Hay nói gọn hơn là muốn có thành công với công việc. Vậy để có thành công với công việc bạn cần gì ở một nghề?
Tìm nghề mang lại giá trị vật chất.
1. Cung - Cầu (thị trường cần)
Quy luật cung cầu là một trong những quy luật rất nổi tiếng, nó cho thấy nhu cầu của thị trường và khả năng đáp ứng của các hình thức cung cấp lao động. Những nghề có nhu cầu lớn từ thị trường sẽ thường xuyên ở đỉnh của thị trường và ở đỉnh của nền công nghiệp.
Những nghề này đa phần cho thu nhập tốt, với nhiều chế độ ưu đãi lao động. Do đó để tìm được một nghề có thể mang lại thu nhập tốt, giá trị vật chất thì bạn không thể bỏ qua yếu tố Cung- Cầu của thị trường.
>> Muốn giàu thì phải làm chủ?
Đa số các bạn sẽ chọn những nghề ở đỉnh thị trường và chọn các doanh nghiệp, công ty đang ở đỉnh của nền công nghiệp (các công ti lớn hơn các công ti nhỏ).
2. Kiếm tiền (phù hợp hoàn cảnh tư liệu sản xuất và phương thức sản xuất)
Tôi thấy đa phần các bạn hiện tại chỉ chạy theo quy luật cung cầu mà chưa ý thức tới điều kiện về tư liệu sản xuất và phương thức sản xuất hiện có của bản thân. Có nhiều bạn học nghề ở đỉnh thị trường, nhu cầu cao vẫn thất nghiệp là vì sai lầm trong việc không ý thức được "tư liệu sản xuất" và "phương thức sản xuất" bạn đang có.
Ví dụ đối với ngành Công nghệ thông tin (CNTT) hiện nay đang ở đỉnh của thị trường, nhu cầu lớn nhưng nếu bạn sinh ra ở một quốc gia không có nhiều điều kiện cho CNTT, hay ở quốc gia đang có nhiều ưu tiên cho nông nghiệp đơn giản hơn vì tư liệu sản xuất nông nghiệp nhiều nhưng lại không có nhiều tư liệu cho sản xuất CNTT (máy móc, cơ sở hạ tầng mạng, dữ liệu, máy móc, điện đóm...).
Và đặc biệt khi bạn không có khả năng xuất ngoại, hay di chuyển tới các vùng miền có tư liệu sản xuất CNTT thì bạn cố chấp học CNTT sẽ dẫn tới thất bại. Do đó khi chọn nghề bạn nhất định phải xem xét được điều kiện về tư liệu sản xuất của bản thân, của vùng kinh tế mà bạn sẽ tham gia.
Ngoài ra bạn phải xem tới phương thức sản xuất của chính bản thân và vùng kinh tế mà bạn sẽ tham gia. Có nhiều ngành nghề ở đỉnh thị trường nhưng nếu điều kiện đào tạo không cho phép bạn có được những kĩ năng nghề nghiệp tốt, hiệu quả, hiện đại (phương thức sản xuất) thì bạn cố chấp tham gia chỉ là gánh nặng cho bản thân, và không thể giúp bạn kiếm tiền được.
>> Khó tăng lương vì 40 tuổi vẫn là nhân viên mới
Ví dụ bạn sở hữu nhiều ruộng đất (tư liệu sản xuất phong phú ví dụ ở Châu Phi), nhưng với các phương thức sản xuất lạc hậu, thô sơ thì bạn cũng không thể kiếm tiền được. Hay bạn học CNTT nhưng bạn biết rằng trường đại học bạn đang theo học chỉ cung cấp các "phương thức sản xuất lạc hậu", các kỹ năng nghề nghiệp đơn giản thì bạn cũng sẽ không thể kiếm tiền và xin việc vì với phương thức sản xuất lạc hậu thì năng suất không cao, bạn không thể giàu có lên được.
Tìm nghề mang lại giá trị tinh thần
Việc mình giỏi: Khi bạn làm việc mình không giỏi, bạn có nguy cơ thất bại cao hơn, nhiều hơn. Điều này sẽ tác động tới tinh thần của bạn, thậm chí bạn bị kỷ luật, không được trọng dụng, thậm chí sa thải vì sai phạm quá nhiều.
Do đó để có một tinh thần tốt, một công việc tốt bạn phải chọn việc mình giỏi. Việc mình giỏi sẽ làm cho bạn được đánh giá cao, được ghi nhận, năng suất cao thì đương nhiên tinh thần và thu nhập bạn tốt hơn.
Việc mình thích: Không phải lúc nào việc bạn giỏi cũng là việc bạn thích. Thực ra có nhiều người rất giỏi trong một lĩnh vực nào đó nhưng họ lại không thích việc ấy. Ví dụ: các administator điều kiển các phòng máy chủ.
Nhiều người có kỹ năng cao nhưng lại không thích làm việc trong môi trường máy chạy ù ù, vù vù, lại cô đơn... nên họ cũng hay chuyển nghề. Do đó để chon được nghề mang lại giá trị tinh thần tốt bạn cũng cần cân nhắc tới yếu tốt "thích nghề" của bản thân.
Tìm nghề vừa có giá trị vật chất lẫn tinh thần tốt
Khi nghề nghiệp của bạn đáp ứng được 3 tiêu chí: cung-cầu của thị trường, giúp bạn kiếm tiền với điều kiện tư liệu sản xuất, phương thức sản xuất của bạn và việc bạn giỏi, bạn thạo thì đó gọi là "thiên hướng".
Những nghề phù hợp với mấy tiêu chí này sẽ cho bạn rất nhiều về thu nhập để có thể thỏa mãn nhưng về tinh thần thì sẽ ở trong trạng thái không thoải mái lắm và khi tinh thần bạn lo lắng, bất an về khả năng "nổi loạn" thì sẽ dẫn tới sự "không chắc chắn" trong nghề nghiệp vì bạn có thể "bỏ cuộc vì nổi loạn" từ tinh thần.
>> Những người tuổi 40 bị kẹt trong 'chiếc hộp làm thuê'
Khi bạn chọn nghề theo chuyên môn có thể giúp bạn kiếm tiền (nhưng không phù hợp quy luật cung cầu cao nên thu nhập không cao), việc bạn giỏi, việc bạn thích điều này sẽ tạo ra sự thoải mái trong tâm hồn, nhưng chắc chắn bạn sẽ thiếu thốn vật chất.
Khi nghề nghiệp theo nghĩa vụ của bạn đáp ứng được nhu cầu thị trường, nó cũng giúp bạn kiếm tiền, bạn cũng thích điều này, thì nó sẽ tạo cho bạn một tinh thần thoải mái nhưng lại không giàu có vì tuy có yếu tố nhu cầu thị trường cao, có thể kiếm tiền nhưng vì bạn không giỏi nên bạn chỉ là những người bình thường trong nghề nghiệp đó, bạn không thể là ngôi sao trong nghề do đó bạn sẽ không giàu có như những người làm trong nghề đó nhưng giỏi.
Khi bạn chọn được nghề nghiệp theo đam mê thì bạn sẽ có yếu tố tinh thần rất tốt bao gồm việc bạn giỏi, việc bạn thích, phù hợp với thị trường nên làm bạn hài lòng nhưng vẫn cảm thấy vô dụng vì các thiếu thốn vật chất vì bạn thiếu điều kiện "giúp bạn kiếm tiền". Tức là bạn không có yếu tố tư liệu sản xuất, phương thức sản xuất phù hợp để bạn cảm thấy no đủ về vật chất. Rất nhiều người làm việc đam mê nhưng luôn cảm thấy vô dụng và tội lỗi với con cái khi bản thân không kiếm được nhiều tiền.
>> Hạnh phúc của tôi không nằm ở căn nhà mặt tiền
Một nghề mà giúp bạn thành công phải là nghề đáp ứng đủ bốn tiêu chí thị trường tốt, giúp bạn kiếm tiền (phù hợp tư liệu sản xuất, phương thức sản xuất), nghề bạn giỏi, nghề bạn thích. Nó cũng đáp ứng đủ 4 tiêu chí tổ hợp cao: thiên hướng, chuyên môn, nghĩa vụ, đam mê.
Đây chính là nghề mà bạn hay bất kỳ ai đang tìm kiếm. Nhưng để tìm được nghề này các bạn phải hy sinh nhiều thứ, và phải trải nghiệm nhiều vì không phải ai cũng có thể biết được các yếu tố kia khi sinh ra mà phải "thử - sai - thử... liên tục cho tới khi "thử - đúng - ngừng thử để làm việc". Cần trạng thái không biết bỏ cuộc dễ dàng vì hệ gặp khó khăn một chút mà bỏ cuộc thì bạn khó có thể trả lời được câu hỏi trên, tốt nhất bạn hãy thử và trải nghiệm một nghề với ít nhất hai lần cố gắng.
Thánh Tuệ
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.