Đà NẵngXách những xô vữa nặng hay cheo leo trên giàn giáo làm thợ xây nhưng tiền công chị Trà kiếm được vẫn không đủ mua 4 viên thuốc cho con mỗi ngày.
Ngày đắt hàng nhất, anh Dong bán được 300 tệ (hơn 1 triệu đồng) tiền hoa, trang trải được phần nào chi phí xạ trị cho con mỗi tháng.
Bạn dễ chảy máu hay bầm tím, gãy xương, mệt mỏi kèm sốt ớn lạnh... có thể là triệu chứng của ung thư máu, đôi khi chẳng có dấu hiệu nào.
Đang ngồi xe về Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương, Lợi (18 tuổi) - bị u máu trong xương - đột nhiên chảy máu dữ dội như vòi nước trong miệng. Ngay lập tức, cậu được chuyển vào phòng mổ cấp cứu.
Sau khi VnExpress.net đăng bài viết về hoàn cảnh của Vương Trung Nhân (sinh 1996, ở Diễn Châu, Nghệ An) bị bệnh u máu, nhà lại nghèo nên không có tiền đi chữa bệnh, nhiều bạn đọc trong và ngoài nước đã gọi điện hỏi thăm và gửi tiền giúp đỡ.
> Không có tiền chữa bệnh, cậu bé bị u máu chờ chết
“Bác sĩ bảo giờ chỉ có đưa cháu về rồi mua thêm ăn tẩm bổ cho cháu sống thêm được ngày nào thì tốt ngày đó chứ bệnh đã di căn không có khả năng chữa trị nữa”, tiếng khóc đến nghẹn lòng của người mẹ khiến khách không khỏi xót xa.
Dù đã 5 lần phẫu thuật cắt khối u máu ở tai nhưng căn bệnh quái ác này vẫn dai dẳng đeo bám anh Ngọc, 42 tuổi, ở TP HCM. Đến khi vào viện, nó đã to bằng bàn tay, xâm lấn toàn bộ tai trái, góc hàm, mang tai, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Ngắm cô con gái bụ bẫm ngủ ngon lành, anh Thành (Bắc Giang) thấy như đứt từng khúc ruột, thương con mà không biết làm sao. Cánh tay bé đỏ sậm, căng phồng như quả bóng, tưởng như sắp vỡ.
Tháng một lần, anh Đinh Văn Nhàn và vợ lại chật vật vay mượn để bắt xe từ xã miền núi Yên Bái xuống Hà Nội tìm cách chữa căn bệnh quái ác cho con. Khối u lớn lên từng ngày và giờ đã che hết nửa khuôn mặt bé.
Khối u nằm ở dưới cằm bệnh nhi, to gần bằng đầu của bé. Nó đã hiện diện khi bé chào đời và ngày càng lớn dần.
Các u máu ở họng nếu không được xử lý kịp thời sẽ lan rộng hoặc xâm lấn vào sâu, có thể gây biến chứng như khó thở, chảy máu ồ ạt, khó cầm. Những trường hợp này phải cắt bỏ thanh quản.
Bệnh viện nhi đồng I, TP HCM, vừa thực hiện ca mổ lấy khối u to bằng nắm tay trong hốc mũi một bệnh nhi 14 tuổi. Đó là hậu quả của bệnh u xơ mạch máu, nhưng do bác sĩ đầu tiên chẩn đoán, điều trị sai nên bệnh chuyển qua giai đoạn cuối. Từ lúc phát bệnh đến nay chỉ mới hơn 1 năm.
Trong ca mổ kéo dài gần 9 tiếng, các bác sĩ bệnh viện Nhi Trung ương đã cắt bỏ thành công khối u nặng 5,8 kg (gồm cả u, dịch và máu) cho cháu Nguyễn Hoàng Linh, người được dự kiến sẽ là bệnh nhân ghép gan thứ 3 của Việt Nam.
Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM vừa phẫu thuật triệt mạch u máu có rò động tĩnh mạch cho một cháu bé 6 tuổi. Đây là dạng u máu nguy hiểm hiếm gặp. Nếu để lâu, nó có thể gây suy tim.
"Hôm trước, khi đi thăm con của người bạn đang điều trị tại Viện Nhi, tôi thấy một cháu bé bị đỏ bầm một nửa mặt, mọi người bảo là cháu bị u máu. Đó là bệnh gì mà dễ sợ vậy? Việc điều trị có phức tạp lắm không?".
"Con gái tôi 10 tháng tuổi, khi mới sinh có một nốt đỏ bằng đầu đũa trên đùi, 3 tháng sau nó lan rộng gấp 3, căng phồng và rất đỏ. Bác sỹ bảo cháu bị u máu. Cháu được tiêm thuốc Tranbovard 3% 6 lần nhưng bên cạnh vết sẹo vẫn còn những đốm đỏ và mỗi ngày chúng lại phát triển thêm một ít..."
U máu (dị dạng mạch máu bẩm sinh) là căn bệnh thường gặp ở trẻ em. Hầu hết các dị dạng thường xuất hiện ngay khi sinh hoặc trong vài tuần, vài tháng sau sinh. Khối u thường phát triển nhanh từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 10. Sau đó, 80 % trường hợp bệnh phát triển chậm lại và một số dị dạng sẽ mất hẳn.
"Tôi có cháu gái 1 tháng tuổi, cân nặng lúc sinh 3,3 kg, thai 43 tuần, đẻ nhờ phẫu thuật, khoẻ mạnh. Khi được 3 tuần, phía sau cánh tay, trên khuỷu tay cháu xuất hiện một đốm màu đỏ tươi, nổi lên (như nốt ruồi), không tròn đều, đường kính khoảng 9 mm, có lẽ không đau (vì khi ấn nhẹ vào không thấy cháu khóc). Cháu vẫn ăn ngủ bình thường, có người nói cháu bị "u máu"?...