Kiến nghị giảm lương tối thiểu 100.000 đồng trong phiên họp Chính phủ tháng 9 không được Thủ tướng chấp thuận, nhưng cũng phần nào cho thấy cân đối thu chi ngân sách đang vô cùng khó khăn.
Chính phủ sẽ đề xuất Quốc hội nâng trần bội chi năm sau lên 5,3% thay vì 4,8% năm nay, do tình hình kinh tế còn khó khăn, nhiều khoản cần chi trong khi nguồn thu eo hẹp.
Khoản thu nhập này có được sau 61 phiên đấu thầu và theo Ngân hàng Nhà nước đã được hạch toán, nộp ngân sách đúng quy định.
Nguồn thu phụ thuộc nhiều các khoản chỉ xuất hiện một hai lần, hầu như khoản chi nào cũng vượt dự toán... Thực tế này khiến các chuyên gia cho rằng Việt Nam không tôn trọng kỷ luật tài khóa trong chi tiêu công.
Nếu nới bội chi, các địa phương có thể trả nợ những dự án xây dựng cơ bản đang còn nợ doanh nghiệp (khoảng 90.000 tỷ đồng), giúp tháo gỡ dòng vốn cho giới kinh doanh, theo ông Trần Du Lịch.
Hơn một nửa các khoản thu, sắc thuế quan trọng không đạt tiến độ sau 8 tháng. Tương tự, những địa phương có số thu lớn, trọng điểm như Hà Nội, TP HCM, Bình Dương, Hải Phòng... đều không đạt tiến độ dự toán.
Nhằm đáp ứng vốn cho các dự án giao thông trọng điểm, Chính phủ sẽ lên kế hoạch điều chỉnh bội chi ở mức hợp lý, tính toán độ an toàn của nợ công để báo cáo Quốc hội cho phép phát hành thêm trái phiếu Chính phủ.
Đến 31/7, tổng thu ngân sách Nhà nước mới đạt gần 430.000 tỷ đồng, bằng hơn một nửa dự toán.
Trong một tháng qua, ngân sách Nhà nước đã phải chi thêm gần 8.000 tỷ đồng để trả nợ và viện trợ.
Do miễn, giãn và giảm thuế, Bộ Tài chính ước thu ngân sách năm nay và năm tới sẽ giảm 35.193 tỷ đồng.
Báo cáo Chính phủ trong cuộc họp trực tuyến sáng 27/6, nhiều địa phương cho biết kinh tế khó khăn đang gây ảnh hưởng tới mục tiêu thu ngân sách. Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho biết vĩ mô đang có diễn biến tích cực hơn.
Trong năm 2011, quyết toán thu ngân sách Nhà nước tăng 21,3% so với dự toán, còn chi tăng 8,5%.