VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

Thứ năm, 17/10/2024

Em bị rối loạn tim, nhịp nhanh, nhịp chậm tùy lúc, lúc nhanh là 131, nhịp chập nhất là 47 nhịp. Bác sĩ có đề nghị em cấy máy tạo nhịp phá rung, em đang lo lắng về việc cấy máy có nguy hiểm không? Có những phương pháp nào khác để điều trị loạn nhịp tim không ạ? Cảm ơn bác sĩ.

Minh Huỳnh, 37 tuổi, Kiên Giang

PGS.TS.BS PHẠM NGUYỄN VINH

Chào bạn,

Nếu bệnh nhân bị hội chứng nhịp nhanh, nhịp chậm, điều đầu tiên bác sĩ tim mạch cần tìm hiểu nguyên nhân. Có rất nhiều nguyên nhân, có thể do chính bệnh lý mạch vành gây ra nhịp nhanh, nhịp chậm; cũng có thể hội chứng nhịp nhanh, nhịp chậm vô can hoặc không thể tìm ra nguyên nhân.

Nếu là trường hợp không tìm ra nguyên nhân để chữa, thì thường chúng tôi phải đặt máy tạo nhịp cho người bệnh. Khi đặt máy tạo nhịp, nhịp tim chậm, máy tạo nhịp sẽ làm tim đập theo nhịp của máy. Lúc đặt máy xong bác sĩ dùng thuốc đưa nhịp tim chậm xuống, lúc này, bệnh nhân sẽ bớt triệu chứng, giảm khả năng suy tim sau này.

Đôi khi đặt máy có thể bị nhiễm trùng, tai biến chảy máu, biến chứng đó là 1% hay 0,1%, do đó không gọi là nguy hiểm. Dĩ nhiên, chúng tôi cũng sẽ không cam kết việc đặt máy 100% là tốt, bác sĩ sẽ là người phải cắt nghĩa cho người bệnh hiểu đúng và hiểu rõ.

rối loạn nhịp tim
 
 

Em hay bị hồi hộp, đánh trống ngực, nằm ngửa cảm giác thở rất mệt. Vừa rồi, đi siêu âm, kết quả hở van hai lá 1/4. Tình trạng của em có nguy hiểm không? Em có cần điều trị ngay không? Nếu để lâu ngày có bị nặng hơn không? Cảm ơn bác sĩ.

Huỳnh Phúc Trạch, 25 tuổi, Đà Nẵng

PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh

Chào bạn,

Khi bạn nằm ngửa và cảm thấy hồi hộp, bạn có thể xoay cơ thể để đỡ tình trạng. Nếu khám bệnh không thấy bất thường, bệnh nhân chỉ cần chịu khó tập thể dục sẽ bớt, còn nếu siêu âm, đo điện tâm đồ thấy hở van hai lá 1/4 thường không quan trọng. Vì có khoảng 15% trường hợp khỏe mạnh hoàn toàn nhưng siêu âm vẫn thấy hở van hai lá 1/4 là rất ít, hở gân ba lá sẽ nhiều hơn khoảng 30%. Vì vậy, bạn không cần quá lo lắng, năm sau bạn có thể đi siêu âm lại nếu cần.

Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội 1800 6858 và tại TP HCM 028 7102 6789 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng.

hở van hai lá
 
 

Vợ tôi gần đây hay xảy ra cơn đau thắt ngực, đã làm điện tâm đồ gắng sức và siêu âm tim, bác sĩ chẩn đoán bị loạn nhịp tim. Vợ chồng tôi đang dự định có em bé, không biết bệnh tình của vợ tôi có trở nặng khi mang thai không và em bé có bị ảnh hưởng không? Mong bác sĩ tư ...

Nguyễn Bá Nhạ, 34 tuổi, Cần Thơ

PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh

Chào bạn,

Theo triệu chứng mô tả, có lẽ vợ bạn bị rối loạn thần kinh tim, bạn có thể dùng thuốc liều thấp. Tuy nhiên, nếu triệu chứng này thuộc bệnh khác như cường giáp, bạn không nên có thai vì thuốc điều trị bệnh rất nguy hiểm với thai nhi. Vì vậy, bạn nên đưa vợ đến bác sĩ chuyên khoa tim mạch khám, tìm hiểu nguyên nhân, sau đó thông báo cho bác sĩ về dự định có em bé. Từ đó, bạn có thể vừa điều trị trong lúc mang thai và sinh bé được toàn vẹn mà không gặp phải biến chứng.

loạn nhịp tim
 
 

Gần đây tim tôi thường đập loạn nhịp, người mệt mỏi và muốn ngất đi. Tôi có khám vài bệnh viện, có bác sĩ bảo chỉ uống thuốc, bác sĩ khác cho rằng không việc gì, người lại khuyên phải mổ nên tôi đang rất hoang mang. Mong bác sĩ tư vấn.

Diễm, 30 tuổi, Phú Yên

PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh

Chào bạn,

Bạn có thể tham khảo nhiều ý kiến khác nhau, nếu loạn nhịp mà gần đây nhất có lẽ bạn có bệnh tim thực thể và phải tìm nguyên nhân. Tùy theo tuổi người bệnh, ví dụ bệnh nhân 50-60 tuổi, nghiện thuốc lá thì chúng tôi phải thử chức năng tuyến giáp, tìm về hướng mạch vành xem nguyên nhân có phải do mạch vành hay không. Tôi nghĩ nếu người bác sĩ cẩn trọng sẽ tìm hết các yếu tố gây ra triệu chứng của bạn, sau đó mới có biện pháp giúp cho người bệnh được.

loạn nhịp tim
 
 

Cần kiểm tra tim mạch thế nào đề biết tim mạch của tôi có tốt không?

Tqvinh, 61 tuổi, Thành phố Thủ Đức

Bạn tôi đi khám, phát hiện bị hở van tim 1/4 nhưng bác sĩ bảo chỉ theo dõi bình thường vì không quá nguy hiểm. Trường hợp hở van thế nào mới cần phẫu thuật hoặc điều trị bằng thuốc?

Lê Đăng Khoa, 29 tuổi, Bắc Giang

PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh

Chào bạn,

Hở van hai lá có 4 độ (1/4, 2/4, 3/4, 4/4). Trong đó, hở 1/4 là hở nhẹ, 2/4 là hở vừa, 3/4 là nặng vừa và 4/4 là rất nặng. Nếu hở van hai lá từ 3/4 trở lên, bác sĩ mới nghĩ tới việc quan tâm phẫu thuật và chỉ phẫu thuật khi bệnh nhân có triệu chứng rối loạn chức năng người bệnh. Lúc đó, bsc sĩ mới phẫu thuật sửa van cho người bệnh. Với hai mức độ 1/4, 2/4 bác sĩ chỉ tìm nguyên nhân để điều trị duy trì, có thể dùng thuốc giãn mạch liều thấp cho người bệnh, sau đó mỗi một năm, hai năm bác sĩ sẽ siêu âm lại một lần để theo dõi tình trạng người bệnh.

hở van tim
 
 

Bệnh tim có di truyền không? Chồng em bị bệnh hở van hai lá do thấp tim, em lo lắng không biết con của em có nguy cơ mắc bệnh tim giống bố không? Mong bác sĩ tư vấn ạ.

Anh Tuấn, 30 tuổi, Bến Tre

PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh

Chào bạn,

Bệnh tim là bệnh lý có tính di truyền. Đối với bệnh cơ tim phì đại, có đến 19 gen gây bệnh và hơn 1000 đột biến gây ra bệnh; còn bệnh cơ tim giãn nở tìm được trên 100 gen. Cách đây vài ngày, tôi có khám cho một bệnh nhân bị cơ tim giãn nở, đã tìm ra gen và khi làm xét nghiệm cho người thân của bệnh nhân, họ cũng bị mắc gen đó. Do đó ngày nay, bác sĩ tim mạch phải học thêm về di truyền và quan tâm đến di truyền cho người bệnh.

Ví dụ bệnh nhân bị tăng cholesterol máu bẩm sinh, phải thử di truyền cho người bệnh. Hiện tại, có ba trung tâm thử di truyền học ở thành phố đã thành công mang lại thuận lợi trong việc xác định được di truyền. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ chăm sóc kỹ hơn cho người bệnh.

bệnh van tim
 
 

Bệnh cơ tim phì đại có nguy hiểm không? Nguyên nhân gây ra cơ tim phì đại là gì? Nếu mắc phải bệnh cơ tim phì đại thì hướng điều trị tốt nhất là gì?

Lê Dương, 50 tuổi, Hậu Giang

PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh

Chào bạn,

Hiện nay, bệnh cơ tim phì đại đang khá phổ biến và có tỷ lệ khoảng 1/500 người có thể mắc bệnh. Đây là bệnh mang khả năng di truyền, có đến 19 mã gen và nhiều đột biến khác. Tôi đã từng gặp trường hợp, khi siêu âm cho gia đình của bệnh nhân mắc bệnh cơ tim phì đại, phát hiện người thân của bệnh nhân đó cũng bị bệnh.

Hiện nay, có những trung tâm điều trị giúp cuộc sống của bệnh nhân được tốt hơn và tuổi thọ có thể gần như bình thường. Đương nhiên, có những trường hợp rất nặng dẫn đến suy tim, phải ghép tim nhưng phần lớn, bác sĩ vẫn có thể kiểm soát được nếu phát hiện sớm.

Cơ tim phì đại
 
 


Em trai của em là vận động viên cầu lông, gần đây thấy khó thở trong khi tập luyện nên đi khám thì phát hiện bị bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn. Gia đình rất lo lắng bệnh sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp của em. Bác sĩ tư vấn giúp em, bệnh này có thể chữa hết được không? Sau điều trị, ...

Nguyễn Đạt, 35 tuổi, Thanh Hóa

PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh

PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh

Chào bạn,

Vận động viên cầu lông được xem là chơi môn thể thao đỉnh cao. Với những trường hợp đến khám và bày tỏ muốn chơi các môn thể thao đỉnh cao như vậy thì bác sĩ sẽ siêu âm, đo điện tâm đồ, hỏi về yếu tố gia đình để loại trừ bệnh cơ tim phì đại.

Ngoài ra, ở trường hợp của bạn thì không được chơi môn này và nên tìm một công việc khác phù hợp hơn. Bạn phải điều trị chăm sóc tích cực và khi lập gia đình, bạn cần khám sàng lọc, chẩn đoán cho con của bạn sau này. Nếu đã bị cơ tim phì đại, bạn không bao giờ được chơi các môn thể thao đỉnh cao như vậy.

Cơ tim phì đại tác nghiẽn
 
 

Nhịp tim của tôi thường xuyên ở mức 60 hoặc dưới 60 lần một phút thì có làm sao không? Mong bác sĩ tư vấn.

Chu Thanh Tung, 55 tuổi, 31 Lê Văn Luong

Cách đây 10 ngày, tôi có bị hiện tượng như sau:

Vào khoảng 6h30 sáng, tôi đã thức dậy, tỉnh táo nhưng không đi ra khỏi giường vẫn nằm trong chăn. Một khoảng thời gian rất ngắn, tôi tiếp tục ngủ sau đó lịm đi không biết gì và đi tiểu không kiểm soát ướt hết cả người, sau đó giật mình tỉnh dậy.

...
Ngô Văn Mạnh, 49 tuổi, TT Phú Minh, Phú Xuyên, Hà Nội

Em bị cơ tim phì đại nặng đã dùng thuốc nhưng không có kết quả và được chỉ định phải làm phẫu thuật. Em rất lo lắng. Mong bác sĩ tư vấn liệu phẫu thuật có nguy hiểm không và tỷ lệ khỏi bệnh khoảng bao nhiêu phần trăm?

Quỳnh Giang, 33 tuổi, Quảng Ninh

PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh

Chào bạn,

Phẫu thuật cơ tim phì đại có lịch sử ở trên thế giới lên đến hơn 50 năm, đây là một tiến bộ trong điều trị bệnh. Tuy nhiên, khi phẫu thuật cơ tim phì đại, phẫu thuật viên cần có kinh nghiệm và bạn nên đến những trung tâm chuyên sâu để phẫu thuật để thực hiện ca mổ.

Phì đại cơ tim làm vách tim bị dày, bác sĩ sẽ làm mỏng bớt bằng một trong hai phương pháp. Một là phẫu thuật. Hai là tìm mạch vành nuôi vách đó, bơm cồn vô để đốt cơ tim. Tuy nhiên, phẫu thuật thì vẫn tốt hơn đốt bằng cồn.

bệnh cơ tim
 
 

Tôi thỉnh thoảng có cơn đau ngực khoảng một phút thì tự hết. Tình trạng của tôi là bệnh gì? Cảm ơn bác sĩ.

Nguyễn Thị Lệ Thủy, 64 tuổi, Quận 1, TP HCM

Mỗi khi lo lắng việc gì, ở dưới ngực trái của tôi đau tức theo từng cơn. Khi hết lo lắng, hồi hộp, cơn đau tức không còn. Xin hỏi bác sĩ, đó có phải là dấu hiệu của bệnh tim không? Xin cảm ơn cám sĩ.

Lê Tấn Công, 50 tuổi, Cam Lam, Khanh Hoa

BS.CKII Nguyễn Thị Ngọc

Chào anh!

Lồng ngực là một khoang của cơ thể được bao bọc bởi các cung xương sườn, phía trước nối với xương ức và phía sau nối với cột sống. Bên trong khoang này chứa rất nhiều cơ quan, kể từ ngoài vào gồm có cơ liên sườn, màng phổi và phổi, màng tim và tim, các mạch máu và dây thần kinh, thực quản, khí - phế quản... Vì vậy đau ngực có thể là triệu chứng do bệnh lý từ bất kỳ cơ quan nào trong lồng ngực gây ra.

Đặc điểm cơn đau người ta có thể phần nào phân biệt được nguyên nhân:
- Đau ngực do thiếu máu cơ tim: có nguy cơ cao như tuổi trung niên trở lên, hút thuốc lá, tăng huyết áp, tăng mỡ trong máu, tiểu đường và béo phì. Đặc điểm là cơn đau thắt, bóp chặt hay chỉ là cảm giác đè nặng, vị trí mơ hồ ngay giữa ngực sau xương ức hoặc chệch về bên trái, có thể lan ra cánh tay và lên cổ, thời gian 3-10 phút. Đau thường xảy ra khi gắng sức và giảm dần khi nghỉ ngơi.
- Đau ngực do nguyên nhân cơ xương hay do thần kinh liên sườn.
- Đau do bệnh phổi - màng phổi, màng tim: đau lói ngực tăng lên khi hít vào, khi ho, giảm khi ngồi nghiêng tới trước
- Đau ngực do viêm thực quản trào ngược.
- Đau ngực do nguyên nhân tâm lý: đau ngực có thể gặp trong rối loạn lo âu, trầm cảm, hội chứng tăng thông khí... cảm giác đau lói, thắt nghẹn, vị trí có thể không cố định, mơ hồ, thường kèm theo hồi hộp, cảm giác tim đập nhanh, mạnh, xảy ra khi lo âu, căng thẳng về một việc gì.

Điều quan trọng nhất trước tiên là anh cần phải loại trừ đau ngực do bệnh tim mạch (vì bệnh có thể nguy hiểm). Nếu muốn biết mình có bệnh lý tim mạch anh cần đến cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch với đầy đủ thiết bị hiện đại để thực hiện: X-quang ngực, điện tim và siêu âm tim và các cận lâm sàng chuyên sâu để tìm và tầm soát bệnh tim mạch... Nếu kết quả bình thường thì anh có thể tạm yên tâm là mình không bị bệnh tim.

Trân trọng!

Em là nữ, sinh năm 1992. Vào khoảng năm 2011, lúc còn sinh viên, em hay khó thở, hồi hộp tim, chóng mặt. Em có đi khám và bác sĩ kết luận ngoại tâm thu thất và cho dùng thuốc. Sau đó, bệnh cũng thuyên giảm nên em không dùng thuốc nữa.

Năm 2014, em vào Sài Gòn, có bị khó thở, hồi hộp, ...

Nguyễn Thùy, 29 tuổi, TP Thủ Đức, TP HCM

Hiện nay, tôi đang điều trị tăng huyết áp vô căn, bên cạnh còn bị hở van tim ba lá 1/4. Nhịp tim 115 lần một phút, sau khi dùng thuốc trị tăng huyết áp thì trở về bình thường. Bác sĩ thăm khám chỉ bảo về theo dõi và khám định kỳ. Có phương pháp nào điều trị hở van tim dạng này không? ...

Phong, 34 tuổi, Phường 2, quận Phú Nhuận, TP HCM

BS.CKII Nguyễn Thị Ngọc

Chào bạn!

Bệnh tim hở van ba lá 1/4 hay còn gọi là hở van sinh lý, đây là mức hở van nhẹ nhất nên thường bác sĩ sẽ không chỉ định điều trị. Tuy nhiên, nếu người bệnh có kèm với những triệu chứng như đau tức ngực, khó thở, mệt mỏ... là do hở van tim bệnh lý, người bệnh cần đến cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng xảy ra.

Đa số hở van tim ba lá 1/4 nặng lên là do tác động của bệnh tim mạch khác gây nên, vì vậy ưu tiên việc điều trị nguyên nhân gây hở van ba lá, Hiện tại, bạn nên thay đổi lối sống lành mạnh để ngăn chặn bệnh tiến triển:

- Ăn uống tốt cho tim: cần ăn nhiều loại trái cây, rau củ quả, các loại ngũ cốc nguyên hạt và chất đạm từ thực vật, từ cá. Hãy tránh chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, đường, muối và ngũ cốc tinh chế.
- Tập thể dục phù hợp: Tốt nhất là nên tập với cường độ nhẹ và tăng dần theo thời gian, duy trì thường xuyên ít nhất 5 buổi một tuần. Những bài tập được khuyến khích bao gồm: đi bộ, tập dưỡng sinh, chạy bộ, và bơi lội...

Tình trạng tăng huyết áp của bạn đang điều trị và nhịp tim ổn định sau dùng thuốc hạ áp. Vậy bạn nên tiếp tục dùng thuốc hạ áp để ổn định huyết áp của mình nhé.

Trân trọng!

Tôi đang sử dụng thuốc ngày một viên. Xin hỏi thuốc sử dụng lâu dài có gây ung thư phổi không? Hiện nay, thuốc huyết áp nào tốt nhất và ít tác dụng phụ nhất. Xin cảm ơn bác sĩ.

Phạm Thị Lan Hương, 52 tuổi, Bình Thạnh, TP HCM

Tôi hiện bị phì đại cơ tim không tắc nghẽn, bờ dày thành tim khoảng 30 mm, nhịp tim dao dộng 50-60 lần một phút. Tôi không có triệu chứng gì đặc biệt, ngoài việc mau xuống sức khi làm việc nặng hoặc chơi thể thao cường độ cao. Xin bác sĩ tư vấn tình trạng bệnh của tôi có nặng lắm không? Có cần ...

Tuan Anh, 37 tuổi, Nguyen Van Cong

PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh

Chào bạn,

Đối với tình trạng của bạn, vách tim trên 30mm thuộc về bệnh cơ tim phì đại nặng, cần được thăm khám và điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa tim mạch giỏi, có bề dày kinh nghiệm sâu. Khi tiến hành thăm khám, bác sĩ sẽ chẩn đoán nguy cơ đột tử bằng phương pháp siêu âm tim gắng sức, xem bệnh nhân có bị nghẽn đường ra thất trái hay không. Nếu có, bác sĩ sẽ tiến hành đốt cồn hoặc phẫu thuật cho bớt dày. Xác định và chẩn đoán kịp thời nguy cơ đột tử giúp các bác sĩ ngăn chặn nguy cơ bằng cách đặt máy phá rung.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

Cơ tim phì đại
 
 

Tôi có một cháu trai bảy tuổi (sinh năm 2014), đã phẫu thuật lần một vào năm 2015 chuyển gốc động mạch, vá thông liên thất. Cháu được phẫu thuật lần hai vào năm 2017 can thiệp hẹp đường ra thất trái. Sau mổ, cháu tái khám định kỳ. Tuy nhiên, trong lần tái khám gần đây cháu được bác sĩ kết luận bị thêm ...

Trương Văn Cường, 38 tuổi, Tây Hồ, Hà Nội

Hiện tại huyết áp của tôi lên xuống 107/89 đến 130-140-150-160 mmHg (tâm trương) và 89-90 mmHg (tâm thu). Bác sĩ ở bệnh viện cho tôi uống thuốc mỗi sáng. Nếu có buổi sáng tôi đo huyết áp (tâm trương) chỉ gần 110 thì có nên uống thuốc hạ huyết áp không ? Vì tôi sợ uống vào lại tụt huyết áp?
Nếu tay trái ...

Mai Lê, 50 tuổi, Biên Hòa, Đồng Nai