Trung tâm Tin học và Tính toán – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 107/QĐ-KHCNVN ngày 16 tháng 2 năm 2009 của Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam với tên gọi là Trung tâm Tin học. Ngày 19/02/2013 Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam ban hành quyết định số 102/QĐ-VHL về việc chuyển đổi Trung tâm Tin học thành Trung tâm Tin học và Tính toán. Sau đây là một số sản phẩm của Trung tâm: Khí cầu thả ở tầng bình lưu và tên lửa nghiên cứu; Nghiên cứu chế tạo hệ thống quan sát phòng không tầm thấp; Xây dựng cấu trúc hệ thống giao thông thông minh và các quy chuẩn công nghệ; Tư vấn khung chính sách, thiết kế giải pháp CNTT&TT trong xây dựng hạ tầng.
Gồm 3 mẫu thiết bị: Khí cầu có khối lượng nhỏ; Khí cầu có điều khiển; Khí cầu có duy trì thời gian hoạt động dài
Loại 1: Khí cầu có khối lượng nhỏ:
Siêu nhỏ nhẹ (<50 gram, HAB 350 gram): thay thế cho các thám không vô tuyến nhập ngoại (radiosonde) và thám không trường gió (pilot).
Vị trí, quỹ đạo của khinh khí cầu được giám sát thời gian thực tại trạm mặt đất.
Đo đạc: nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, điểm sương, hướng và tốc độ gió cao không.
Tốc độ thăng tiêu chuẩn 5m/s đến độ cao trên 24km.
Nhiệt độ hoạt động từ -900C ~ 800C.
Độ cao 20km tầm liên lạc với Trạm thu phát cao không cố định (SCC) 400km, trạm thu phát di động (MCC) 250km, PLB 100km, EPIRB 250km, IoT từ 100km đến 150km.
Thời gian hoạt động trên không (có điều khiển) của RadiosondePilot có thể đến 6 giờ (thời gian giữa các lần thả thám không tiêu chuẩn của khí tượng cao không).
Loại 2: Khí cầu có điều khiển
• <150 gram, HAB 600~800 gram. Có thể mang theo Radiosonde pilot để thả xuống đo dọc ở ngoài biển
• Vị trí, quỹ đạo của khinh khí cầu được giám sát thời gian thực tại trạm mặt đất.
• Đo đạc: nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, điểm sương, hướng và tốc độ gió cao không, ozone, CO, CO2....
• Tốc độ thăng tiêu chuẩn 5m/s đến độ cao trên 30km.
• Nhiệt độ hoạt động từ -900C ~ 800C.
• Độ cao 20km tầm liên lạc với Trạm thu phát cao không cố định (SCC) 500km, trạm thu phát di động (MCC) 400km, PLB 100km, EPIRB 350km, IoT từ 100km đến 250km.
• Thời gian hoạt động trên không (có điều khiển) của có thể đến 12 giờ (thời gian giữa các lần thả thám không tiêu chuẩn của khí tượng cao không).
Loại 3: Khí cầu duy trì thời gian hoạt động dài
• >2500 gram, HAB 1600~3000 gram. Có thể mang theo HAPS nhỏ để thả xuống đo dọc ở ngoài biển
• Vị trí, quỹ đạo của khinh khí cầu được giám sát thời gian thực tại trạm mặt đất.
• Tích hợp pin mặt trời, tái tạo năng lượng để hoạt động nhiều ngày
• Có khả năng tích hợp thiết bị liên lạc vệ tinh khi hành trình ra ngoài vùng liên lạc với trạm mặt đất
• Độ cao 30km tầm liên lạc với Trạm thu phát cao không cố định (SCC) đến 800km.
• Thời gian hoạt động trên tầng bình lưu trên 24h
• Với tốc độ gió trung bình ở tầng bình lưu từ 70 đến 160km/h, hệ thống có thể di chuyển đến hàng ngàn km.
Hệ thống thông tin liên lạc và thiết bị giám sát điều khiển từ xa, cho phép giám sát vị trí và quỹ đạo của HAPS theo thời gian thực và khoảng cách truyền về mặt đất >100 km.
• Tốc độ truyền tin tối thiểu 65Kbps, băng tần <=1GHz
• Hệ thống các cảm biến (có chức năng xác định vị trí và tư thế của HAPS, chụp ảnh và đo thông số môi trường) và máy tính nhúng trên khoang có chức năng xử lý thông tin và lưu trữ dữ liệu.