Doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi các cuộc biểu tình kích động ở Hà Tĩnh, Bình Dương, Đồng Nai sẽ được miễn, giảm, gia hạn các loại thuế, tiền thuê đất và nhận nhiều hỗ trợ khác, theo yêu cầu của Thủ tướng.
Khoảng 80% doanh nghiệp trên địa bàn đã hoạt động trở lại sau đợt biểu tình kích động tuần trước, hầu hết đều tính lương đầy đủ cho công nhân trong những ngày nghỉ việc.
Chủ tịch VCCI - Vũ Tiến Lộc cho biết sau những vụ biểu tình quá khích, hiện đã có khoảng 80-90% doanh nghiệp nước ngoài hoạt động bình thường trở lại. Việt Nam cũng đang có những giải pháp tích cực để khôi phục môi trường đầu tư.
Gần 100% doanh nghiệp Đài Loan bị ảnh hưởng bởi biểu tình quá khích tuần trước đã bắt đầu hoạt động trở lại, thậm chí còn tổ chức tăng ca, theo Chủ tịch Hiệp hội Đài thương.
Trong công điện mới phát đi, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng yêu cầu cơ quan thuế, hải quan và Sở Tài chính các địa phương kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp bị thiệt hại sau đợt biểu tình kích động tại Bình Dương, Hà Tĩnh vừa qua.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành và địa phương cần kiên quyết không để xảy ra biểu tình trái pháp luật và xử lý nghiêm khắc những người có hành vi tuyên truyền kích động.
Đến thăm các doanh nghiệp bị những kẻ quá khích đập phá trong cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc tại Bình Dương, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định Việt Nam sẽ làm mọi cách để bảo vệ, giúp doanh nghiệp nước ngoài an tâm sản xuất.
Quyền tổng Cục trưởng Tổng cục An ninh II Hoàng Kông Tư chiều 17/5 khẳng định, Bộ Công an đã triển khai các biện pháp quyết liệt đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các nhà đầu tư Trung Quốc.
“Tài sản của công ty mất hết, từ thiết bị máy móc cho đến sản phẩm. Ngay cả nguyên phụ liệu để sản xuất cũng không còn”, lãnh đạo doanh nghiệp Việt - Sing vẫn nghẹn ngào sau 3 ngày diễn ra cuộc biểu tình quá khích ở Bình Dương.
Nhóm kích động, gây rối trong một số cuộc tuần hành vừa qua đã mua cờ tổ quốc, áo phát cho công nhân, cho tiền để dụ dỗ đi biểu tình.
Thông điệp của Thủ tướng kêu gọi người dân cả nước cùng nhau giữ gìn an ninh trật tự, không có hành động quá khích dẫn đến hậu quả đáng tiếc đang được truyền tới hơn 130 triệu thuê bao di động cả nước.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định, việc đập phá doanh nghiệp nước ngoài vừa rồi có sự xuất hiện và đứng sau của các phần tử xấu.
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư cho biết biểu tình tự phát tại các khu công nghiệp là sự việc đáng tiếc, chính quyền các cấp Việt Nam hết sức chia sẻ với các nhà đầu tư, doanh nghiệp.
"Chúng tôi không dung túng cho các thành phần kích động gây ra bạo động ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Chính quyền TP HCM luôn làm rõ, không để lẫn lộn giữa vấn đề chính trị và kinh tế", ông Lê Hoàng Quân nói.
Trước lo lắng của cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài sau khi xảy ra các vụ đập phá nhân danh phản đối Trung Quốc, Chủ tịch Lê Hoàng Quân cam kết TP HCM sẽ làm hết sức để không ảnh hưởng đến quyền lợi của họ.
Đám đông quá khích lợi dụng biểu tình đã đập phá cơ sở vật chất, cướp tài sản của không chỉ doanh nghiệp Trung Quốc mà còn nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc, châu Âu và Việt Nam tại các khu công nghiệp phía Nam.
Các doanh nhân cho rằng với tư cách là người con của dân tộc Việt Nam, họ cũng cần phải có phản ứng trước sự xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc nhưng với thái độ bình tĩnh, tránh kích động.
Hàng chục nghìn công nhân tại nhiều khu công nghiệp phía Nam xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông. Nhiều kẻ kích động đã lợi dụng, xúi giục công nhân đốt nhà xưởng, hành hung bảo vệ và chuyên gia của nhiều doanh nghiệp.