Trước tình hình giá cả leo thang trong khi kinh tế khó khăn, thu nhập giảm, gia đình tôi cũng đang phải áp dụng chính sách "thắt lưng buộc bụng". Sau Tết, công ty tôi đề xuất chính sách giảm lương linh động, tức là nhân viên sẽ bị cắt giảm 20% lương, hoặc công ty sẽ đền bù hợp đồng và cho nghỉ. Thời buổi này, tìm việc khó khăn, nên hầu như ai cũng muốn trụ lại công ty và cố gắng làm việc dù có bị giảm lương. Và tôi cũng không nằm ngoài số đó.
Thu nhập giảm, giá cả lại ngày càng tăng cao, nên buộc tôi càng phải tiết kiệm hơn trong chi tiêu để duy trì cuộc sống. Ngày trước, tuần nào gia đình tôi cũng đi ăn ngoài một bữa cuối tuần. Nhưng nay, chúng tôi chỉ dám đi ăn hàng quán khi có ngày đặc biệt, hoặc cuối tháng lĩnh lương.
Chuyện tiêu dùng, chúng tôi cũng chỉ chọn mua những loại hàng hóa, đồ dùng thiết yếu, ưu tiên giá rẻ, và những đợt có khuyến mãi. Một số loại, tôi chấp nhận mua hàng cận date (hạn sử dụng) để được giá rẻ hơn. Khó khăn là vậy, nhưng nhìn lại, tôi vẫn thấy mình may mắn hơn nhiều người vì còn có đồng ra đồng vào mà chi tiêu, chứ không đến mức phải vay mượn.
>> Chồng tôi làm quần quật nhưng không tiêu đồng lương nào
Ngoài ra, tôi cũng có một thói quen xấu, đó là luôn cố gắng xài tiền mặt. Đi làm lãnh lương, sau khi nộp một phần cố định cho vợ, thì phần còn lại tôi đều rút ra để ở trong ví, sắp xếp từng tờ tiền từ mệnh giá lớn đến bé. Xài gì, chi gì tôi không nhớ lắm, nhưng cuối ngày lại hí hoáy mỏ ra kiểm đếm, để coi với khoản tiền còn lại thì mình sẽ sống thế nào đến cuối tháng? Nhiều khi tôi thấy mình cũng có phần hà tiện quá. Nhưng thôi, cuộc sống vốn dĩ còn nhiều khó khăn, đành liệu cơm gắp mắm vậy.
Quan điểm mình là cái gì quá cũng không tốt, thậm chí gây hại cho chính bản thân mình. Chi tiêu quá mức sẽ làm mình trở thành con nợ lúc nào không hay.
Tiết kiệm quá mức lại khiến mình trở thành người mất nhân cách vì tiền lúc nào không biết, vì cái gì cũng so đo, cũng quy ra tiền, cái gì cũng phải tính toán thiệt hơn mà quên đi các yếu tố khác. Thế nên, tốt nhất chỉ cần đừng để đến khi hấp hối thấy hối hận là được.
Thu nhập giảm, khó tích lũy là tình cảnh chung của nhiều người lao động thời điểm hiện tại khi nền kinh tế chưa thể phục hồi. Theo kết quả khảo sát bình chọn của Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao 2025, sức mua chưa có tín hiệu tăng tốc so với 2024. Người tiêu dùng vẫn duy trì chiến lược thắt lưng buộc bụng nhằm tiết kiệm chi phí, như ưu tiên mua sản phẩm thiết yếu, hàng phân khúc giá rẻ hơn, hay có khuyến mãi.
- Giám đốc mang cơm đi làm, ăn trong xe hơi
- Tiền ăn chỉ 2 triệu một tháng nên tôi không sợ Tết
- Hành trình tiết kiệm để mua nhà Hà Nội dù lương bèo
- Gói xôi mỗi sáng để thực hiện giấc mơ mua nhà
- Tôi sống kiểu 'quê mùa' dù có nhà, xe hơi
- Sống tiết kiệm nhưng thoải mái nhờ công thức 7-1-1-1