Ở Nhật Bản, 11/11 hằng năm là ngày kaigo, ngày nhân viên chăm sóc, điều dưỡng (介護の日). Ngày này để vinh danh những người làm công việc chăm sóc mà chủ yếu là nhân viên trong viện dưỡng lão.
Theo thống kê hiện tại ở Nhật có khoảng gần 2,2 triệu nhân viên điều dưỡng, số người già cần sự chăm sóc là khoảng hơn 36 triệu người. Do số người cần chăm sóc quá lớn, nhân viên chăm sóc không đủ.
Theo thống kê năm 2019, có khoảng hơn 100 nghìn người phải nghỉ việc, hoặc bỏ công việc yêu thích để ở nhà chăm sóc người già. Chỉ riêng ở Osaka, theo báo cáo của sở cảnh sát thì năm 2019 có 2996 người chết cô độc ở nhà (chết một mình ở nhà nhiều ngày sau mới có người biết ).
>> Phụng dưỡng cô ruột độc thân để thừa kế nhà 4 tỷ đồng?
Ở Việt Nam, với tình trạng không kết hôn, hoặc kết hôn nhưng sinh ít con, không sinh con như hiện nay, không lâu nữa số lượng người già, rất già sẽ tăng nhanh.
Rất nhiều người nghĩ khi về già sẽ vào viện dưỡng lão ở. Nhưng cũng có một thực tế rằng hiện nay có bao nhiêu viện dưỡng lão, có đủ để cho họ lựa chọn, rồi số tiền họ tích cóp có đủ chi trả cho dịch vụ đến khi chết? Khi mà hiện tại họ không biết sẽ sống được bao lâu, giá sử dụng vụ là bao nhiêu, rồi khi sống ở trong đó còn phải đi khám, đi chữa trị các bệnh khác nếu có...
Cũng có người nhìn ra vấn đề, xong họ lại cho rằng có vào được viện hay không, được đến đâu là do phúc đức. Nhu cầu sử dụng viện dưỡng lão rất cao, thậm chí 15, 20 năm nữa là cấp thiết khi mà số lượng dân số già hóa đã được dự báo từ nhiều năm trước.
>> Người độc thân và lời hù dọa 'tuổi già không ai chăm sóc'
Có nhiều người già không có hoặc ít tích lũy. Nếu nhìn sang các nước Nhật, Đức, hay gần và tương đồng với Việt Nam hơn như Trung Quốc thì tư nhân không thể đủ lực để đáp ứng nhu cầu của xã hội được.
Dịch vụ chăm sóc người già cần phải có chính sách phát triển như ngành y tế, cần phải có chế độ bảo hiểm chăm sóc giống như bảo hiểm y tế. Thậm chí để giảm tải số người vào viện dưỡng lão cần phải có chăm sóc dự phòng giống như y tế dự phòng ở cấp cơ sở, nhân lực trong ngành chăm sóc (ở nước ngoài gọi là care worker ).
Ngoài ra cần có cơ chế ưu đãi đặc thù về sử dụng cơ sở vật chất, đất đai xây dựng bởi người già không nằm một chỗ như người bệnh, không ở giường tầng như sinh viên, mà cần không gian vận động sinh hoạt.
Nguyen Thanh SP
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.