"Nói về câu chuyện chi tiêu của giới trẻ bây giờ, nhiều tỷ phú, chuyên gia tài chính hay chỉ trích việc lãng phí tiền bạc cho những thứ vô nghĩa như ly trà sữa. Tất nhiên, họ 'vai mang túi bạc kè kè, nói quấy nói quá người nghe rần rần'.
Ngày tối trên mạng, tôi cứ đầy các bài viết, video về việc tiết kiệm ra sao để trở nên giàu có. Người ta cứ tung hô chuyện ông tỷ phú này mặc chiếc áo 30 năm, ông đại gia nọ ở cái nhà 50 năm, vị tài phiệt kia lái chiếc xe cũ 40 năm... Câu hỏi đặt ra là 'tại sao mọi người thích giàu? '.
Câu trả lời là 'vì khi giàu, bạn sẽ mua được những thứ mình thích mà không phải suy nghĩ'. Thế nên, bạn phải nhịn hết thứ mình thích (như ly trà sữa) ở hiện tại để giàu có, sau khi có tiền mới quay lại mua thứ mình thích? Tôi nghe mà thấy có gì đó ngược ngược.
Bản thân ly trà sữa nếu uống quá nhiều thì thứ tôi lo ngại nhất là về vấn đề sức khỏe của mình, hơn là chuyện lãng phí tiền bạc. Bởi thay vì cứ nhịn ăn, nhịn tiêu vì tương lai nào đó, tại sao chúng ta không cứ sống sao cho mình thấy hạnh phúc ở hiện tại? Tất nhiên là chiêu tiêu một cách có trách nhiệm là được, chứ đừng để nợ nần ngập mặt.
Tôi không nói tiết kiệm là không tốt, nhưng cũng đừng đến mức ly cà phê 30 nghìn cũng không dám uống, ly trà sữa 50 nghìn cũng không dám mua. Làm vậy có chắc bạn sẽ giàu lên hay hạnh phúc hơn?".
Đó là quan điểm của độc giả Jamesnguyen về câu chuyện chi tiêu hưởng thụ và tiết kiệm cực đoan của nhiều người. Cách đây không lâu, một blogger nổi tiếng Trung Quốc đã làm một phép so sánh một cốc trà sữa 16 tệ có thể mua được 8 chiếc cánh gà, gần 1,5 lạng thịt ba chỉ, 8 gói sữa nguyên chất hay 6 gói khăn ướt. Từ đó, người này chỉ trích hành vi tiêu dùng tưởng như vô hại nhưng lại tiềm ẩn những rủi ro kinh tế.
>> Những bố mẹ tiết kiệm từng đồng nuôi con sống hưởng thụ
Phản biện lại quan điểm này, bạn đọc Kevindu cho rằng: "Nhiều người nghĩ người giàu chi tiêu tiết kiệm chứ không hoang phí. Tuy nhiên, họ biết rằng người ta bỏ số tiền rất lớn ra để sưu tập xe sang, mua du thuyền, mua máy bay, mua hàng hiệu, ăn uống du lịch sang chảnh... để thể hiện đẳng cấp. Còn người nghèo uống ly cà phê, ly trà sữa, cốc bia... thì có gì gọi là chi tiêu lãng phí? Nhiều người cả tin, nhất là các lời khuyên từ những tỷ phú hay chuyên gia tài chính, để rồi tự làm khổ mình vì ám ảnh tiết kiệm quá mức".
Nhấn mạnh ý nghĩ của việc chi tiền để làm những việc có ý nghĩa với bản thân quan trọng hơn tiết kiệm mùa quáng, độc giả Tsui Fei nhận định: "Tôi là một người gần như không chi tiêu gì hết: cà phê tự pha ở nhà, cơm tự nấu để mang đi làm, không có nhu cầu ăn vặt, cả ngày làm việc cắm mặt không có thời gian lướt mạng nên không bị ham muốn mua sắm chi phối... Nhờ thế, tôi để dành được tới 80% lương tháng. Nghe thì có về như tôi có một lối sống tiết kiệm rất thông minh. Nhưng sau tất cả, tôi tự hỏi: tiền nhiều để làm gì? Và đến giờ, bản thân tôi vẫn chưa tìm được câu trả lời".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
- 'Người 40 tuổi tiết kiệm từng đồng, nhiều Gen Z vay tiền chi tiêu tới bến'
- Đồng nghiệp Gen Z kiếm tiền giỏi, tiêu xài lắm
- Nhân viên nghèo sang chảnh, sếp giàu có tiết kiệm từng đồng
- Nhịn ăn, nhịn tiêu để tiết kiệm
- Nhiều người trẻ tiêu tiền mù quáng
- Nhiều sinh viên ở trọ nhưng tiêu xài như 'rich kid'