Để làm rõ sai phạm và mối quan hệ trong thời gian chuyển giao quyền điều hành Trustbank và Ngân hàng Xây dựng cho ông Danh, luật sư đề nghị triệu tập ông Hà Văn Thắm và ông Trần Quí Thanh.
Bị kết án 30 năm vì gây thất thoát 9.000 tỷ đồng, cựu Chủ tịch Ngân hàng Xây dựng kháng cáo nhiều nội dung nhưng luật sư lo ngại ông không thể ra toà vì bệnh thận trở nặng.
Tìm cách có được Ngân hàng Đại Tín nhưng khi phát hiện nhiều nợ xấu, cựu chủ tịch Oceanbank Hà Văn Thắm "chào bán lại" cho ông Phạm Công Danh, hợp thức hóa bằng khoản cho vay 500 tỷ đồng.
Kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, xem xét lại một trong hai tội danh, cựu Chủ tịch VNCB cũng đề nghị cấp phúc thẩm thu hồi 3.600 tỷ đồng bỏ ra mua Trustbank.
Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh ủng hộ miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân với số tiền 34,3 tỷ đồng/năm và so sánh "thua lỗ của PVC bằng dân nộp loại thuế này trong 100 năm".
37 bất động sản ở nhiều tỉnh thành, hơn một trăm sổ tiết kiệm trị giá 5.880 tỷ đồng, hàng trăm ngàn USD tiền mặt... là số tài sản Phạm Công Danh bị kê biên. Ông Danh vừa bị phạt 30 năm tù, buộc bồi thường toàn bộ số tiền đã rút trái phép khỏi VNCB.
Được giảm nhẹ so với đề nghị của VKS nhưng ông Phạm Công Danh vẫn nhận mức án cao nhất của hình phạt có thời hạn.
Nhận định hậu quả vụ án một phần được khắc phục, VKS đề nghị tòa giảm hình phạt cho ông Phạm Công Danh và các bị cáo khác.
Chỉ đạo cấp dưới rút tiền trái phép của Ngân hàng Xây dựng (VNCB) để trả nợ và chăm sóc khách hàng dẫn đến mất khả năng thu hồi, ông Phạm Công Danh (52 tuổi) đã gây thất thoát 9.000 tỷ đồng.
Ông Danh nói rằng, người chủ trước chuyển giao Ngân hàng Đại Tín cho ông vì nhà băng này đang làm ăn thua lỗ, đứng trước nguy cơ đổ vỡ.
Cựu chủ tịch Ngân hàng Xây dựng nói mình không hiểu biết gì, vì Ngân hàng Nhà nước động viên nên đã nhận tham gia tái cơ cấu, dẫn đến thất thoát hàng nghìn tỷ đồng.
Bằng 124 sổ tiết kiệm của khách hàng, ông Danh chỉ đạo mang cầm cố cho chính ngân hàng của mình vay gần 5.500 tỷ đồng rồi chuyển lòng vòng cho nhiều người.
Đang là nhân viên, tài xế, bảo vệ... gần 10 người được Chủ tịch Ngân hàng Xây Dựng thuê làm giám đốc, sau đó yêu cầu ký các hợp đồng khống nhằm rút nhiều nghìn tỷ đồng.
Tái cấu trúc ngân hàng đang lỗ mấy nghìn tỷ một năm thành ngân hàng mới bằng chiêu kêu gọi gửi tiền với lãi suất vượt trần, ông Danh còn ký các hợp đồng khống để rút tiền trái phép... gây thiệt hại hơn 9.000 tỷ đồng.
Sáng 19/7, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng Việt Nam - Phạm Công Danh cùng cấp dưới và hơn 30 người khác được đưa đến TAND TP HCM trên 3 xe bít bùng. Đại án kinh tế này gây thiệt hại 9.000 tỷ đồng, lớn nhất từ trước đến nay.
Trong chiếc áo sơ mi kẻ sọc sáng màu, cựu Chủ tịch Ngân hàng Xây dựng vẻ bình thản khi được đưa đến tòa cùng 35 bị cáo vụ đại án gây thiệt hại lớn nhất từ trước đến nay.
Được cho là tiếp tay ông Danh rút trái phép hơn 6.630 tỷ đồng của Ngân hàng Xây dựng đem gửi 3 ngân hàng khác, 17 giám đốc thuộc Tập đoàn Thiên Thanh bị khởi tố.