Tôi từng đề cập tới thái độ nhìn nhận sự việc của con người chủ đạo xảy ra theo hai hướng "nó nên là gì" và "nó là gì". Tôi tóm lại có những ý sau:
1. "Nó nên là gì?". Là việc tư duy, giải thích vấn đề, nhìn nhận vấn đề theo hướng có lợi cho bản thân hoặc vì mục đích "tín ngưỡng, hoặc thần quyền" nào đó.
Người ta có xu hướng tự hợp lý hóa, tự bẻ cong lối suy diễn để hợp lý hóa các lợi ích cá nhân, tín ngưỡng... theo hướng thần quyền hóa hoặc tự thánh hóa, bảo vệ lợi ích cá nhân. Nếu như sự thật có hại cho lợi ích cá nhân, niềm tin tín ngưỡng... thì người ta cố tình phớt lờ nhằm bảo vệ lợi ích cá nhân, lợi ích niềm tin... Đây là biểu hiện của lối suy nghĩ "phòng vệ phản thân".
Ví dụ: một con nghiện có xu hướng không chấp nhận sự thật rằng mình bị nghiện mà chỉ tự bảo rằng "mình không bị nghiện, chỉ là hút chích hơi nhiều một chút".
>>Khó tăng lương vì 40 tuổi vẫn là nhân viên mới
Một người nghiện rượu không bao giờ thừa nhận mình bị nghiện mà họ tìm cách hợp lý hóa bằng cụm từ "đàn ông ai cũng thế, nam vô tửu như cờ vô phong"... Một người mẹ cũng rất khó thừa nhận rằng con trai mình bị hư hỏng, họ sẽ có xu hướng hợp lý hóa rằng đứa con bị dụ dỗ, lôi kéo mà thôi...
2. "Nó là gì?". Đây là lối suy nghĩ, giải thích vấn đề dựa vào bản chất tự nhiên, không cố tình hợp lý hóa, hay vì bất kì lợi ích cá nhân, niềm tin tín ngưỡng... nào tác động tới. Xu hướng này thường chấp nhận sự thật, và nghi ngờ thậm chí có nhiều điều chỉnh dựa trên sự thật, sự thay đổi của không thời gian tác động lên vấn đề.
3. Cứ đam mê rồi sẽ giàu, hay thành công?
- Khi áp dụng lối tưu duy hữu thần (nó nên là gì?) thì chúng ta có thể thấy: Với tư cách là ông chủ, họ sẽ vì lợi ích bản thân, lợi ích tổ chức của mình... để hợp lý hóa điều này. Rõ ràng khi công nhân viên của minh tin rằng "đam mê sẽ thành công" thì họ sẽ làm việc hăng say rất nhiều lần, năng suất sẽ tăng cao làm tăng lợi ích của ông chủ và lợi ích tổ chức...
Điều này làm cho ông chủ luôn luôn cố tình hợp lý hóa việc "đam mê sẽ thành công" dù có hay không có bằng chứng, thống kê nào liên quan tới việc thành công và đam mê cả.
- Khi áp dụng lối tưu duy vô thần (nó là gì?) thì chúng ta thấy rằng: khi đam mê làm việc thì năng suất lao động sẽ tăng cao, con người sẽ dành nhiều thời gian, công sức hơn cho một việc nào đó. Việc năng suất tăng cao là đúng, nhưng việc năng suất cao với việc thành công thì chưa chắc có liên hệ gì. Bởi vì nó còn phụ thuộc giá trị của sản phẩm làm ra, thị trường có chấp nhận sản phẩm đó không, phạm vi thị trường bao nhiêu...
Cho nên việc thành công hay không vẫn không thể chỉ gắn bởi cái mác "đam mê" được. Theo khái niệm thành công ở đây là giàu có và nhiều tiền. Ví dụ cụ thể cho các bạn thấy luôn, là nếu một người đam mê cờ bạc, chọi gà, đam mê rượu chè... họ sẽ tăng năng suất uống rượu, cờ bạc, lô đề... nhưng rồi sao nào?
>> Những người tuổi 40 bị kẹt trong 'chiếc hộp làm thuê'
Họ có giàu không hay thậm chí lâm nợ, tán gia bại sản... Rồi nhiều bạn lại sử dụng lối tư duy "nó nên là gì" lại tiếp tục hợp lý hóa bằng việc "vậy thì hãy đi mở sòng bạc, đi buôn bán, chế tác rượu... rồi sẽ giàu vì đam mê". Thế tôi hỏi "các bạn nghĩ việc mở sòng bạc dễ lắm hả, chế tác rượu, nếm rượu dễ lắm hả? Thị trường bao nhiêu người làm? Rồi nhiều vấn đề khác nữa...".
Do đó để thành công bạn phải làm việc hiệu quả, và hiệu quả đó phải có giá trị với thị trường, bán được... Rồi đam mê sẽ làm năng suất đó nâng cao hơn, bạn an tâm với công việc hơn, công ty có lộ trình hợp lý như đề bạt, để cử thì mới có thành công chứ không có cái nào khẳng định rằng "cứ đam mê là sẽ thành công" cả.
Vì thành công cần rất nhiều biến đầu vào trong đó đam mê chỉ là một biến nhỏ. Còn nếu đam mê mặc định thành công được thì tôi hỏi có ai không đam mê công việc lao động, kiếm tiền, làm nông bằng nông dân nghèo? Vậy có đam mê họ có thành công được không?
4. Còn những biểu hiện nào tương tự câu nói "cứ đam mê rồi sẽ thành công"? Ngoài biểu hiện trên thì có nhiều câu nó liên quan đến tình cảm, tình yêu cũng được vun đắp trên lối suy nghĩ "nó nên là gì?". Ví dụ: Tình yêu là chuyện của hai trái tim chứ không phải túi tiền, hay "một mái nhà tranh hai quả tim vàng", "tình cảm mới quan trọng, tiền bạc không quan trọng"... Những lối suy nghĩ này là đa phần là của "đàn ông (nam giới)".
Mục đích của họ là cố tình hợp lý hóa mọi chuyện để thực hiện mục đích lập gia đình một cách tối đa mà không bị ràng buộc nhiều về vấn đề tài chính, tiền bạc... Do đó tôi muốn các bạn phải nhận thức đúng và suy nghĩ một cách khoa học, phù hợp với vị trí của mình đừng có tin những lời "hoa mỹ" để rồi chịu đắng cay.
Thánh Tuệ
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.