Tàu cảnh sát biển Việt Nam đang ở vùng biển Hoàng Sa (chủ quyền Việt Nam) bất ngờ bị tàu hải cảnh Trung Quốc hung hăng đâm thủng 4 lỗ.
Cho rằng tàu Trung Quốc cố ý đâm để hủy hoại tài sản và gây thương tích cho ngư dân Việt Nam, bà Huỳnh Thị Như Hoa, chủ tàu cá ĐNa 90152 TS cho biết sẽ quyết tâm đưa vụ việc ra tòa.
"Họ đâm vào bên phải rồi lại đâm vào bên trái của chúng tôi. Con thuyền bị lật. Cả 10 thuyền viên phải bơi khoảng 10 phút thì được cứu", ông Đặng Văn Nhân, thuyền trưởng của tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm đầu tuần trước, kể với CNN.
Người Việt ở nước ngoài tiếp tục xuống đường tuần hành và ủng hộ đất nước về vật chất lẫn tinh thần, một tháng sau khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông.
Theo tư liệu Viện nghiên cứu Hán Nôm công bố sáng 3/6, cuốn sách giáo khoa của Trung Quốc xuất bản năm 1912 thể hiện biên giới nước này chỉ tới đảo Hải Nam.
Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia hàng đầu về Biển Đông, nhận định rằng Trung Quốc sẽ không xuống thang ở Hoàng Sa trong ngắn hạn, vẫn tiếp tục hành động gây căng thẳng trong khi mô tả mình như là nạn nhân.
Thư ký Bộ Quốc phòng Australia Dennis Richardson cho rằng nguy cơ xung đột do tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông và Hoa Đông là có thật, dù không nước nào muốn điều đó xảy ra.
Diễn ra trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng quanh các tranh chấp lãnh thổ khu vực và cuộc đối đầu địa chính trị ở châu Á-Thái Bình Dương, Đối thoại Shangri-La 13 đã chứng kiến những màn tranh cãi nảy lửa nhất trong hơn một thập kỷ qua.
Với một loạt tranh chấp đang diễn ra ở châu Á - Thái Bình Dương, đối thoại an ninh Shangri-La vừa qua là nơi các bên tỏ rõ sự thách thức tầm nhìn chiến lược của nhau qua những ngôn từ quyết liệt.
Bất chấp việc Trung Quốc điều 5 phi cơ chiến đấu lượn nhiều vòng ở khu vực hạ đặt giàn khoan cùng số lượng lớn tàu bảo vệ, gần 50 tàu cá của Việt Nam vẫn tổ chức đánh bắt hải sản, đấu tranh đòi ngư trường.
Một bức thư viết bằng máu với nội dung phản đối việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam được hơn 300 người Việt mang theo trong cuộc tuần hành ở trung tâm Hong Kong hôm qua.
Nếu Trung Quốc khăng khăng áp đặt ý chí của mình bất chấp các nước láng giềng, sẽ dẫn tới xung đột và tác động xấu tới an ninh của chính Trung Quốc, ông Ernest Bower, cố vấn cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế, Mỹ, trao đổi với VnExpress.
Bộ trưởng Quốc phòng Australia hôm qua bày tỏ sự ủng hộ với quan điểm của người đồng cấp Mỹ Chuck Hagel, cho rằng những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông không ích gì và khiến tình hình khu vực thêm bất ổn.
Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh cho biết Nhật Bản sẽ cấp các tàu tuần tra cho Việt Nam vào đầu năm sau đồng thời giúp đỡ đào tạo và chia sẻ thông tin với lực lượng cảnh sát biển Việt Nam.
Bất chấp luật pháp quốc tế, phản ứng mạnh mẽ của Việt Nam và thế giới, suốt một tháng qua, Trung Quốc vẫn hạ đặt và duy trì trái phép giàn khoan Hải Dương 981 nằm sâu trong thềm lục địa của Việt Nam với lực lượng quân sự bảo vệ hùng hậu chưa từng có trong 30 năm qua.
Phó Tổng tham mưu Quân đội Trung Quốc cho rằng Thủ tướng Nhật Bản và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ "phối hợp, hỗ trợ" lẫn nhau để công kích Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-la.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản bày tỏ sự đồng tình với cách giải quyết căng thẳng trên biển của Việt Nam, đồng thời khẳng định sẽ tăng cường hợp tác quốc phòng giữa hai nước.
Hôm nay, ở khu vực hạ đặt giàn khoan trái phép, Trung Quốc tiếp tục duy trì khoảng 120 tàu và một máy bay chiến đấu liên tục quần đảo.
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh khẳng định Việt Nam rất kiềm chế, không sử dụng máy bay, tàu quân sự mà chỉ dùng tàu dân sự để bảo vệ chủ quyền, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và đàm phán để gìn giữ quan hệ hữu nghị giữa hai nước.
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh và người đồng cấp của Mỹ Chuck Hagel nhất trí cần gìn giữ hòa bình và ổn định trên Biển Đông trong cuộc gặp song phương ngày 31/5, bên lề hội nghị an ninh châu Á.