Mẫu bán tải thành công nhất tại trị trường Việt Nam. Đa dạng phiên bản, kiểu dáng bắt mắt và nhiều trang bị, Ranger đang làm mưa, làm gió trong phân khúc xe bán tải.
Tại Việt Nam, Ford Ranger 2021 được phân phân phối chính hãng 6 phiên bản. Giá lăn bánh tham khảo như sau:
Tên phiên bản | Giá niêm yết | Lăn bánh tại HN | Lăn bánh tại TP.HCM | Lăn bánh tại Hà Tĩnh | Lăn bánh tại các tỉnh khác |
---|---|---|---|---|---|
XL MT 2.2 4x4 | 628 triệu VNĐ | 695.553.000 VNĐ | 688.017.000 VNĐ | 672.785.000 VNĐ | 669.017.000 VNĐ |
XLS MT 2.2 | 642 triệu VNĐ | 710.561.000 VNĐ | 702.857.000 VNĐ | 687.709.000 VNĐ | 683.857.000 VNĐ |
XLS AT 2.2 | 662 triệu VNĐ | 732.001.000 VNĐ | 724.057.000 VNĐ | 709.029.000 VNĐ | 705.057.000 VNĐ |
LTD 2.0 4x4 | 811 triệu VNĐ | 891.729.000 VNĐ | 881.997.000 VNĐ | 867.863.000 VNĐ | 862.997.000 VNĐ |
WildTrak 2.0 4x4 | 937 triệu VNĐ | 1.026.801.000 VNĐ | 1.015.557.000 VNĐ | 1.002.179.000 VNĐ | 996.557.000 VNĐ |
Raptor | 1 tỷ 202 triệu VNĐ | 1.310.881.000 VNĐ | 1.296.457.000 VNĐ | 1.284.669.000 VNĐ | 1.277.457.000 VNĐ |
Ranger cân bằng tốt các yếu tố ngoại hình, trang bị, giá và điển hình cho nhận định: xe bán chạy nhất là xe phù hợp nhất với số đông.
Tháng 10/2018 tại triển lãm ôtô Việt Nam (VIMS), Ford khiến nhiều người ngỡ ngàng khi lần đầu tiên giới thiệu Ranger Raptor cho thị trường trong nước. Mẫu xe bán tải nhưng không hẳn dành cho chở hàng xuất hiện, trang bị hệ thống giảm xóc thích ứng, lốp đa địa hình và hàng loạt tính năng hỗ trợ điện tử.
Ford gia nhập phân khúc xe bán tải muộn hơn nhiều đối thủ Nhật nhưng biết cách tạo ra xu hướng. Ranger Raptor không chỉ là viên đá quý đính lên vương miện ngôi vương phân khúc xe bán tải nhiều năm qua, mà còn cho thấy những thứ rất riêng của hãng xe Mỹ hiện chưa có đối thủ nào làm được. Phần nền móng và thành công nhất vẫn là chiếc bán tải phổ thông Ford Ranger.
Thành công đến từ đâu
Ranger xuất hiện lần đầu tại Việt Nam vào 2001 dạng lắp ráp trong nước khi thị trường xe bán tải còn sơ khai với vài cái tên Nhật. Mẫu xe Mỹ không mất nhiều thời gian để tạo chỗ đứng, doanh số tăng trưởng liên tục. Đến 2009, Ford Ranger chuyển sang nhập khẩu từ Thái Lan và bắt đầu định hình lại cuộc chơi xe bán tải. Xuyên suốt 10 năm qua, Ranger luôn đứng đầu bảng xếp hạng doanh số và tạo khoảng cách lớn với phần còn lại.
Ford Ranger, mẫu bán tải bán chạy nhất phân khúc. |
Thiết kế nam tính đậm chất Mỹ, Ranger tự thân đã tạo ra khác biệt với nhiều đối thủ Nhật vốn thiên về tạo hình khỏe khoắn kiểu châu Á. Chất đàn ông của Ranger tạo ra sự ép-phê gần như hoàn hảo đối với khách hàng Việt. Bán tải cần mạnh mẽ, Ranger làm tốt ở phần nhìn, đó là bước thành công đầu tiên.
Khi nhu cầu về sedan nói riêng và ôtô gầm thấp nói chung bắt đầu suy giảm, Ford hướng trọng tâm đầu tư sang SUV và bán tải, mảng kinh doanh vốn là thế mạnh của hãng. Liên doanh Mỹ chủ đích tạo ra một dải sản phẩm đa dạng từ thấp đến cao để tiếp cận đến càng nhiều nhóm khách hàng.
Ranger hiện là dòng xe bán tải có nhiều phiên bản nhất tại Việt Nam: 5 phiên bản, gồm XL, XLS (AT, MT), LTD, Wildtrak, chưa kể bản cao cấp nhất Ranger Raptor. Mức giá 616-925 triệu đồng của Ranger đủ để tham chiến với tất cả các đối thủ trên thị trường, bởi rẻ cũng rẻ hàng đầu và đắt cũng đắt hàng nhất.
Điểm mạnh của Ranger, ngoài thiết kế và khoảng giá phù hợp với nhiều đối tượng, còn ở hàm lượng công nghệ đi kèm và sức mạnh động cơ. Tất cả các phiên bản bán ra tại Việt Nam của Ford Ranger đều lắp máy dầu nhằm tối ưu chi phí nhiên liệu. Trên bản Wildtrak lắp động cơ 2.0 tăng áp kép, công suất đạt 213 mã lực, mạnh nhất phân khúc.
Với nhóm khách tài chính hạn chế hơn, Ford cung cấp các phiên bản tầm thấp như XL, XLS lắp động cơ 2,2 lít, công suất 160 mã lực. Riêng bản XLS là dòng chủ lực của Ranger vì phù hợp với phần đông khách hàng ưu tiên tiết kiệm chi phí và phục vụ nhu cầu kinh doanh, chuyên chở hàng hóa giữa các tỉnh, thành phố không quá xa nhau.
Ranger cân bằng hoàn hảo nhiều yếu tố và tổng hòa trên một mẫu xe bán tải. |
Nhờ lợi thế lớn về thị phần, Ford tái đầu tư cho mẫu bán tải chủ lực vốn chiếm hơn 60% thị phần phân khúc. Ranger ăn khách vì có một chiến lược bán hàng phù hợp với số đông kèm mức giá hợp lý trên từng phiên bản. Để giữ chân khách hàng, Ford thực hiện những bước đi mang tính dẫn dắt thị trường, buộc nhiều đối thủ sau đó phải chạy theo.
Ford Ranger là mẫu xe đầu tiên trong phân khúc trang bị hộp số 10 cấp, đem đến một trải nghiệm lái xe phấn khích hơn và tiết kiệm nhiên liệu hơn. Nhưng việc "xe con hóa" dòng bán tải đã được Ford thực hiện từ trước. Hãng xe Mỹ đưa những trang bị như cảnh báo lệch làn, điều khiển hành trình thích ứng, cảnh báo va chạm, hỗ trợ đỗ xe song song..., lên chiếc bán tải. Đây là những tính năng tưởng chừng chỉ có trên xe con và là khái niệm chưa từng xuất hiện trên xe bán tải tại Việt Nam. Ford Ranger là cái tên đầu tiên sở hữu và biến điều đó trở thành thứ "đặc sản" tiếp cận khách hàng.
Bằng việc cân bằng hoàn hảo các yếu tố: thiết kế, trang bị, động cơ và giá bán, Ford Ranger đi một chặng đường dài 20 năm tại Việt Nam từ vị thế của một tân binh lên ông vua doanh số phân khúc. Năm 2020, Ranger bán 113.291 xe, con số chiếm hơn 60% thị phần phân khúc và thậm chí lớn hơn 4 mẫu xe đối thủ xếp sau cộng lại, theo VAMA.
Quay về lắp ráp, xây chắc ngôi vương
Ngày 15/7/2021, những người của Ford ở Hải Dương kỷ niệm một cột mốc đặc biệt, 20 năm mẫu bán tải Ranger xuất hiện tại Việt Nam và hơn 100.000 xe bán ra. Doanh số này là một kỷ lục của thị trường xe bán tải Việt. Kỷ lục vốn lập ra là để phá vỡ và Ford muốn hướng đến những con số ấn tượng hơn. Nhưng mục tiêu chỉ là thứ được tô hồng nếu không có những bước đi cụ thể.
Buổi lễ kỷ niệm hôm đó cũng là ngày Ford Việt Nam chính thức xuất xưởng lô Ranger đầu tiên lắp ráp tại nhà máy tại Hải Dương, bắt đầu từ tháng 7/2021. Ranger không đi quá xa và nay trở về với tham vọng xây chắc ngôi vương nhờ lợi thế lắp ráp trong nước, nguồn cung ổn định và sẵn hơn.
Lô Ford Ranger xuất xưởng tại nhà máy của hãng ở Hải Dương hôm 15/7/2021. |
Đại diện liên doanh Mỹ cho biết, lắp ráp Ranger là thành quả từ việc hoàn thành giai đoạn một của dự án mở rộng nhà máy sản xuất, lắp ráp trị giá 2.000 tỷ đồng của hãng tại Hải Dương. Công suất xe nâng từ 14.000 xe lên 40.000 xe/năm. Toàn bộ các linh kiện lắp ráp cho Ford Ranger đều nhập khẩu và áp dụng quy chuẩn toàn cầu của tập đoàn Ford Motor.
Chiếc Ranger "made in Việt Nam" là bảo chứng cho những cam kết về đầu tư của hãng cho thị trường trong nước. "Việc đầu tư mở rộng và nâng cấp nhà máy Ford Hải Dương là một phần trong kế hoạch phát triển bền vững của Ford tại thị trường Việt Nam, khẳng định cam kết lâu dài của chúng tôi trong việc củng cố tiềm lực của toàn ngành ôtô nội địa", ông Phạm Văn Dũng, Tổng Giám đốc Ford Việt Nam, cho biết.
Bên trong nhà máy lắp ráp Ford Ranger, các xưởng hàn, sơn, lắp ráp áp dụng các quy trình tự động hóa khép kín, đạt tiêu chuẩn khắt khe của Ford Motor. Riêng khu vực kiểm tra chất lượng, hãng vừa trang bị thêm hệ thống chỉnh lái sử dụng công nghệ mô phỏng 3D hiện đại nhất của Đức. Hệ thống chỉnh lái động, tự động cân bằng xe với độ tin cậy cao, đảm bảo chất lượng tối ưu của mỗi chiếc xe khi xuất xưởng.
Đưa Ranger về lắp ráp trong nước là kế hoạch được dự liệu từ trước của Ford. Khi đã toàn tất các khâu chuẩn bị về dây chuyền lắp ráp, đào tạo nhân lực và nhập khẩu linh kiện, Ranger sẽ đến tay người tiêu dùng Việt với nguồn cung ổn định, mức giá tối ưu hơn. Điều này không gì khác hơn gia tăng sức mạnh cho Ford Ranger và xây chắc ngôi vương cho mẫu xe bán tải bán chạy nhất thị trường trong những năm tới.