Bộ Tài nguyên và môi trường đang phối hợp với Ủy ban kiểm tra Trung ương làm rõ các dấu hiệu vi phạm của tổ chức, cá nhân trong vụ Formosa gây ô nhiễm môi trường biển 4 tỉnh miền Trung.
Ngày 16/12, làm việc với UBND Hà Tĩnh, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng yêu cầu tỉnh sớm có phương án giải quyết hơn 1.000 tấn hải sản tồn kho đã giảm phẩm cấp, cam kết trong thời gian ngắn nhất hỗ trợ bồi thường cho người dân.
Ngày 15/12, làm việc với UBND Quảng Bình, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng yêu cầu tỉnh sớm tìm cách tiêu thụ 2.600 tấn hải sản đông lạnh đã được ngành y tế xác định là sạch.
Bộ Tài nguyên đề nghị 4 tỉnh miền Trung chịu ảnh hưởng từ sự cố môi trường do Formosa gây ra tiếp tục chương trình quan trắc nước biển, công khai kết quả tới người dân.
Liên quan sự cố môi trường, Thứ trưởng Chu Phạm Ngọc Hiển cho biết Ban cán sự đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận khuyết điểm và sẵn sàng chịu mọi hình thức kỷ luật của Ban bí thư.
Hơn 250 ngư dân ở Quảng Trị được nhận 12 tỷ đồng tiền bồi thường việc mất sinh kế sau sự cố Formosa xả thải.
Sau khi Formosa Hà Tĩnh hoàn thành hệ thống xử lý nước thải, lắp thêm máy quan trắc tự động, công ty này được Bộ Tài nguyên công nhận đạt chuẩn xả nước thải ra biển.
Phó thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu Bộ Y tế tiếp tục lấy mẫu hải sản khai thác ở tầng đáy trong vùng biển dưới 20 hải lý để xét nghiệm, công bố khi hải sản đảm bảo an toàn thực phẩm.
Phó thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu chủ tịch UBND 4 tỉnh miền Trung xác định trách nhiệm trước Chính phủ nếu để xảy ra chậm trễ, gian dối trong kê khai nhận tiền bồi thường từ sự cố môi trường Formosa.
Sau Thừa Thiên - Huế, chiều 30/10 Hà Tĩnh trả tiền tạm cấp bồi thường thiệt hại do Formosa gây ra.
Với tinh thần bám biển, các ngư dân khi nhận tiền cho biết sẽ sửa lại tàu, mua lưới cụ để tiếp tục mưu sinh.
Hôm nay, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ trả tiền tạm cấp bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển cách đây nửa năm khiến cá biển chết hàng loạt.
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh bác bỏ ý tưởng về tour du lịch chủ đề "cá và thép" ở nơi vừa xảy ra thảm họa môi trường mà một số nhà khoa học mới nêu ra.
Chủ tàu cá công suất từ 800 CV trở lên không thể ra khơi sau sự cố môi trường biển Formosa sẽ nhận tiền bồi thường hơn 37 triệu đồng/tháng và ngư dân nhận gần 9 triệu đồng.
Bản đồ cần xác định rõ diện tích, vĩ độ và kinh độ đường biên của vùng biển không an toàn, để ngư dân khi khai thác cá tầng đáy có thể nhận biết và tránh.
Các loại hải sản này chưa ăn được nếu chúng được đánh bắt ở tầng đáy trong vùng 20 hải lý ở 4 tỉnh miền Trung gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.
Bộ Y tế đề nghị không sử dụng các loại ghẹ, tôm, ốc, mực, cá đuối, cá đục... và hải sản sống ở tầng đáy trong vòng 20 hải lý tính từ bờ biển 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế.
Tổng cục Thuỷ sản cam kết sẽ cùng các cơ quan giám sát chặt chẽ hải sản khai thác ở 4 tỉnh miền Trung.
Bộ Nông nghiệp cho biết sẽ giám sát hải trình tàu ra khơi, phân loại hải sản tại bến cá với 4 tỉnh miền Trung, nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm.
Người dân có thể ăn hải sản sống ở tầng nổi, không sử dụng hải sản tầng đáy trong vòng 20 hải lý.