Sáng 19/2, Quốc hội thông qua nghị quyết cho phép thí điểm có kiểm soát đầu tư mạng viễn thông vệ tinh sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp.
Tác nhân AI (AI Agent) đang trở thành xu hướng chủ đạo của năm 2025 với khả năng hỗ trợ, thay thế con người trong nhiều công việc.
Để tăng khả năng cạnh tranh quốc tế, một số doanh nghiệp nhận nhiệm vụ làm chủ công nghệ, như Viettel, VNPT, FPT, One Mount... trong lĩnh vực bán dẫn, GenAI, blockchain.
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết Chính phủ mong muốn trao quyền tự quyết cho các cơ sở nghiên cứu đối với thành quả khoa học và tài sản được tạo ra từ hoạt động này.
Cách đây hơn chục năm, nhóm nghiên cứu của Đại học Bách khoa Hà Nội đã chế tạo thành công lõi neo cáp bêtông dự ứng lực mà trước đó chỉ một số nước phát triển mới sản xuất được.
Chính phủ đề xuất Quốc hội "cởi trói" cho khoa học công nghệ bằng loạt cơ chế đặc thù như tự chủ, khoán chi, miễn trừ trách nhiệm, chấp nhận rủi ro...
Giáo sư Lê Quân cho biết hai đại học Quốc gia Hà Nội và TP HCM những năm gần đây có nguồn thu từ nghiên cứu khoa học tăng nhanh so với học phí.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng cần chấp nhận thất bại trong nghiên cứu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và coi đây là khoản học phí.
Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng áp dụng đấu thầu trong phát triển khoa học rất bất cập, chỉ nhận về công nghệ rẻ, lỗi thời và sẽ biến đất nước thành "bãi rác công nghệ".
Chính phủ cho rằng cơ sở nghiên cứu công lập phải được đảm bảo đầu tư từ ngân sách nhà nước bên cạnh các khoản thu hợp pháp khác, đảm bảo lợi thế cạnh tranh với nước ngoài.
PGS.TS Nguyễn Thị Ái Nhung cùng cộng sự nghiên cứu tách chiết dược chất một số loài thực vật đặc hữu tại Việt Nam vừa được Giải thưởng sáng tạo châu Á 2024.
Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Hoàng Minh cho rằng cần chuẩn hóa các thuật ngữ liên quan đến đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo để thực thi hiệu quả các cơ chế, chính sách trong lĩnh vực này.
Văn Đinh Hồng Vũ đồng sáng lập Elsa Speak, ứng dụng AI dạy tiếng Anh cho hàng chục triệu người dùng từ hơn 100 nước trên thế giới.
Sau gần một tháng mở cổng đăng ký, Cuộc thi Sáng kiến Khoa học 2025 thu hút hơn 30 hồ sơ tham dự, trong đó nhiều giải pháp về năng lượng, xử lý chất thải, tận dụng tài nguyên sẵn có.
Theo đại diện Nvidia, Việt Nam đang thiếu nhân lực AI ở mọi cấp độ, cần hàng trăm nghìn kỹ sư trong lĩnh vực này trong ba năm tới.
Google cho biết muốn hợp tác với Chính phủ và tổ chức trong nước để phát triển mô hình ngôn ngữ lớn, khai thác tiềm năng của AI tại Việt Nam.
Nhóm nghiên cứu tại Đại học RMIT Việt Nam đã thành công trong việc biến cellulose vi khuẩn lấy từ màng sinh học hình thành khi lên men kombucha để tạo thành vải có thể sử dụng sản xuất thời trang.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gợi ý xây dựng chính sách đột phá trong phát triển khoa học công nghệ, trong đó tạo hành lang để nhà khoa học có thể kinh doanh sản phẩm đã nghiên cứu.
Từ thập niên 90, với yêu cầu chế tạo vòm che máy bay quân sự, GS Trần Vĩnh Diệu cùng cộng sự đã phối hợp nhựa, sợi thủy tinh và một loại bột vô cơ tạo ra loại vật liệu bền, khác biệt trên thị trường.
Cải cách cơ chế sử dụng nhân tài, đổi mới cơ chế tài chính, phát triển doanh nghiệp tư nhân, thành lập quỹ hỗ trợ đổi mới sáng tạo là giải pháp then chốt để Nghị quyết 57 đi vào cuộc sống và tạo ra sự bứt phá.
Ninh ThuậnCác nhà khoa học đã phát hiện 23 loài chim và thú kiếm ăn trên mặt đất tồn tại trong Vườn quốc gia Núi Chúa, trong đó có nhiều loài rất quý hiếm như: cheo cheo lưng bạc, gà tiền mặt đỏ, gà lôi hông tía...
Ninh ThuậnNhiều loài chim và thú quý hiếm được các nhà khoa học phát hiện trong đợt nghiên cứu gần đây ở Vườn quốc gia Núi Chúa.
Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Lê Xuân Định xác định, sửa Luật Năng lượng nguyên tử là căn cứ pháp lý, triển khai các dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và Trung tâm Nghiên cứu khoa học và công nghệ hạt nhân tại Đồng Nai.
Các chủ nhân VinFuture 2024 cùng chia sẻ 500.000 bảng Anh với các nhà khoa học khác được vinh danh tại giải thưởng Nữ hoàng Elizabeth 2025.
Lần đầu tiên các nhà khoa học tại Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam nghiên cứu, chiết xuất thành công 7 hợp chất từ cây riềng, định hướng tạo chế phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư.
Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, năm 2025 ngành nỗ lực vượt qua mọi thách thức, đưa khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thực sự trở thành động lực chính phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Từ thập niên 1990, PGS Nguyễn Thị Phượng và nhóm nghiên cứu phát hiện gene bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne, giúp ngừa bệnh xuất hiện ở thế hệ tương lai.
Tốc độ Internet tăng liên tục sau khi triển khai 5G, đưa Việt Nam lần đầu vào top 40 toàn cầu cả về kết nối di động và cố định.
Từ thập niên 90, ý tưởng vay khoản tiền lớn để phục chế trạm trộn bêtông nhựa nóng của Liên Xô đã hỏng, nhóm nghiên cứu tại Đại học Giao thông Vận tải thành công nhưng có lúc đã nghĩ "phải đi tù" nếu không bán được.