From: Le Quoc Khanh
To: kinhdoanh@vnexpress.net
Sent: Monday, July 19, 2004 4:21 PM
Subject: Khong the Theo Y kien cu Ong Tuyen
Các bạn thân mến,
Đối với các doanh nghiệp may của ta hiện nay, việc được giao quota coi như được chia tiền. Và vì vậy, chẳng doanh nghiệp nào lại tự nguyện để người khác cầm tiền hộ mình sau đó phải đi xin lại (nghĩa là doanh nghiệp nhỏ sẽ được phân hạn ngạch thông qua doanh nghiệp lớn).
Thêm nữa, đối với ngành dệt may của ta hiện nay, hàng xuất vào thị trường Mỹ chiếm tới 86% là hàng gia công cho các thương nhân đến từ (Trung Quốc, Hong Kong, Singapore, Hàn Quốc ...). Bởi vậy, việc quyết định mua hàng dệt may Việt Nam của các nhà nhập khẩu Mỹ phần lớn phụ thuộc vào giá xuất khẩu do bên đặt gia công chào bán. Họ không trực tiếp đặt hàng với các nhà máy gia công của Việt Nam. Điều này có nghĩa rằng, những nhà xuất khẩu Việt Nam làm sao có thể thiết lập được mối quan hệ với nhà nhập khẩu Mỹ.
Thực tế hiện nay, việc phân quota theo thành tích là hợp lý. Bởi vì, đây chính là động lực trước tiên để các nhà máy lớn lẫn nhỏ của ta tích cực tìm kiếm các đơn hàng gia công từ các thương nhân trung gian cho các khách hàng lớn của Mỹ.
Một điểm nữa cần nhấn mạnh rằng, phương án phân bổ hạn ngạch thứ hai rất dễ gây tiêu cực. Thứ nhất, để xác định được doanh nghiệp nào là nhỏ doanh nghiệp nào lớn đã khó. Đằng này, nếu để hiệp thương sẽ gây ra tiêu cực thông đồng và đi đêm
Theo tôi, công khai phân bổ hạn ngạch theo thành tích vẫn là tối ưu nhất, chí ít là đến thời điểm này. Thử xem lại bảng thống kê các doanh nghiệp dệt may nước ta sẽ thấy rằng, những doanh nghiệp dệt may 100% vốn nước ngoài là rất lớn. Ở từng địa phương họ hay cùng đầu tư vào một cụm công nghiệp như vậy khi hiệp thương lại với nhau thì lúc đó những ông lớn sẽ ít nhất thuộc về các doanh nghiệp đến từ Đài Loan, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Vậy nên mới có câu nói của một giám đốc dệt may người Hàn Quốc tại Việt Nam. Ông ta bảo tôi rằng: "Quota là tiền, tại sao lại để tiền của mình cho người khác giữ hộ, sau đó lại đi xin" (ý nói cách phân bổ quota theo phương án 2 của Bộ trưởng Trương Đình Tuyển).
Hy vọng rằng những ý kiến của tôi được các ban ủng hộ.