Thứ tư, 8/5/2024
Chủ nhật, 25/3/2018, 08:00 (GMT+7)

Hành trình 30 năm đồng hành cùng phát triển nông nghiệp của Agribank

Ngân hàng có khoảng 2.300 chi nhánh, phòng giao dịch; hàng trăm ôtô với mô hình ngân hàng lưu động để phục vụ bà con ở vùng sâu, vùng xa.

Được đánh giá là rủi ro cao, chi phí cao, quản lý khó, lợi nhuận lại thấp, nhưng, nhận thấy tiềm năng của thị trường tín dụng nông thôn, từ khi thành lập đến nay, Agribank xác định lối đi gắn bó chặt chẽ với thị trường nông thôn, sản xuất nông nghiệp và nông dân.

Tính đến hết năm 2017, tổng tài sản của Agribank đạt gần một triệu 200.000 tỷ đồng. Dư nợ cho vay nền kinh tế đạt gần 900.000 tỷ đồng, trong đó, dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn đạt 650.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 73,6% dư nợ.

polyad

Chuyến xe "ngân hàng lưu động" của Agribank đi tới những vùng sâu, vùng xa. Ảnh: Agribank.

Đến nay, Agribank hiện có gần 2.300 chi nhánh, phòng giao dịch; hàng trăm ôtô chuyên dùng cho mô hình ngân hàng lưu động để phục vụ các địa phương vùng sâu, vùng xa.

Năm 2017 của Agribank còn đánh dấu bởi những dấu mốc đồng hành cùng "tam nông" như cho vay theo Nghị định 67 về phát triển khai thác thủy sản; cho vay tái canh cà phê; cho vay xây dựng nông thôn mới; tín dụng nông nghiệp sạch và nông nghiệp công nghệ cao, đồng hành cùng chương trình truyền thông "Nông nghiệp sạch - cho người Việt Nam, cho thế giới" phát sóng trên VTV1 và VnExpress. Ngân hàng hiện là đối tác của trên 30.000 doanh nghiệp, hàng triệu hộ sản xuất trong cả nước.

Agribank 30 năm đồng hành cùng cho vay hộ sản xuất nông nghiệp
 
 

Trồng rau đậu Hà Lan sạch tại Bắc Hà từ nguồn vốn vay Agribank.

Trước đó, từ giữa năm 1989, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam (tên cũ của Agribank) bắt đầu thực hiện thí điểm cho vay hộ nông dân tại một số chi nhánh tỉnh như: Hà Bắc (nay là Bắc Ninh và Bắc Giang), An Giang, Cửu Long, Long An và huyện Bình Chánh thuộc TP HCM.

Từ những thành công bước đầu, ngày 28/6/1991, Chính phủ chỉ đạo về việc làm thử cho vay vốn đến hộ sản xuất thông qua Chỉ thị 202-CT. Ngay sau đó, Tổng Giám đốc Agribank cũng ban hành văn bản 499/NHNo ngày 23/7/1991 về việc cho vay hộ nông dân như một sự cam kết: Ngân hàng luôn tiên phong và gắn bó với nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

Năm 1995, Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo thiếu vốn sản xuất của Agribank được thành lập. Đây cũng là tiền đề cho sự ra đời Ngân hàng Phục vụ người nghèo ngày 31/8/1995 theo Quyết định 525-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đây là một ngân hàng hoạt động phi lợi nhuận và đầy tính nhân văn trong cơ chế thị trường - tiền thân của Ngân hàng Chính sách xã hội ngày nay...

Năm 2010, với sự "cởi trói" và khơi thông nguồn vốn về nông thôn của Nghị định 41, ngoài dành vốn giải ngân triển khai Nghị định, Agribank đã đầu tư hơn 26.000 tỷ đồng cho vay hộ sản xuất, doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, tạo cú hích mạnh mẽ cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Năm 2011, tổng mức đầu tư cho nông nghiệp của Agribank đạt mốc 300.000 tỷ đồng. Khi lựa chọn hướng đi này, để quản lý hiệu quả và đảm bảo chất lượng tín dụng hộ, ngân hàng ra sáng kiến thành lập các tổ liên danh vay vốn tại thôn, bản (mỗi tổ gồm 10-15 hộ có nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất). Cùng với đó, để nguồn vốn đến với nhiều hộ dân hơn, ngân hàng thực hiện các biện pháp như mở rộng mạng lưới giao dịch (bình quân 2-3 xã lại có một ngân hàng lưu động), chiến lược "xã hội hoá ngân hàng", tăng tốc mở rộng hệ thống phòng giao dịch, mạng lưới chi nhánh của ngân hàng đã đến tận cấp xã...

polyad

Agribank nằm trong bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2016 (VNR 500). Ảnh: Agribank.

Tháng 6/2017, Agribank được tổ chức xếp hạng thế giới Fitch Ratings nâng triển vọng xếp hạng nhà phát hành nợ dài hạn của Agribank lên mức "tích cực" từ "ổn định".

Ngày 27/2 vừa qua, tổ chức tín nhiệm Fitch Ratings tiếp tục xếp hạng nhà phát hành nợ dài hạn của Agribank ở mức B+ với triển vọng "tích cực", sàn xếp hạng hỗ trợ ở mức "B+".

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhận định: "Chính phủ đánh giá cao vai trò của ngành ngân hàng nói chung, đặc biệt là vai trò của Agribank trong việc cung ứng vốn tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Đặc điểm của Agribank là có hệ thống chi nhánh trải dài trên khắp cả nước, cung cấp tín dụng đến cả địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, những vùng đặc biệt khó khăn".

Năm 2018 đánh dấu chặng đường 30 năm xây dựng và trưởng thành của Agribank, cũng là năm có ý nghĩa quan trọng trong lộ trình thực hiện Đề án chiến lược kinh doanh giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030 và chuẩn bị cho Agribank cổ phần hóa khi đủ điều kiện theo chỉ đạo của Chính phủ.

Ngọc Hà

Chia sẻ bài viết qua email