuật động mạch vành, người bệnh sẽ được làm những chẩn đoán, các xét nghiệm tiền phẫu để đánh giá khả năng của người bệnh có thể chịu đựng được cuộc mổ và những chuẩn bị để cho cuộc mổ được an toàn.

Sau phẫu thuật tim, người bệnh có thể gặp biến chứng như bị chảy máu, bị nhiễm trùng với mức độ ít. Ngoài ra, một số ảnh hưởng đến chức năng tim khi sử dụng các thiết bị theo dõi và các thuốc cần thiết hỗ trợ cho tim. Các cuộc mổ phẫu thuật động mạch vành thường tiến triển khá thuận lợi. Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về phẫu thuật bắc cầu động mạch vành, bạn nên tới gặp bác sĩ để được tư vấn một cách cụ thể.

phẫu thuật làm cầu nối
 
 

Bố em 63 tuổi, huyết áp đo hai tay, tay phải lúc hơn 200, tay trái lúc thì 180. Hiện bố em bị hẹp ba thân động mạch vành, phải can thiệp mổ nhưng do huyết áp tăng cao nên đang nằm viện theo dõi. Bác sĩ cho em hỏi, tình trạng như trên của bố em thì biến chứng sau mổ có cao không? ...

Phúc Nguyên, 38 tuổi, Hà Giang

TS.BS Nguyễn Anh Dũng

Chào bạn,

Tình trạng bố của bạn có ba vấn đề. Vấn đề thứ nhất, huyết áp cao đến 200 là trường hợp rất nguy hiểm; thứ hai, sự chênh lệch huyết áp ở hai bên tay có thể do hẹp động mạch dưới đòn ở bên trái. Thứ ba, hẹp ba nhánh động mạch vành đã được chỉ định phải mổ bắc cầu động mạch vành. Vì vậy, tình trạng của bố bạn cần phải phẫu thuật.

Tuy nhiên, nếu tình trạng động mạch vành không quá gây nhồi máu cơ tim, bác sĩ sẽ phải điều trị huyết áp trước cho ổn định, đồng thời chụp động mạch cảnh, chụp động mạch thận nhằm xác định thêm tình trạng có hẹp động mạch cảnh hay hẹp động mạch thận thèm theo. Với tình trạng trên, nguy cơ rủi ro sẽ cao hơn so với các trường hợp mổ bình thường, bác sĩ sẽ phải cố gắng điều chỉnh các yếu tố huyết áp cũng như bệnh lý nền để có diễn biến sau mổ thuận lợi nhất cho bệnh nhân.

hẹp ba thân mạch vành
 
 

Em bị đau thắt ngực không ổn định, đau nhói tim bên trái, đôi khi còn xuất hiện đau ở cổ, đánh trống ngực, khó thở, choáng váng. Em được chỉ định phẫu thuật làm cầu nối động mạch vành. Xin bác sĩ tư vấn hiệu quả của phẫu thuật này như thế nào? Sau phẫu thuật, em có hoàn toàn khỏi bệnh không? Sau ...

Trần Anh, 25 tuổi, Hà Nam

TS.BS Nguyễn Anh Dũng

Chào bạn,

Các biểu hiện bệnh trên của bạn mang biểu hiện chung thuộc bệnh tim không phải động mạch vành. Bạn nên gặp các bác sĩ chuyên về tim mạch để tư vấn, thăm khám. Bệnh nhân cần đo điện tim, siêu âm tim và nếu cần thiết có thể chụp mạch vành bằng kỹ thuật chụp MSCT hoặc chụp động mạch vành cảnh quan DSA. Dựa trên kết quả chụp động mạch vành, bác sĩ sẽ đánh giá, chỉ định phẫu thuật hoặc can thiệp đặt stent động mạch vành.

Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành nếu được chỉ định phù hợp, người bệnh sau phẫu thuật sẽ được hồi phục sức khỏe như trước. Nhưng sau đó, người bệnh phải tập vật lý trị liệu theo đúng hướng dẫn phục hồi chức năng. Thường sau khoảng từ ba đến sáu tháng, người bệnh có thể vận động giống như trước khi mổ và có thể chơi được thể thao.

phẫu thuật làm cầu nối động mạch vành
 
 

Tôi 49 tuổi, thay van tim sinh học năm năm và phải uống thuốc chống đông máu hàng ngày. Có phải tuổi thọ của van sinh học chỉ 10-15 năm không bác sĩ? Khi phẫu thuật thay van lần nữa thì thay van cơ học hay sinh học tốt hơn? Phẫu thuật lần hai có phức tạp hơn lần đầu không? Có nguy cơ biến ...

Ngọc Huyền, 49 tuổi, TP HCM

TS.BS Nguyễn Anh Dũng

Chào bạn,

Hiện tại, van sinh học có độ tuổi trung bình trên 10 năm và có thể đến 20 năm. Khi thay van nhân tạo, người bệnh sẽ được hướng dẫn lựa chọn theo khuyến cáo; đối với người bệnh dưới 50 tuổi nên thay van cơ học, với người bệnh từ 50 - 65 tuổi có thể chọn van sinh học hoặc van cơ học và người bệnh trên 65 tuổi nên thay van sinh học. Vì vậy, với những người trẻ và người trên 65 tuổi, việc thay van sinh học sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, người bệnh phải tuân thủ sử dụng thuốc chống đông sau khi thay van hay không, người bệnh có bị dị ứng với thuốc chống đông hay không, bệnh nhân nữ có nhu cầu mang thai thì nên thay van sinh học.

Phẫu thuật lần hai sẽ khó hơn lần đầu, do sẹo mổ lần đầu sẽ gây khó khăn cho việc phẫu tích để đi vào tổn thương. Vì vậy, việc phẫu thuật lần hai sẽ có nguy cơ chảy máu nhiều hơn so với lần đầu, đồng thời phẫu thuật kéo dài, nên có thể tồn tại các nguy cơ biến chứng nhiều hơn so với lần đầu. Để đánh giá chính xác mức độ nguy cơ sau phẫu thuật, nhất là phẫu thuật lần hai, tối nhất bạn nên đến cơ sở uy tín, bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn về nguy cơ sau mổ.

Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình hoặc gọi lên tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội 1800 6858, tại TP HCM 0287 102 6789 để được hỗ trợ tư vấn và đặt lịch. Trân trọng cảm ơn.

Van sinh học
 
 

Em là nữ, năm nay 27 tuổi, mắc bệnh tim hai lá, đang có dự định thay van tim nhân tạo. Xin bác sĩ tư vấn giúp em giữa van tim cơ học và van sinh học thì van nào sẽ tốt hơn? Em chưa có con và dự định có bé. Sau phẫu thuật thay van bao lâu, em có thể không dùng biện ...

Huyền Anh, 27 tuổi, Bắc Ninh

TS.BS Nguyễn Anh Dũng

Chào em,

Trường hợp của em do có bệnh về van tim nên việc đầu tiên bác sĩ cần làm là cố gắng tìm cách để giữ và sửa lại van tim của em, nếu van bị tổn thương nặng quá không thể giữ lại mới tính đến việc thay van. Vì em có dự dịnh mang thai, bác sĩ sẽ lựa chọn thay van sinh học.

Sau thay van sinh học, em phải uống thuốc kháng vitamin K (thuốc chống đông máu) khoảng ba tháng. Sau đó, tùy theo tình trạng có thể không phải uống thuốc chống đông nữa, lúc đó em mới có thể cân nhắc việc có thai được.

Việc quyết định áp dụng kỹ thuật điều trị và liều lượng ra sao, các nguy cơ rủi ro như thế nào, em nên đến các cơ sở uy tín có bác sĩ chuyên khoa nhằm được hướng dẫn chi tiết thêm về các vấn đề liên quan.

Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình hoặc gọi lên tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội 1800 6858, tại TP HCM 0287 102 6789 để được hỗ trợ tư vấn và đặt lịch. Trân trọng cảm ơn.

thay van tim nhân tạo
 
 

Mẹ tôi 80 tuổi, có hiện tượng ho, kèm khó thở khi trở trời. Hai năm nay, gia đình cho đi khám, bác sĩ bảo bà bị viêm phế quản mãn tính. Huyết áp của bà cao và không ổn định, 3-4 năm nay đã phải dùng thuốc.

Khoảng nửa năm nay mỗi khi vận động như quét nhà hoặc leo cầu thang, bà ...

Trịnh xuân Cảnh, 46 tuổi, Phố Thắng Sơn, phường An Hưng, TP Thanh Hoá

Các bệnh tim mạch có mức độ nguy hiểm như thế nào?

Lê Đạt, 30 tuổi, Tây Ninh

Cháu đi khám, bác sĩ bảo rối loạn tiền đình; mới đây bị thiếu máu cơ tim nhưng huyết áp vẫn bình thường, không lên cũng không xuống. Cháu có siêu âm tim, bác sĩ bảo tốt nhưng không hiểu sao lâu lâu cháu có cảm giác mệt, ngồi xuống đứng lên thì choáng váng. Cháu có phải bị bệnh tim mạch không?

Huyen Dang, 35 tuổi, Quận 12, TP HCM