Lúc nhỏ sinh ra ở quê nghèo, tôi cũng tin người mình nhìn chung cần cù, siêng năng, chịu khó. Bây giờ nhìn lại hóa ra không hẳn vậy
Vào thư viện các đại học bên Tây, thấy người người đầu xanh đầu bạc ngồi miệt mài học hành nghiên cứu; không phải vì tới kỳ thi mà vì đó là kiến thức cho cuộc sống của họ, là điều họ thuộc về. Nhìn sang Nhật sang Hàn họ có cả cụm từ Karoshi tức là làm việc tới chết.
Vậy sự siêng năng cần cù của chúng ta thời đại này nằm đâu trên bản đồ thế giới? Còn năng suất hoặc hiệu quả lao động thì sao?
Nhiều bạn có thể phản đối rằng người Việt giờ cũng ngập đầu trong công việc, đặc biệt các thành phố lớn và sôi động. Tuy nhiên từ siêng năng không hẳn ngụ ý về thời gian làm việc, cũng như từ lười không phải chỉ những người nằm chường một chỗ, lười còn có nghĩa là lười suy nghĩ/ lười sáng tạo.
>> Không làm mà vẫn có ăn -'cổ tích giữa đời thường'
Người siêng năng phải luôn luôn tìm giải pháp mới cho việc mình đang làm để cũng một ngày làm 8-12 tiếng thì ngày mai mình phải có quy trình mới/ phương pháp mới để làm việc hiệu quả hơn, tạo nhiều giá trị hơn, mang lại các giải pháp mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc xã hội.
Việc làm đi làm lại một quy trình thể hiện bản thân đang bán thời gian để cầm đồng tiền, đơn giản là giao dịch mua bán, không hẳn thể hiện sự cần cù siêng năng.
Cũng từ vấn đề không có niềm tin vào kết quả của siêng năng và cần cù mới sinh ra thế hệ muốn làm giàu mau chóng qua cách này hoặc cách khác thông qua đa cấp và các kênh lừa đảo.
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.