Hàng tấn cá nuôi lồng bè của người dân 3 xã Kỳ Lợi, Kỳ Ninh, Kỳ Hà (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã bị chết, phải bán rẻ như cho hoặc đem tiêu hủy.
Nguồn nước thải chưa xử lý được đổ trực tiếp ra sông biển, gặp thủy triều lên sẽ tiến sâu vào đất liền có thể là nguyên nhân dẫn tới cá chết hàng loạt.
Các loài cá biển tầng đáy, gần bờ chết hàng loạt ở nhiều vùng biển Quảng Bình như Quảng Trạch, Bố Trạch, Đồng Hới, Lệ Thủy… khiến ngư dân hoang mang.
Ước tính ngư dân vớt được 1-5 tấn cá chết mỗi ngày, trong đó có con trọng lượng 50 kg.
Dưới tác động của dòng hải lưu, nguồn nước ô nhiễm ở Hà Tĩnh bị đẩy vào phía nam gây nên hiện tượng cá chết hàng loạt ở ven biển Quảng Bình, Quảng Trị.
Dọc bờ biển dài hàng chục km ở thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh), cá tự nhiên từ 3 lạng đến 4 kg chết thối rữa, giắt vào khe đá, nhiều con bị sóng đánh tan.
Dải bờ biển chạy qua các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế đều ghi nhận cá biển chết hàng loạt, trong đó có nhiều loài sống xa bờ, ở tầng sâu, trọng lượng tới 35-50 kg.
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà yêu cầu các đơn vị đẩy nhanh việc làm rõ nguyên nhân cá chết ở ven biển miền Trung để thông tin đến người dân.
Chuyến đi biển dự kiến kéo dài thêm 2 ngày, nhưng nghe người nhà gọi báo cá chết, giá rớt thê thảm, ông Lộc (Cửa Tùng, Quảng Trị) đành thu lưới, trở về.
Nước thải từ bờ đã phân hủy mạnh, làm cạn kiệt ôxy trong tầng nước sâu; chất độc xyanua sử dụng trong đánh bắt... có thể là những nguyên nhân khiến cá biển dọc 4 tỉnh miền Trung chết hàng loạt.
Trước nghi vấn hệ thống ống thải khổng lồ dưới đáy biển làm cá chết hàng loạt, lãnh đạo Formosa Hà Tĩnh bác bỏ vì cho rằng "cá nuôi trong hệ thống này vẫn sống".
Hôm nay cá chết dạt bờ biển miền Trung ít dần, một số hộ dân thông báo lấy nước biển vào vuông tôm, hệ quả tôm chết hàng loạt. Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã yêu các bộ Tài nguyên, Nông nghiệp khẩn trương truy tìm nguyên nhân cá chết.
Thợ lặn mô tả hệ thống xả thải của Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa (Vũng Áng, Hà Tĩnh) dưới đáy biển.
Loại trừ yếu tố bệnh truyền nhiễm, virus hoại tử thần kinh, lãnh đạo 2 Bộ và 4 tỉnh đưa ra giả thiết độc tố rất mạnh từ môi trường tự nhiên là nguyên nhân gây hoạ.
Trước việc cá chết đã 3 tuần nhưng chưa tìm ra nguyên nhân, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng cần hợp tác quốc tế vì "nhiều tổ chức quốc tế có đầy đủ thiết bị, có thể học hỏi kinh nghiệm từ họ".
Các văn bản chỉ đạo xử lý cá chết được ban hành muộn, do đó phần lớn xác cá được người dân 4 tỉnh miền Trung thu gom, chôn cách mép nước vài chục mét.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế rà soát và đề xuất biện pháp hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi cá chết bất thường.
Hai trận động đất ở Nhật Bản không ảnh hưởng bờ biển Việt Nam, gần một tháng qua không có sự cố tràn dầu lớn nào, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) khẳng định.
Trước thực trạng cá chết hàng loạt ven biển miền Trung gây ảnh hưởng đến sinh kế của nhiều ngư dân, Hội nghề cá Việt Nam đề nghị cơ quan chức năng phải trả lời nhanh câu hỏi bao giờ biển an toàn.
Từ một bè cá chết bất thường ở thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đầu tháng 4, hai tuần sau đó, người dân lần lượt phát hiện thêm hàng chục tấn cá tự nhiên chết dạt vào bờ trải dọc Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế. Nguyên nhân gây ra sự việc chưa được xác định.