Mức thuế DOC áp cho tôm VN tuy có lợi thế hơn Trung Quốc song các doanh nghiệp đều cho rằng tình hình kinh doanh của họ sẽ bị ảnh hưởng lớn. Hiện ngành tôm đang lo lắng chờ đợi phán quyết của USITC và tìm các ngách thị trường xuất khẩu cho con tôm.
Rạng sáng nay theo giờ Hà Nội, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã ra phán quyết với con tôm VN. Theo đó, tỷ lệ đánh thuế phá giá từ 4,13% đến 25,76% đối với các nhà sản xuất VN nhập khẩu tôm vào thị trường Mỹ.
Rào cản thương mại mà Mỹ áp đặt đối với tôm VN tiếp tục gây khó cho ngành thủy sản. Cùng kỳ những năm trước, xuất khẩu tôm vào thị trường này tăng nhanh để phục vụ lễ Noel và Tết dương lịch, nhưng năm nay lại giảm mạnh làm chững lại tiến độ xuất khẩu toàn ngành.
Dù rất bận rộn với Kỳ họp thứ 6 - Quốc hội khoá 11, cuối tuần qua, đại biểu thuộc các địa phương có ngành nghề nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu tôm đã cùng ký thư gửi giới nghị sĩ Mỹ, kêu gọi sự đồng cảm, chia sẻ với những khó khăn của ngành tôm Việt Nam.
Biên độ thuế chống bán phá giá cuối cùng mà tôm Việt Nam và Trung Quốc có thể phải gánh chịu sẽ được Bộ Thương mại Mỹ (DOC) ấn định vào 29/11 và chính thức công bố vào trưa hôm sau (giờ Washington D.C.), tức rạng sáng 1/12 (giờ Hà Nội).
8 nghị sĩ vừa gửi thư tới Bộ trưởng Thương mại Mỹ (DOC) yêu cầu phán quyết công bằng trong vụ kiện bán phá giá tôm nhập khẩu nhằm tránh những thiệt hại không đáng có tới ngành sản xuất đậu nành. Hơn nữa, theo họ, nếu tiếp tục giữ quan điểm bất công như hiện nay, DOC sẽ vi phạm các quy định của WTO.
Trang tin thủy sản Seafood.com cho hay vào thời điểm chỉ còn hơn 1 tuần nữa Washington sẽ công bố quyết định cuối cùng, nghị trường Mỹ bắt đầu nóng lên với những chiến lược vận động hành lang của các nước bị kiện chống bán phá giá.
Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), ông Trương Đình Hoè đưa ra nhận định này sau khi trở về từ chuyến xúc tiến thương mại tại thị trường Mỹ. Hôm qua, ông đã trao đổi với VnExpress xung quanh vụ kiện tôm.
Liên minh Tôm miền Nam nước (SSA) vừa gửi thư phản bác quan điểm của ngành sản xuất đậu nành liên quan tới tác động của vụ kiện. Đáp lại, Uỷ ban Đặc nhiệm về Tôm (CITAC) chỉ ra rằng cho dù SSA có dùng lối nói khoa trương thiếu thận trọng cũng không thể chối bỏ sự thật.
Hiệp hội Các nhà Đậu nành Mỹ (ASA) vừa gửi thư tới Bộ trưởng Thương mại nước này, ông Donald Evans nhằm một lần nữa cảnh báo về nguy cơ tác động của vụ kiện tôm tới người nông dân và hoạt động xuất khẩu đậu nành của chính nước Mỹ.
Chưa đầy một tháng nữa, phiên điều trần cuối cùng trước Uỷ ban Hiệp thương Quốc tế Mỹ (USITC) sẽ diễn ra. Ông Nguyễn Văn Kịch, Chủ tịch Uỷ ban Tôm (thuộc VASEP) cho rằng nếu tính toán công bằng, biên độ phá giá với một số doanh nghiệp VN có thể giảm xuống 0%.
Cục Nghề cá biển Quốc gia Mỹ cuối tuần qua công bố lượng tôm nhập khẩu vào nước này tháng 8 giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý là lượng nhập từ các nước không bị áp thuế lại tăng đột biến, còn từ 6 nước chịu thuế phá giá lại giảm mạnh.
Sau đợt sụt mạnh hồi tháng 8 do ảnh hưởng của vụ kiện chống bán phá giá tôm, tình hình chế biến xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam bắt đầu khởi sắc trở lại. Bộ Thuỷ sản ước tính, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành tháng này sẽ tăng 35 triệu USD lên mức 215 triệu USD.
Bộ Thương mại Mỹ (DOC) hôm 20/9 lại thông báo về khả năng thay đổi chính sách thuế suất riêng đối với các nước có nền kinh tế phi thị trường. Giới quan sát nhận định, hệ quả tiếp theo của động thái này có thể là sự trừng phạt nặng hơn với tôm nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam.
Nguồn tin từ Bộ Thương mại cho hay, Jakarta vừa công bố thực hiện lệnh cấm trong 3 tháng, bắt đầu từ tháng 10 năm nay do sự gia tăng đột biến của mặt hàng tôm nhập khẩu được coi là chung chuyển từ Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và Thái Lan, 4 trong 6 nước bị áp thuế bán phá giá tại Mỹ.
Đợt khảo sát của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) tại các doanh nghiệp bị đơn bắt buộc kết thúc tốt đẹp vào 10/9 và thời gian làm việc với mỗi đơn vị rút ngắn 1-2 ngày so với dự kiến. Tuy nhiên, Kim Anh, đơn vị có doanh số xuất khẩu tôm lớn nhất đã từ chối đón đoàn điều tra.
Trang tin Seafood.com cho hay, Brussel đang xem xét lại quyết định áp thuế cao với tôm nhập khẩu từ Thái Lan sau thời gian dài lờ đi chuyện trao quy chế kinh tế thị trường cho quốc gia này. Giới quan sát quốc tế nhận định, có lẽ EU sẽ nhượng bộ để tránh một cuộc chiến thương mại bùng nổ giữa 2 bên.
Nguồn tin từ hãng AP cho hay, phán quyết mới đây của WTO liên quan tới việc trừng phạt Mỹ về luật chống bán phá giá đang khiến Liên minh Tôm miền Nam nước này (SSA) lo ngại sẽ chẳng được lợi lộc gì từ vụ kiện 6 nước.
Trong quyết định chỉnh sửa đăng công báo hôm nay của Bộ Thương mại Mỹ (DOC), các mức thuế sơ bộ với tôm Việt Nam hầu như không thay đổi trừ trường hợp Công ty Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Kiên Giang được hưởng thuế suất riêng biệt 16,01% thay vì mức cao nhất 93,13% trước đó.
Mạng tin Seafood hôm nay cho hay, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố chỉnh sửa tất cả các biên độ thuế sơ bộ đối với tôm xuất khẩu của Brazil, theo đó mức thuế trung bình sẽ giảm từ 36,91% hiện nay xuống còn 23,66%.