Tôi hiện đang học tập và sinh sống ở nước ngoài, thường xuyên theo dõi và nghiên cứu, phân tích tình hình cạnh tranh và chiến lược của các công ty ở các quốc gia. Thực sự tôi rất ủng hộ quan điểm và phương án phân bổ hạn ngạch dệt may xuất khẩu mà Bộ trưởng Tuyển đã đề nghị.
Tôi đã theo rõi dư luận từ nhiều ngày nay và ý kiến cá nhân là ủng hộ theo phương án 2 của Trương bộ trưởng: cần phải nhìn nhận, đánh giá đúng những gì sẽ đến với chúng ta sau 2004 và sau khi bỏ hàng rào thuế quan.
Qua theo dõi báo chí, tôi thực sự lo ngại cho cung cách làm ăn nhỏ lẻ của các doanh nghiệp dệt may. Cuộc cạnh tranh sẽ khốc liệt khi bỏ quota, nếu chúng ta không có một cuộc cải tổ lớn thì chắc rằng sẽ bị bẻ gãy từng cái một.
Tôi không tán thành phân bổ hạn ngạch theo phương án 2 vì còn quá nhiều bất cập không thể giải quyết được trong thời gian ngắn. Ví dụ như thế nào là doanh nghiệp lớn.
Tôi ủng hộ cách tiếp cận của Bộ trưởng Bộ Thương mại về vấn đề phân bổ hạn ngạch hàng dệt may năm 2005. Tuy nhiên tôi muốn lưu ý một số vấn đề.
Tôi không phải là người của ngành dệt may, cũng không bị ảnh hưởng gì vì WTO bỏ hạn nghạch. Tôi chỉ suy nghĩ một cách đơn giản rằng nếu suy nghĩ của mình bị một người phản đối thì còn có thể đúng nhưng khi đã bị tất cả mọi người phản đối thì chắc chắn nó là sai hoặc không phù hợp với tình hình hiện tại.
Là một cán bộ quản lý một doanh nghiệp may thuộc loại không nhỏ nhưng cũng không lớn và đứng trước sự biến đổi của thời cuộc, tôi nhận thấy cần phải có sự thay đổi về nhiều vấn đề có liên quan đối với ngành dệt may trong đó có cách thức phân bổ quota.
Tôi ủng hộ cách tiếp cận của Bộ trưởng Bộ Thương mại về vấn đề phân bổ hạn ngạch hàng dệt may năm 2005. Tuy nhiên, còn một số vấn đề cần lưu ý xung quanh phương án này.
Đọc liên tiếp ba lá thư của Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển, tôi thấy rằng phương pháp phân giao hạn ngạch hàng dệt may đi Mỹ năm 2005 thứ hai rất hay và mang đậm định hướng phát triển nền kinh tế theo chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại, nó lại không hề khả thi một chút nào.
Đọc thư ông Bộ trưởng Thương Mại Trương Đình Tuyển gởi hiệp hội dệt may và các doanh nghiệp, tôi không khỏi không bức xúc trước cách giải quyết của ông, nghe góp ý nhưng vẫn bảo lưu quan điểm để cho các doanh nghiệp lớn được phân quota.
Bộ Trưởng Bộ Thương mại liên tiếp có 2 thư gửi các doanh nghiệp về phương án phân bổ hạn ngạch dệt may vào thị truờng Mỹ năm 2005 thể hiện sự quan tâm của Bộ trưởng về vấn đề này. Tuy nhiên phương án 2 mà Bộ trưởng gợi ý không chấp nhận được.
Theo tôi, giải pháp mà Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển nêu ra là rất cần thiết trong thời điểm hiện nay, vì tất cả các nước xuất khẩu ngành dệt may đều đã ra nhập WTO. Song nó lại không phù hợp với tất cả các doanh nghiệp trong nước.
Việc các nước EU, Mỹ, Canada áp dụng hạn ngạch dệt may đối với các doanh nghiệp Việt Nam là một trở ngại lớn đối với xuất khẩu của Việt Nam. Nhưng cách thức phân bổ hạn ngạch của Bộ Thương mại đối với doanh nghiệp còn gây trở ngại nhiều hơn.
Việc phân bổ hạn ngạch của ngành may mặc đi các nước châu Âu và Mỹ cũng giống như việc dùng búa đánh xuống đe mà thôi. Nói vậy chứ mọi chuyện đã được các công ty lo liệu từ A-Z cả rồi.
Từ việc giải bài toán phân bổ hạn ngạch hàng dệt may cho ta thấy cung cách quản lý trên lĩnh vực kinh tế của nước ta đã lỗi thời, nếu không muốn nói là yếu kém.
Vấn đề quota cho ngành may mặc luôn luôn tồn tại nhiều bất cập. Đã có rất nhiều kêu ca mà hình như chưa có sự thay đổi đáng kể nào.
Sự thụ động trong cách làm việc có thể thấy qua cuộc họp các doanh nghiệp dệt may với bộ thương mại tại khu vực phía Bắc. Chỉ cần một cú "alô" bất chợt, vụ phó phải trình diện bộ trưởng và để một chuyên viên thiếu kinh nghiệm thay thế làm cuộc họp trở nên một chiều và thiếu ý nghĩa.