"Nhân câu chuyện 'Làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc đe dọa hàng Việt', tôi xin kể cho các bạn nghe trường hợp mà chính bản thân từng gặp phải:
Chuyện là cái bồn vệ sinh nhà tôi bị hỏng mấy cái gioăng cao su. Ra các cửa hàng bán thiết bị vệ sinh chính hãng để hỏi mua phụ tùng thay thế, nhưng tới đâu tôi cũng chỉ nhận được một câu trả lời của nhân viên các hãng là 'nên thay cả bộ mới vì không bán lẻ phụ tùng thay thế'.
Trong khi đó, bồn vệ sinh nhà tôi vẫn còn dùng tốt, các chi tiết khác hầu như chẳng hỏng hóc gì. Thế thì tại sao tôi phải thay cả bộ thiết bị khi bản thân chỉ muốn mua cái gioăng cao su mới?
Sau đó, tôi về nhà và tìm kiếm trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT). Chỉ một vài cú click chuột, tôi đã có thể dễ dàng tìm thấy các shop bán gioăng cao su mà mình cần mua. Hầu hết những sản phẩm đó xuất xứ từ Trung Quốc và giá bán cũng chỉ vài nghìn cho đến 20 nghìn đồng. Tất nhiên là họ cũng có chính sách miễn phí giao hàng hoặc chỉ 5 nghìn đồng phí ship sau khi áp mã giảm giá.
>> Đánh vật mở nắp lon đồ hộp 'made in Vietnam'
Thế nên, tôi nghĩ các nhà bán lẻ vừa và nhỏ ở Việt Nam đang tự 'bắn' vào chân mình. Các bạn cần xem lại mình trước khi trách hàng giá rẻ Trung Quốc tràn vào thị trường Việt và chiếm mất thị phần trong nước. Còn xét về chất lượng sản phẩm thì tất nhiên nó là một nồi 'lẩu thập cẩm', trước khi 'gắp' thì bạn phải lựa chọn cho thật khéo mới tìm được miếng ngon. Đó là chuyện rất bình thường".
Đó là chia sẻ của độc giả Hoàng Anh Tuấn về những thiếu xót của các nhà bán lẻ vừa và nhỏ ở Việt Nam trước sức ép của hàng giá rẻ Trung Quốc.
Trong quý vừa qua, người Việt "chi bạo" hơn cho mua sắm trực tuyến, vượt xa dự báo của các sàn. Tính chung 5 sàn lớn nhất gồm Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, TikTok Shop, nền tảng dữ liệu thương mại điện tử Metric cho biết doanh thu bán lẻ quý I tổng cộng đã cán mốc 71.200 tỷ đồng, tăng trưởng đến 78,69% so với cùng kỳ năm ngoái. 766,7 triệu đơn vị sản phẩm đã được giao thành công tới người tiêu dùng, tăng 83,21%.
Tăng trưởng của bán lẻ trực tuyến lại là khó khăn với các nhà sản xuất, phân phối bán lẻ vừa và nhỏ trong nước. Những doanh nghiệp thiếu chuyên nghiệp hoặc không cải thiện chất lượng sản phẩm, khả năng kinh doanh hoàn toàn có thể bị đào thải.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
- Nỗi bực mình vì keo dán nhãn 'made in Vietnam' rửa mãi không sạch
- Anten 'Made in Vietnam' gỉ sét sau vài trận mưa nắng
- Những nút chai bất tiện 'Made in Vietnam'
- Hàng Việt 'tiền nào của nấy'
- Tôi mua đồ Thái Lan rẻ hơn hàng 'made in Vietnam'
- Chân chống xe máy lỏng lẻo của công nghiệp Việt
- Chân chống xe máy - 20 năm lẽo đẽo hàng ngoại