Đang lưu thông trên đường Giảng Võ (Hà Nội) thì xe buýt nhanh bị một ôtô 4 chỗ tạt đầu làm vỡ kính.
Lưu thông trên tuyến đường vành đai, xe buýt nhanh chung cảnh ùn ứ với các phương tiện khác. Trong khi đó, làn dành cho buýt nhanh ở một số tuyến phố trung tâm lại thông thoáng.
Làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh BRT được giám sát bằng camera, ôtô đi vào sẽ bị phạt 800.000-1.200.000 đồng, xe máy 300.000-400.000 đồng.
Hàng nghìn người dân đã sử dụng tuyến xe buýt nhanh đầu tiên của Hà Nội, hầu hết phương tiện đều nhường đường.
Tuyến buýt nhanh đầu tiên của Hà Nội chạy miễn phí trong tháng đầu vận hành với kỳ vọng thu hút người dân sử dụng phương tiện công cộng, qua đó giảm phương tiện cá nhân, hạn chế ô nhiễm môi trường.
Đi thực tế tuyến buýt nhanh đầu tiên của Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung cho hay, thành phố sẽ điều chỉnh những bất cập sau khi tuyến buýt đi vào hoạt động.
Trong lần đầu tiên chạy thử nghiệm giờ cao điểm với chặng đường 14 km, xe buýt nhanh đi hết 56 phút. Tốc độ này ngang với xe buýt truyền thống ở Hà Nội.
Khi không có hiệu lệnh của cảnh sát, các phương tiện không được đi vào làn xe buýt nhanh, nếu vi phạm sẽ bị phạt với mức 800.000-1.200.000 đồng.
Tuyến buýt nhanh từ Yên Nghĩa đến Kim Mã bắt đầu chạy miễn phí một tháng từ 1/1/2017. Với quãng đường 14 km, hình thức vận chuyển này được tính toán nhanh hơn buýt thường 5-10 phút.
Ngày 17/12, xe buýt nhanh (BRT) tuyến Kim Mã – Yên Nghĩa được chạy thử nghiệm trên dù còn nhiều hạng mục chưa hoàn thiện.
Tuyến xe buýt nhanh được đầu tư 55 triệu USD (trên 1.100 tỷ đồng) bằng vốn vay của Ngân hàng Thế giới vẫn chưa thể đi vào hoạt động sau hơn 2 năm triển khai.
Chậm tiến độ một năm, chủ đầu tư hứa sẽ chạy thử tuyến buýt nhanh đầu tiên ở Hà Nội vào quý 3 và khánh thành cuối tháng 12.
Theo chỉ đạo của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, đơn vị thi công nhà chờ xe buýt nhanh đầu tiên ở thủ đô phải khắc phục ngay gờ bê tông cao hơn mặt đường để đảm bảo cho phương tiện lưu thông an toàn.
Đường bê tông làm riêng cho tuyến buýt nhanh đầu tiên ở thủ đô chênh hơn 3-4 cm so với mặt đường nhựa, tạo thành gờ cao hay rãnh sâu kéo dài, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.