VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

Thứ năm, 17/10/2024

Cháu đi khám, bác sĩ chẩn đoán tim bị thiểu năng vành, bác sĩ cho thuốc uống và cháu chưa đi tái khám khoảng năm tháng. Gần đây, đêm cháu rất khó ngủ và hồi hộp. Trường hợp bệnh của cháu bị có nặng không? Cháu nặng 65 kg, cao 1,65 m, không hút thuốc, có uống bia rượu, gan nhiễm mỡ. Nhờ bác sĩ ...

Nguyễn Duy Cường, 45 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội

TTND.PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bạch Yến

Chào bạn,

Bạn 45 tuổi, không hút thuốc lá, có hơi thừa cân. BMI của bạn 23,8 kg/m2, theo tiêu chuẩn của Việt Nam, BMI từ 23 trở lên là thừa cân. Bạn có uống rượu bia và gan nhiễm mỡ nên cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh động mạch vành (suy vành, thiểu năng vành). Tuy nhiên, tôi không thấy bạn mô tả có bị đau ngực hay không. Đây là dấu hiệu quan trọng của bệnh động mạch vành.

Tôi cũng không rõ bạn có bị tăng huyết áp hay tiểu đường, mỡ máu của có bị rối loạn không? Tôi không rõ trong gia đình bạn, bố mẹ đẻ, anh chị em ruột có ai bị bệnh tim mạch không. Đây là các yếu tố góp phần đánh giá bạn có nhiều khả năng bị bệnh mạch vành.

Cuối cùng, bác sĩ đã làm các biện pháp gì để chẩn đoán bạn bị thiểu năng vành. Thông thường, để khẳng định một người bị bệnh động mạch vành, bác sĩ sẽ chỉ định chụp động mạch vành (chụp cắt lớp đa dãy hoặc chụp động mạch vành qua da). Kết quả chụp động mạch vành kết hợp với các kết quả khám lâm sàng và xét nghiệm khác giúp chẩn đoán chính xác bệnh.

Gần đây vào ban đêm, bạn khó ngủ và hồi hộp, có thể không liên quan đến tim mạch mà nhiều khả năng do lo lắng dẫn đến khó ngủ. Khi mất ngủ, nhịp tim sẽ nhanh gây cảm giác hồi hộp. Vì vậy, bạn cần đi khám lại ở các cơ sở có chuyên khoa Tim mạch để được chẩn đoán chính xác có bị bệnh động mạch vành không, từ đó có hướng điều trị thích hợp.

Có thể khi giải tỏa được lo lắng bệnh, bạn sẽ ngủ tốt hơn và hết cảm giác hồi hộp. Bạn cũng nên giảm cân đi một chút và hạn chế rượu bia, ăn nhiều rau xanh, tăng cường tập thể dục để rèn luyện độ bền cho trái tim. Chúc bạn nhiều sức khỏe.

Tôi bị suy giãn tĩnh mạch sâu. Cách đây hai năm, đã bị tụ huyết khối vào phổi, gây khó thở. Tôi đã được các bác sĩ ở bệnh viện điều trị 10 ngày, sau đó, tiếp tục điều trị theo đơn thuốc và tái khám định kỳ ba tháng một lần.

Gần đây, bác sĩ cho biết sức khỏe đã tạm ổn. Tuy ...

Vũ Thị Phụng, 62 tuổi, Nguyễn Quý Đức, Thanh Xuân, Hà Nội

TS.BS Nguyễn Thị Duyên

Chào bác,

Theo thông tin bác cung cấp thì cách đây hai năm bác bị thuyên tắc động mạch phổi do huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới. Đây là tình trạng trong phổi xuất hiện một cục máu đông lọt vào mạch máu và làm tắc nghẽn dòng lưu thông bình thường của máu do cục máu đông di chuyển từ tĩnh mạch sâu chi dưới, một biến chứng hay gặp của giãn tĩnh mạch sâu mà không được phát hiện kịp thời. Đây là một bệnh lý rất nguy hiểm và bác rất may mắn khi đã được điều trị qua giai đoạn nặng.

Tuy nhiên, gần đây mặc dù sức khỏe bác tạm ổn nhưng chân phải bác bẫn có triệu chứng nặng tức, có thể đây là triệu chứng của tình trạng huyết khối mạn tính hoặc suy van tĩnh mạch sâu trên nền bác có giãn tĩnh mạch chi dưới. Việc điều trị tùy theo mức độ và bản chất của bệnh. Mục tiêu điều trị bao gồm giảm khó chịu, giảm phù, ổn định vẻ ngoài của da, loại bỏ giãn tĩnh mạch, điều trị vết loét (nếu có). Để giúp cho quá trình suy van tĩnh mạch giai đoạn hậu huyết khối một cách hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối chỉ dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra, việc phòng bệnh tái phát cũng rất quan trọng, đối với những người làm việc phải đứng, ngồi nhiều hay những người đi tàu xe, máy bay thời gian lâu thì nên dùng vớ ép, luyện tập thể dục tại chỗ bằng cách nâng và hạ thấp gót chân. Khi ngủ kê cao chân, tập thể dục đều đặn, uống nhiều nước, giữ cân nặng và không hút thuốc...Việc sử dụng các thuốc bôi ngoài da không có tác dụng với các trường hợp suy van tĩnh mạch sâu như của bác. Vì vậy, bác cần được theo dõi bởi các bác sĩ chuyên khoa tim mạch để có kế hoạch điều trị lâu dài và đặc biệt là phòng thuyên tắc phổi tái phát, một biến chứng rất nguy hiểm cho sức khỏe của bác.

Cảm ơn bác đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bác và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bác có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

Tôi gần đây hay xuất hiện các cơn hồi hộp kèm khó thở khoảng từ một đến ba phút ở ngực trái mặc dù không làm việc gắng sức. Ngoài ra, tôi bị tiểu đường type hai trên 10 năm. Xin bác sĩ tư vấn trường hợp bệnh của tôi. Xin cảm ơn.

Đoàn Tăng, 60 tuổi, Long Biên, Hà Nội

TTND.PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bạch Yến

Chào bác,

Bác 60 tuổi, bị tiểu đường trên 10 năm, có nguy cơ rất cao mắc các bệnh lý tim mạch như xơ vữa động mạch vành, rối loạn nhịp, giảm chức năng tim, suy tim. Một điểm cần lưu ý là tổn thương mạch máu nói chung và mạch vành nói riêng ở người mắc bệnh đái tháo đường nhiều năm thường tiến triển rất âm thầm, triệu chứng không điển hình nhiều khi chỉ biểu hiện bằng đau ngực thoáng qua thậm chí không có triệu chứng đau ngực. Đến khi các dấu hiệu xuất hiện rầm rộ thì bệnh đã tiến triển nặng.

Hiện tại, bác có các cơn hồi hộp kèm theo khó thở, nhiều khả năng Bác đang có vấn đề về tim mạch. Vì vậy, bác cần đi khám ngay ở cơ sở y tế có chuyên khoa Tim mạch để được thăm khám lâm sàng đầy đủ cũng như được làm một số xét nghiệm cơ bản như điện tâm đồ, siêu âm tim, xét nghiệm máu.

Trong trường hợp khám lâm sàng và xét nghiệm cơ bản có nghi ngờ bệnh lý mạch vành, có thể bác sẽ được chỉ định làm nghiệm pháp gắng sức hoặc chụp động cắt lớp đa dãy động mạch vành để chẩn đoán có chắc chắn mắc bệnh mạch vành hay không.

Bên cạnh đó, do bác có cơn hồi hộp, có thể do cơn rối loạn nhịp nên có thể bác sĩ sẽ chỉ định bác đeo máy ghi điện tim liên tục 24h (holter điện tim đồ) để xác định cơn hồi hộp có phải do có bất thường về nhịp tim không (tim nhanh hay cơn rung nhĩ...). Sau khi thăm khám và đánh giá đầy đủ, bác sĩ sẽ tư vấn về các phương pháp điều trị cần thiết. Mong bác đi khám sớm, tránh biến cố đáng tiếc xảy ra.


Trước đây, tôi bị đau thắt ở ngực, đi khám và được chẩn đoán là mắc bệnh tim mạch vành. Bác sĩ có kê đơn thuốc cho tôi, uống được một thời gian có đỡ hẳn. Gần đây, tôi không gặp những cơn đau như thế nữa thì liệu có phải tôi đã hết bệnh hay không? Tôi có thể ngưng uống thuốc không ...

Phúc, 50 tuổi, TP HCM

PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh

Chào bạn,

Đối với bệnh nhân mạch vành, bệnh nhân cần phải quan tâm, theo dõi và điều trị suốt đời. Nếu bây giờ người bệnh ngưng thuốc, hút thuốc lá, ăn mỡ thịt nhiều thì chắc chắn tình trạng xơ vữa và đau ngực sẽ tái phát lại.

Do đó, người bệnh cần được theo dõi, thăm khám ít nhất sáu tháng/lần với các bác sĩ chuyên khoa, điều trị có thể ít hoặc nhiều thuốc hay có thể chỉ thay đổi lối sống, ăn uống, tập thể dục. Nếu theo dõi và điều trị như vậy bệnh nhân sẽ không bị tái phát lại.

Tim mạch vành
 
 


Tôi 60 tuổi, thường xuyên đi bộ và bơi, không nghĩ rằng mình có bệnh lý tim mạch nên chưa từng đi khám chuyên khoa. Đợt vừa rồi hơi tức ngực, tôi có đi khám sàng lọc và chụp cắt lớp CT, được chẩn đoán bị hẹp động mạch vành khít. Tôi có nguy cơ nhồi máu cơ tim không? Cần điều chỉnh gì ...

Bình Nguyễn Kiên, 60 tuổi, Hậu Giang

PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh

Chào bạn,

Những người chơi thể thao nhiều như thể thao đỉnh cao hoặc tập luyện với cường độ cao bị bệnh mạch vành nhưng không bị đau ngực thường khó chẩn đoán. Vì những bệnh nhân đó khi đi sàng lọc, làm trắc nghiệm gắng sức cũng không phát hiện ra các rối loạn.

Khi bệnh nhân 60 tuổi đến khám, dù có bơi lội nhiều, bác sĩ vẫn sẽ hỏi về yếu tố gia đình, có ai mắc bệnh mạch vành hay không; thứ hai, hỏi về triệu chứng; thứ ba, hỏi về bốn yếu tố nguy cơ chính như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đái tháo đường và thuốc lá. Nếu còn nghi ngờ, bác sĩ sẽ chụp cắt lớp MSCT tìm mạch vành, đây là phương pháp giúp phát hiện bệnh sớm hơn.

hẹp động mach vành khít
 
 

Cháu mới sinh con ngày 13/3/2021. Khi cháu mang thai đi siêu âm tuần 27 phát hiện con có lỗ thông liên thất kích thước ba mm. Cháu sinh con lúc 38 tuần ba ngày. Sau khi sinh, cháu được siêu âm lại tim và có kết luận:
- Thông liên thất phần cơ sát mỏm đường kính 2,3 mm, shunt T-P, PGmax ...

Nguyễn Thị Hồng Hoa, 33 tuổi, Vũ Phạm Hàm, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội


Tôi bị béo phì từ nhỏ. Gần đây, tôi có triệu chứng đau thắt vùng ngực, tim đập bất thường ngay cả khi làm việc thường ngày. Sau khi chụp CT và điện tim đồ, được chẩn đoán bị bệnh động mạch vành, hẹp 50% một nhánh.Bệnh của tôi có nguy hiểm không? Tôi chỉ đi khám ở bệnh viện tỉnh, chưa đi các ...

Huỳnh Bảo, 58 tuổi, Thái Bình

PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh

Chào bạn,

Trường hợp của bạn đã được chụp CT mạch vành, phát hiện hẹp 50% một nhánh thực sự chưa nguy hiểm và nếu 50% đó không phải nằm ở thân trung động mạch vành, bác sĩ vẫn có thể thực hiện điều trị ổn định cho bệnh nhân. Tuy nhiên, đây là dấu hiệu yêu cầu bạn phải quan tâm đến lối sống và điều trị giảm các yếu tố nguy cơ. Ngoài ra, mỗi năm bạn cần làm thêm trắc nghiệm gắng sức và tiến hành kiểm tra kĩ xem bệnh có tiến triển nặng hay không.

hẹp 50% nhánh
 
 

Em là nam, 27 tuổi, nhân viên văn phòng. Nhà em không có ai bị bệnh tim nhưng khoảng ba tháng trước, em xuất hiện cơn khó thở kéo dài, tim đập loạn. Khi tới bệnh viện thăm khám, làm các xét nghiệm, siêu âm tim thì bác sĩ chẩn đoán có biểu hiện của Wolff -Parkinson-White (WPW) nhưng không có dấu hiệu rõ ...

Phan Xuân Từ, 27 tuổi, Vũng Tàu

PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh

Chào bạn,

Hội chứng Wolff-Parkinson-White (WPW) là hội chứng kích thích sớm, có một đường dẫn truyền, ngoài những đường dẫn truyền thông thường của tim. Biện pháp điều trị tốt nhất là triệt phá đường dẫn truyền phụ thì sẽ hết bệnh. Tuy nhiên, rất khó tìm ra đường dẫn truyền này. Hiện nay, tại một số bệnh viện, đặc biệt là Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh đã trang bị phương pháp mapping 3D để tìm đường dẫn truyền phụ đó dễ dàng hơn và nhanh hơn. Do đó, chúng tôi rất tin là hội chứng này vẫn có thể chữa trị được.

Trường hợp của bạn, điều trị thuốc không thật sự hiểu quả hoàn toàn. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp, có thể điều trị thuốc được. Ví dụ, ghi điện tâm đồ khi tim đập nhanh, chúng ta thấy phức hợp QRS hẹp, bác sĩ sẽ điều trị bằng một số thuốc. Có những người bệnh, tôi chăm sóc suốt 40 năm nay vẫn được, tuy nhiên có một số bệnh nhân, mỗi lần đo điện tâm đồ thấy QRS rất rộng, đặc biệt có những lúc tim đập 250 lần/phút. Đây là rung nhĩ trên WPW và nên cắt đốt, tuy vậy không phải lúc nào cũng thành công.

WPW
 
 

Mẹ tôi 54 tuổi, ở Quảng Nam, đang phải điều trị bệnh về tuyến giáp khoảng 20 năm nay và phải uống thuốc hằng ngày (có lúc là suy giáp, có lúc cường giáp, phải dừng thuốc rồi lại tiếp tục uống). Nay mẹ tôi được chẩn đoán bệnh suy tim sung huyết do suy giáp (nhịp tim chậm, thường bị mệt, khó thở, hồi ...

Nguyễn Thị Nhật Linh, 33 tuổi, Nguyễn Quý Anh, Tân Sơn Nhì, TP HCM

ThS.BS Huỳnh Khiêm Huy

Chào bạn.

Theo như bạn mô tả, tình trạng của mẹ có thể là bệnh lý suy tim có liên quan tới suy tuyến giáp. Hiện tại, tại TP HCM có rất nhiều nơi có thể kiểm soát bệnh lý này, bạn có thể đăng ký cho mẹ khám.

Việc đặt máy tạo nhịp hỗ trợ hay không, chế độ ăn như thế nào, thực phẩm bổ sung ra sao, điều này còn tùy thuộc vào tình trạng suy tim của mẹ bạn hiện tại. Bạn cần đưa mẹ đến khám cụ thể mới biết được tình trạng suy tim ở mức độ nào, quyết định đặt máy hay không đặt máy. Đối với người suy tim thì chế độ ăn là: uống nước vừa phải, kiêng cữ muối và tập thể dục. Trân trọng!

Bệnh tim mạch
 
 

Tim đập nhanh và mạnh bất thường, điện tâm đồ báo nhịp tim chậm là dấu hiệu của bệnh gì?

Nguyễn Thị Thắm, 41 tuổi, Vị Xuyên, Hà Giang

TS.BS Trần Văn Hùng

Chào bạn,

Nhịp tim của bạn có thể là lúc nhanh lúc chậm tuy nhiên khi bạn đo điện tâm đồ thì lúc đó trái tim của bạn là đập chậm nên nó hiện lên điện tâm đồ là chậm. Bạn nên đến cơ sở uy tín, có đầy đủ thiết bị, tại đó bác sĩ sẽ khám, cho bạn đo điện tâm đồ lại, làm siêu âm tim, đặc biệt có thể cho bạn đo holter 24h, bạn mang máy này trong thời gian làm việc, hoạt động hàng ngày bình thường, máy này sẽ glại điện tâm đồ trong ngày của bạn, có thể bắt được những lúc bạn bị nhịp nhanh nhịp chậm từ đó có dữ liệu biết được bạn bị loạn nhịp như thế nào để có hướng điều trị thích hợp.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

nhịp tim chậm
 
 

Mắc bệnh lý tim mạch có thể chơi thể thao cường độ cao được không thưa bác sĩ?

Achieve Le, 40 tuổi, TP HCM

ThS.BS Huỳnh Khiêm Huy

Chào anh,

Khi mình đã có bệnh về tim mạch rồi thì nguyên tắc để chơi thể thao tùy thuộc vào cường độ chơi thể thao và mức độ tập luyện sẽ lệ thuộc vào tình trạng bệnh mình lúc đó. Có nguyên tắc chung là khi đã mắc bệnh tim mạch rồi thì không nên chơi các môn thể thao cường độ cao, những môn thể thao nhẹ nhàng có thể áp dụng như đi bộ, chạy bộ chậm hoặc những môn thể thao không đối kháng như tập yoga, bơi lội... trước khi chơi thể thao nên khởi động để cơ thể mình quen với mức độ gắng sức rồi tăng lên dần.

Khi chơi nếu cảm thấy mệt thì cần dừng lại, không nên cố gắng chơi liên tục, đây là nguyên tắc chung còn cụ thể sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người, nếu bệnh tim nặng quá có thể sẽ không được chơi môn thể thao nào, còn bệnh nhẹ có thể chơi nhưng không nên chơi các môn cường độ cao như đá bóng, chạy marathon.
Cảm ơn anh đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc anh và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, anh có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

bệnh tim
 
 

Bệnh mạch vành có phải nguyên nhân gây ra nhồi máu cơ tim không? Độ tuổi nào dễ bị nhồi máu cơ tim nhất? Đau ngực có phải luôn là triệu chứng của nhồi máu cơ tim?

Tuyết Mai, 45 tuổi, Đồng Nai

PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh

Chào bạn,

Bệnh mạch vành là nguyên nhân của nhồi máu cơ tim, tuy nhiên bệnh mạch vành có nhiều loại bệnh. Ví dụ bệnh mạch vành do xơ vữa động mạch sẽ làm nghẽn mạch vành và gây nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, cũng có trường hợp người bệnh bị dị dạng động mạch vành.

Động mạch vành xuất phát từ vị trí khác ngoài động mạch chủ hoặc lộ trình động mạch vành bất thường cũng có thể xảy ra tình trạng nhồi máu cơ tim. Có trường hợp, bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim nhưng không do bệnh mạch vành, tức bị thiếu máu cơ tim. Lý do bởi nhu cầu tăng cao của người bệnh hoặc có sử dụng ma túy làm co mạch vành, dẫn đến tình trạng nhồi máu cơ tim.

Như vậy, đối với những người trẻ và dưới 30 tuổi, nhiều trường hợp gặp bệnh nhân 30 tuổi bị nhồi máu cơ tim, chúng tôi luôn nghĩ đến nguyên nhân khác ngoài xơ vỡ động mạch của người bệnh.

Triệu chứng của nhồi máu cơ tim không bắt buộc phải bị đau ngực. Một số bệnh nhân có biểu hiện đầu tiên của bênh thường bị ngất xỉu hoặc ngưng tim. Khoảng 50% bệnh nhân nhồi máu cơ tim có thể bị ngưng tim trước khi kịp đến bệnh viện. Vì vậy, không bắt buộc phải đau ngực mới bị nhồi máu cơ tim.

80461
 
 

Tôi đi chụp động mạch vành, bác sĩ bảo tôi bị hẹp 50% một nhánh. Trường hợp này có nguy hiểm không? Có những phương pháp nào trị hẹp động mạch vành không?

Lê Thùy Châu, 30 tuổi, Nghệ An

PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh

Chào bạn,

Hẹp 50% một nhánh là dấu hiệu báo động cho người bệnh biết họ bị xơ vữa động mạch. Trong trường hợp này, đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi người bệnh có hút thuốc lá nhiều không? Thứ hai, kiểm tra lipid máu và cholesterol máu. Thứ ba, huyết áp và thứ tư là đái tháo đường. Trường hợp 50% hẹp một nhánh thì không cần nong động mạch vành, nhưng người bệnh cần điều trị, thay đổi lối sống và điều trị bằng thuốc nhằm ổn định bốn yếu tố nguy cơ nêu trên.

Bệnh có thể điều trị ổn định được bằng cách thay đổi lối sống, ngưng thuốc lá, dùng những thuốc ổn định cholesterol máu, ổn định đường máu và quan trọng người bệnh phải tập thể dục thường xuyên. Như vậy, bệnh mới có chuyển biến tốt.

hẹp động mạch vành
 
 


Bệnh mạch vành và xơ vữa động mạch có phải là một không? Bệnh này thường kéo theo các bệnh khác như cao huyết áp, đái tháo đường, béo phì, rối loạn mỡ máu... có đúng không? Mong bác sĩ giải thích thêm.

Thanh Mai, 51 tuổi, Long An

PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh

Chào bạn,

Ý nghĩa của xơ vữa động mạch lớn hơn nhiều, xơ vữa động mạch có thể gây ra bệnh lý ở mạch vành, động mạch chủ, mạch máu não, mạch máu trong ruột và mạch máu ở chi. Như vậy, những xơ vữa này có ảnh hưởng rất lớn.

Bệnh mạch vành và nhồi máu cơ tim không bắt buộc 100% phải có xơ vữa động mạch, có thể do nhiều vấn đề khác nhau như dị dạng động mạch vành do động mạch vành. Do vậy, người bị xơ vữa động mạch có thể mắc bệnh mạch vành hoặc có thể mắc các bệnh của cơ quan khác trong cơ thể.

bệnh mạch vành
 
 

Tôi bị bệnh tăng huyết áp hơn 10 năm nay, uống thuốc hạ huyết áp thường xuyên nhưng vẫn ở mức cao 130/80 mmHg đến 140/90 mmHg, có lúc cao hơn 140/90. Bác sĩ nói là tuổi tôi như vậy mà huyết áp ổn định ở mức140/90 là bình thường không nguy hiểm. Xin hỏi có đúng không?

Nguyễn Văn Lam, 68 tuổi, Xã Hòa An, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

BS.CKII Nguyễn Thị Ngọc

Chào anh!

Theo tổ chức y tế thế giới (WHO ) và Hội đồng Hiệp hội Tăng huyết áp thế giới (ISH) năm 2020 đã phân độ THA như sau:

Tăng độ I: Bình thường cao: khi huyết áp từ 130-139 hoặc 85-89 mmHg; HA của anh đã điều trị nhưng mức huyết áp vẫn nằm trong phân độ tăng huyết áp ở mức bình thường cao. Huyết áp của anh cần uống thuốc đủ để đưa về mức mục tiêu.

Hội Tim mạch châu Âu (ESC/ESH 2018) quy định huyết áp mục tiêu là huyết áp dưới 140/90mmHg, riêng người bị đái tháo đường, huyết áp mục tiêu phải dưới 130/80mmHg. Anh chưa cho biết anh có bệnh kèm theo không? Nếu không có đái tháo đường kèm theo mức huyết áp sau điều trị của anh < 140/90 mmHg.

Nếu không điều trị đạt huyết áp mục tiêu, tình trạng tăng huyết áp gây ra những biến cố tim mạch, thận, não và mắt như:
- Phì đại thất trái: tình trạng phì đại thất trái sẽ làm tăng nguy cơ bị đau tim và đột quỵ.
- Suy tim suy giảm chức năng tâm thu hoặc suy tim bảo tồn chức năng tâm thu.
- Đột quỵ do thiếu máu não cấp hoặc xuất huyết não.
- Bệnh tim thiếu máu cục bộ bao gồm nhồi máu cơ tim cấp hoặc các can thiệp nội mạch vành như đặt giá đỡ mạch vành hay mổ bắc cầu mạch vành.
- Bệnh thận mạn hoặc bệnh thận giai đoạn cuối.
- Bệnh lý võng mạc mắt

Do đó, anh nên đến cơ sở y tế khám chuyên khoa tim mạch để bác sĩ có thể tư vấn cụ thể hơn cho anh.

Trân trọng!

Ông em 70 tuổi, bị đau lưng nhiều năm kèm theo một số bệnh lý khác. Ông đã đi khám nhiều nơi nhưng chưa từng nghĩ bị mắc bệnh tim mạch, mãi khi quyết định kiểm tra các thứ để mổ cột sống mới phát hiện bệnh này. Bây giờ ông em nên tiếp tục mổ cột sống hay xử lý bệnh mạch vành trước ...

Trần Văn, 35 tuổi, Hà Tĩnh

PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh

Chào bạn,

Đau cột sống được phân làm đau vùng thắt lưng và đau cột sống ngực. Đau cột sống ngực cũng có thể là bệnh lý của bệnh mạch vành, đau cột sống thắt lưng có thể chỉ là bệnh lý thuần ở cột sống thắt lưng. Tuy nhiên, nếu ông bạn vừa có bệnh mạch vành, vừa đau cột sống thắt lưng thì thông thường, bác sĩ tim mạch sẽ cùng bàn với bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình.

Nếu bệnh cột sống đó không phải bệnh cấp cứu thì nên quan tâm mạch vành trước, nhất là trường hợp bệnh nhân có bệnh mạch vành nặng. Ngay cả khi bệnh nhân ngoài bệnh mạch vành, bị nghẽn động mạch cảnh thì mạch vành vẫn phải quan tâm trước.

Do động mạch vành có thể gây tử vong trước khi nghẽn động mạch cảnh. Vì vậy, với những trường hợp như thế này, chúng tôi luôn phải có sự hội chẩn giữa bác sĩ tim mạch và bác sĩ phẫu thuật để cân nhắc xem nên làm gì trước là tốt nhất cho bệnh nhân.

Bị đau lưng
 
 

Xin hỏi bác sĩ khám loại trừ các nguyên nhân gây ra bệnh tăng huyết áp là khám các nội dung gì? Em chỉ mới khám tuyến giáp và siêu âm tim không vấn đề gì. Bác sĩ kết luận tăng huyết áp vô căn, kê thuốc hơn một năm nay nhưng đổi thuốc liên tục. Mong được bác sĩ tư vấn cho em.

An Hạ, 35 tuổi, Lệ Thủy, Quảng Bình

Em thường bị tim đập nhanh, đánh trống ngực dồn dập khi leo cầu thang hay đói và bị căng thẳng, đầu óc mệt mỏi như thiếu máu lên não. Đây có phải biểu hiện bị rối loạn nhịp tim không? Em có thể làm xét nghiệm gì để chẩn đoán bệnh?

Huỳnh Thạnh Quân, 48 tuổi, Bình Thuận

PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh

Chào bạn,

Leo cầu thang cảm thấy hồi hộp, bạn chưa chắc đã bị rối loạn nhịp tim, trường hợp này cũng có thể bị suy tim hoặc động mạch vành. Thường bác sĩ sẽ dựa theo tuổi và yếu tố nguy cơ để chẩn đoán. Nếu người ở độ tuổi 20, lên cầu thang cảm thấy hồi hộp, có thể bị rối loạn nhịp tim. Lúc này, bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm tầm soát; quan trọng nhất là làm Holter ECG, tức bác sĩ sẽ gắn máy đo điện tâm đồ 24h, 48h, ba ngày hoặc bảy ngày để phát hiện những cơn loạn nhịp như vậy. Bản chất của loạn nhịp nhằm giúp chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Hiện nay tại Hệ thống Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh cũng đã có đủ phương tiện để làm điều đó cho người bệnh.

rối loạn nhịp tim
 
 

Em bị rối loạn nhịp tim, chỉ định cần phải đốt điện tim. Cho em hỏi, những trường hợp mức độ như thế nào mới cần làm phương pháp này? Sự khác nhau giữa đốt điện tim 2D và 3D?

Nguyễn Thị Mỹ Ngọc, 29 tuổi, Bắc Giang

PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh

Chào bạn,

Đốt điện tim là một tiến bộ trong y khoa, tuy nhiên không phải lúc nào cũng thành công. Trước khi đốt, thường các bác sĩ nội khoa tim mạch sẽ khám và dựa trên những tiêu chuẩn người đó, cùng thảo luận với bác sĩ chuyên về loạn nhịp để đốt cho người bệnh.

Nếu có phương tiện 3D, chắc chắn sẽ lợi hơn 2D, vì việc dò ra tất cả các bất thường trong tim dễ hơn và thời gian sẽ nhanh hơn. Do đó, các trung tâm lớn trên thế giới hiện nay đều tìm cách cho đốt 3D gọi là mapping 3D, vì dễ tìm điều bất thường của người bệnh nhằm đốt nhanh chóng.

đốt điện tim 2D
 
 

Mẹ em năm nay 45 tuổi, huyết áp buổi sáng thường dao động 130-140 mmHg, hay khó thở vào ban đêm. Bác sĩ cho cháu hỏi có phải bệnh tăng huyết áp làm mẹ hay khó thở không? Mẹ cần lưu ý chế độ ăn uống, sinh hoạt như thế nào? Cảm ơn bác sĩ.

Ánh Dương, 20 tuổi, Ninh Thuận

BS.CKI Hoàng Thị Bình

Chào bạn!

Mẹ bạn 45 tuổi, đây là độ tuổi hay mắc bệnh tăng huyết áp (THA), huyết áp buổi sáng 130- 140 mmHg kèm khó thở vào ban đêm. Vì vậy, bạn nên đưa mẹ tới khám tại cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch đề được tư vấn và điều trị. Tại đây, có máy theo dõi huyết áp liên tục 24h đề xác định xem mẹ có bị THA hay không? Ngoài ra, bác sĩ kết hợp chỉ định các xét nghiệm máu và đo ECG, siêu âm tim, siêu âm mạch máu, khám mắt (soi đáy mắt)... để tầm soát rối loạn lipid máu, bệnh tiều đường, xác định biến chứng của huyết áp tới tim, não, thận, mạch máu..., đặc biệt là THA có thể dẩn tới suy tim gây mệt khó thở.

Sau khi đã xác định được tình trạng bệnh, mẹ bạn cần phải uống thuốc đều theo toa và phải có chế độ sinh hoạt hợp lý, không ăn mặn, không ăn mỡ, tập thể dục, tránh stress.