Bên cạnh một số cụm từ bắt buộc, người tuyên thệ tự quyết định nội dung còn lại để phù hợp với chức trách của mình trong vòng 3 phút.
Được nhớ đến với chiến dịch cứu 10.000 lao động Việt khỏi vùng chiến sự Libya, xây dựng nông thôn mới ở Hải Dương, bà Kim Ngân cũng được bầu chọn là 'người phụ nữ có ảnh hưởng'.
Bên cạnh tờ trình của Ủy ban thường vụ giới thiệu ông Trần Đại Quang thay ông Trương Tấn Sang, các đại biểu khác cũng có quyền ứng cử vào chức danh này.
Nghị quyết công nhận kết quả bỏ phiếu miễn nhiệm ông Trương Tấn Sang được đại biểu thông qua vào chiều 31/3.
Với đa số phiếu đồng ý, bà Kim Ngân trở thành nữ Chủ tịch Quốc hội đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và cũng là người đầu tiên thực hiện quy định tuyên thệ khi nhậm chức.
Người kế nhiệm Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng sẽ tuyên thệ nhậm chức sáng nay nếu được đại biểu bỏ phiếu tán thành. Cùng ngày, Quốc hội bắt đầu quy trình miễn nhiệm Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Với hơn 90% phiếu tán thành, ông Nguyễn Sinh Hùng sẽ thôi nhiệm vụ Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia khi có nhân sự mới thay thế.
"Nhận viện trợ hay vay vốn ODA của Trung Quốc thì sau này có kiện đòi lãnh thổ được không", "Nhiệm kỳ này chúng ta chứng kiến nước mắt của Tổng bí thư rơi vào lịch sử"... là những câu nói khó quên của các đại biểu Quốc hội khóa 13.
Sáng 30/3, Quốc hội bắt đầu quy trình miễn nhiệm Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng và bầu Chủ tịch Quốc hội mới một ngày sau đó.
Việc chạy chức quyền không chỉ tạo bất công lớn mà còn đẻ ra tham nhũng bởi mua bán xong phải vơ vét để bù chi phí, việc này dân biết, Đảng biết, Chính phủ biết nhưng vì sao không thể xử lý - nhiều đại biểu trăn trở tìm câu trả lời.
"Chủ tịch, Phó chủ tịch khi gặp gỡ dân luôn thể hiện sự căm ghét những kẻ tham nhũng, thái độ rất rõ ràng nhưng không biết Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước đứng ở vị trí nào, có quyền hạn gì trong trận chiến chống tham nhũng?", đại biểu Nguyễn Anh Sơn truyền đạt băn khoăn của cử tri.
"Quốc nạn tham nhũng", "mất an toàn vệ sinh thực phẩm" theo đại biểu Võ Thị Dung là giặc nội xâm đang xói mòn đạo đức xã hội bên cạnh ngoại xâm ngang nhiên chiếm biển đảo.
"Quốc hội nói nhiều đến vấn đề tăng biên chế nhưng mỗi lần ban hành luật bộ máy lại cồng kềnh thêm, năm nay triển khai Luật chính quyền địa phương không biết biên chế tăng đến cỡ nào", đại biểu Trần Du Lịch trăn trở.
Nhận xét những điều được và chưa được trong báo cáo nhiệm kỳ của Quốc hội, đại biểu Lê Nam thẳng thắn: "dân chán lắm rồi những ngôn từ 'tăng cường, đẩy mạnh, nâng cao', dân cần những người Bí thư lăn vào cuộc sống".
'Nhiều doanh nghiệp tâm sự rất muốn làm giàu cho quê hương. Họ muốn đất lành chim đậu, nhưng chim chưa đậu thì đã nhậu hết chim', đại biểu Trần Thị Quốc Khánh tâm tư.
"Tôi cho rằng phải nghiên cứu đắp đê bao như vùng Bắc Bộ hoặc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng... Cứ chầm chậm kéo dài thế này, hô hoán chỉ là giải pháp tình thế", đại biểu Đỗ Văn Đương nói.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết hiện chưa phát hiện người Việt nào bị nhiễm virus Zika song virus này vẫn là thách thức đối với ngành y tế.
Lo lắng chủ trương, chính sách có thể bị lũng đoạn, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm đề nghị Chính phủ làm rõ "có hay không lợi ích nhóm, tại sao nói có mà chưa chỉ ra được nhóm nào".
Với một số quy định chưa rõ ràng về chủ thể cung cấp thông tin, loại nào là mật... dự án Luật tiếp cận thông tin sẽ được thảo luận tại hội trường chiều 24/3, sau báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý của Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật Phan Trung Lý.
"Chính nhân dân đã luôn nỗ lực lao động sản xuất, thắt lưng buộc bụng cùng Nhà nước vượt qua thử thách", đại biểu Trương Trọng Nghĩa nhắc nhở khi góp ý các báo cáo tổng kết nhiệm kỳ.