Tôi tự hỏi nếu đã không thích sao không tìm con đường và chí hướng của mình? Tôi tự thấy mình là một người quá may mắn. Tuy công ty đầu tiên làm không tốt, bị hạn chế bản thân nhiều, nhưng những công ty sau đó đều ổn và tốt hơn.
Công ty thứ hai gặp sếp rất tốt, chỉ bảo đủ thứ, đồng nghiệp luôn hỗ trợ nhau. Nhưng sau một khoảng thời gian, thấy cần đổi ngành nên tôi đã nghỉ việc. Sau khi nghỉ, tôi vẫn còn giữ liên lạc với đồng nghiệp và cũng còn hẹn cafe với người công ty cũ.
Sau khi chuyển ngành, tôi cũng gặp khó khăn nhiều nhưng công việc mới phù hợp với năng lực bản thân. Tôi vào ngành chậm hơn đồng nghiệp, trong team chỉ có sếp là nhiều tuổi hơn tôi. Nhưng những người khác nhiều năm kinh nghiệm và giỏi vẫn gọi tôi là anh, sẵn sàng chỉ việc cho tôi.
>> Làm việc vì đam mê sẽ kiếm ít tiền?
Bắt đầu trễ thì cố gắng thôi. Việc tăng ca là bình thường vì tôi không muốn mình thành "cục tạ" của team. Sau một thời gian làm ngành mới, tôi đi phỏng vấn ở công ty hiện tại. Khi phỏng vấn, tôi mới biết mình từng làm chung với sếp cũ của anh quản lý. Nhờ lời khen của anh đồng nghiệp cũ kia mà tôi có công việc rất tốt. Công ty đưa ra offer cao hơn lời đề nghị của tôi. Nhiều lúc tôi làm không được công việc được giao thì thấy có lỗi với công ty.
Tôi nghĩ đã làm việc thì phải tập trung vào chuyên môn của mình để phát triển, thấy điểm nào yếu thì cải thiện. Có nhiều người cứ nói công ty họ làm toàn người bon chen. Tôi định nghĩa "bon chen" là những người muốn giành lấy những thứ vượt ngoài khả năng của họ không bằng năng lực chuyên môn.
Người ở lại công ty không tập trung phát triển bản thân, không có định hướng, suốt ngày than vãn về công ty, mà vẫn muốn có những kết quả tốt hơn thì trước sau cũng trở thành người bon chen.
Thích
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.